Bệnh viện của bầu Hiển lỗ gần 8 tỷ đồng trong quý 2
Bệnh viện Giao thông Vận tải vừa tiếp tục báo lỗ trong quý 2/2020 với 7,7 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế 6 tháng lên hơn 17 tỷ đồng.
Trong quý 2, Bệnh viện Giao thông Vận tải (BenhVienGiaoThong) ghi nhận doanh thu thuần hơn 32 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn chiếm đến 35 tỷ đồng nên Công ty có lỗ gộp gần 3 tỷ đồng.
Mặc dù cắt giảm các loại chi phí đáng kể như chi phí bán hàng, chi phí quản lý xuống lần lượt là 24 triệu đồng và gần 4,8 tỷ đồng.
Nhưng sau cùng, Bệnh viện vẫn lỗ 7,7 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ 3,2 tỷ của cùng kỳ. Nâng lũy kế 6 tháng lên hơn 17 tỷ đồng, trong khi bán niên 2019 lỗ gần 16 tỷ đồng.
Video đang HOT
Được biết, tháng 10/2015, Tập đoàn T&T của ông Nguyễn Quang Hiển ( bầu Hiển) rót 150 tỷ đồng mua cổ phiếu, trở thành cổ đông chiến lược sở hữu 51,43% bệnh viện Giao thông Vận tải; cổ đông Nhà nước (Bộ Giao thông Vận tải) sở hữu 32,73%, còn lại là cổ đông khác.
Sau gần 3 năm tiếp quản, công ty của bầu Hiển muốn tháo chạy khỏi bệnh viện vì tình hình làm ăn khá bê bết.
Cụ thể, tháng 7/2018, công ty của bầu Hiển kiến nghị Nhà nước mua lại toàn bộ 8,6 triệu cổ phiếu bệnh viện Giao thông Vận tải đang sở hữu. Giá thanh toán 149 tỷ đồng, cộng thêm số tiền lãi phát sinh.
Điều này có thể làm giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn T&T xuống dưới 30%. Và với mức này thì gần như các cổ đông, trong đó có cả cổ đông chiến lược sẽ không còn quyền phủ quyết trong điều hành bệnh viện.
Vinafor của bầu Hiển báo lãi ròng giảm 28% do nguồn lãi từ liên doanh liên kết giảm
Lãi từ liên doanh liên kết giảm phân nửa so cùng kỳ nên Vinafor báo lãi ròng trong quý 1 giảm 28% về còn 128 tỷ đồng.
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor, HNX: VIF) ghi nhận doanh thu trong quý 1/2020 giảm nhẹ 2% xuống còn 462 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp thu về đạt 81 tỷ đồng, giảm 4,6% so với cùng kỳ.
Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu bán gỗ thành phẩm đóng góp 36% tổng doanh thu, đạt 166 tỷ đồng, giảm 26%. Doanh thu bán gỗ nguyên liệu lại tăng gần 42% lên trên 170 tỷ đồng. Doanh thu bán rừng trồng giảm 45% xuống còn gần 20 tỷ đồng. Còn lại là doanh thu bán ván nhân tạo, bán cây giống, cung cấp dịch vụ...
Doanh thu tài chính trong quý đạt 54,2 tỷ đồng, tăng 5,2 tỷ đồng chủ yếu do tăng lãi tiền gửi. Chi phí tài chính xấp xỉ so cùng kỳ ở mức gần 3 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay.
Phần lãi từ công ty liên doanh, liên kết ghi nhận trong kỳ giảm hơn phân nửa so cùng kỳ khi chỉ còn gần 84 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của Vinafor còn gần 131 tỷ đồng; riêng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ giảm 28% xuống còn 128 tỷ đồng.
Theo giải trình từ Công ty, việc giảm lợi nhuận xuất phát từ kết quả kinh doanh của các công ty liên doanh, liên kết trong quý giảm so với cùng kỳ do tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa không thuận lợi.
Vinafor được thành lập năm 1995 trên cơ sở sáp nhập 10 Tổng Công ty trực thuộc Bộ Lâm nghiệp cũ. Vinafor hoạt động chính trong lĩnh vực trồng, bảo vệ rừng và chế biến lâm sản với quy mô hoạt động trên toàn quốc.
Công ty chính thức cổ phần hoá vào năm 2016, theo đó Nhà nước hiện nắm giữ 51% cổ phần; Tập đoàn T&T của bầu Hiển là nhà đầu tư chiến lược với 40% vốn điều lệ Công ty.
Theo Quyết định phê duyệt của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các chỉ tiêu chính về kế hoạch sản xuất - kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020 của Công ty mẹ - Vinafor bao gồm tổng doanh thu là 1.399 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 420 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ là 12%.
Các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh, đầu tư phát triển này chưa tính tới các yếu tố khách quan, bất khả kháng phát sinh trong năm tài chính 2020.
Chỉ tiêu hợp nhất doanh thu năm 2020 được đặt ra cho Vinafor là 2.676 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 596 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 17% so với thực hiện năm 2019.
Lý giải về việc Công ty mẹ đặt kế hoạch đi lùi, Vinafor cho biết, do các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự kiến cổ tức từ Yamaha Motor Việt Nam giảm, đầu tư cho trồng rừng chưa đem lại lợi nhuận ngay...
"Hậu" cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông - Vận tải: Vẫn bất đồng quanh kiến nghị mua lại 10 triệu cổ phần Việc xử lý kiến nghị Nhà nước mua lại hơn 10 triệu cổ phần Công ty CP Bệnh viện Giao thông - Vận tải của hai cổ đông lớn vẫn chưa tìm được một lối thoát khả dĩ. Nhà nước tiếp tục nắm cổ phần chi phối tại Công ty CP Bệnh viện Giao thông - Vận tải. Trong ảnh: Khu khám bệnh...