Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh chuẩn bị 100 giường điều trị Covid-19
Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh gấp rút chuẩn bị 100 giường điều trị Covid-19, biến khu vực hai khoa thành nơi tiếp nhận bệnh nhân.
Tiến sĩ, bác sĩ Tôn Thanh Trà, Tổng giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh, tối 27/4 cho biết Campuchia vừa cho phép các cơ sở y tế tư nhân tiếp nhận bệnh nhân Covid-19, với điều kiện thỏa mãn 11 tiêu chí do Bộ Y tế đưa ra.
“Nhiều bệnh nhân Covid-19 không có chỗ điều trị, bệnh viện đang lên kế hoạch tăng cường số giường”, bác sĩ Trà nói. Chiều 29/4, bệnh viện sẽ họp, rà soát tất cả công đoạn chuẩn bị.
Ngoài 30 phòng dự kiến ban đầu, bệnh viện sẽ phong tỏa khu vực lầu hai, gồm hai khoa Tai Mũi Họng và Khoa Sản cũ, thành nơi tiếp nhận bệnh nhân, với 20 phòng, mỗi phòng một bệnh nhân. Nếu lượng bệnh nhân Covid-19 tăng nhiều, Khoa Nội tổng quát sẽ được sử dụng, nâng tổng số giường lên 100.
Theo bác sĩ Trà, trong bối cảnh thủ đô Phnom Penh và thị xã Takhmao lân cận đang bị phong tỏa, bệnh viện vẫn duy trì hoạt động khoảng 50% công suất so với trước. Hiện lượng bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày khoảng 100-120 người, nội trú khoảng 80-90 người bệnh, khoa cấp cứu tiếp nhận 20-25 bệnh nhân mỗi ngày, trong đó có rất nhiều bệnh nhân nặng.
Cuối tuần qua, bệnh viện kết hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, Hội người Việt tại Campuchia phát quà cho 350 gia đình người Việt có hoàn cảnh khó khăn trong đợt phong tỏa tại quận ở ngoại ô Phnom Penh, 150 suất quà gửi UBND địa phương hỗ trợ bà con.
“Bệnh viện đang cùng với chính quyền địa phương, người dân vượt qua đợt dịch này. Hy vọng mọi người trở lại cuộc sống bình thường càng nhanh càng tốt”, bác sĩ Trà nói.
Video đang HOT
Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Hiện Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh còn cách ly 24 nhân viên y tế do tiếp xúc bệnh nhân Covid-19. Trước đó, 11 người đã hết thời hạn cách ly, quay trở lại công việc. Khoa Nội tổng quát tiếp tục bị phong tỏa, không nhận thêm bệnh mới, sau khi thân nhân một bệnh nhân điều trị tại đây mắc Covid-19, ngày 23/4.
Trong bối cảnh Campuchia đang bùng phát Covid-19, bệnh viện tăng cường chống dịch, kiểm soát chặt người bệnh, đặc biệt là khoa cấp cứu và khoa khám bệnh. Nơi này đang tổ chức tiêm miễn phí vaccine Covid-19 cho người dân Campuchia. Bảy ngày qua bệnh viện đã tiêm hơn 2.000 người. Hai loại vaccine do Trung Quốc sản xuất được chính quyền cung cấp kèm danh sách người dân được tiêm miễn phí.
311 nhân viên bệnh viện đã được tiêm vaccine Covid-19 Sinopharm, Sinovac hoặc AstraZeneca, còn 15 người chưa tiêm do cách ly.
Campuchia ghi nhận số ca nhiễm tăng đáng kể trong hai tuần qua, lượng người mắc mới mỗi ngày dao động từ 157 đến 655. Tính đến ngày 27/4, Campuchia ghi nhận hơn 11.000 ca dương tính. Hôm 24/4, Campuchia yêu cầu xét nghiệm toàn bộ người dân trong “Vùng Đỏ” – những khu vực có nguy cơ lây nhiễm nCoV cao nhất ở Phnom Penh. Những cá nhân không hợp tác có thể bị phạt tiền. Phnom Penh áp lệnh phong tỏa từ ngày 15/4 đến 28/4, nhằm ứng phó đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng.
Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh khởi công vào năm 2010, hoạt động từ năm 2014, với tinh thần hợp tác hữu nghị giữa hai nước trong lĩnh vực y tế. Những năm qua, các chuyên gia y tế từ Chợ Rẫy TP HCM sang hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật.
Một phòng điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy Phnom Penh. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Trung Quốc muốn chia sẻ 10 triệu liều vaccine toàn cầu
Trung Quốc lên kế hoạch cung cấp 10 triệu liều vaccine Covid-19 theo sáng kiến chia sẻ vaccine Covax, khi ba công ty dược phẩm nước này xin gia nhập.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân công bố kế hoạch chia sẻ vaccine trên trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, nhưng không cung cấp chi tiết.
Sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu Covax, do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và liên minh vaccine GAVI dẫn đầu, dự kiến cung cấp vaccine Covid-19 cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong tháng này, với 2 trong số 3 tỷ liều dự kiến được phân phối năm nay.
Y tá tiêm vaccine Sinovac cho tình nguyện viên ở Brazil hồi tháng 8. Ảnh: Reuters .
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tháng trước cho hay 3 công ty của nước này là Sinovac Biotech, Sinopharm và CanSino Biologics đã đệ đơn xin gia nhập sáng kiến.
WHO đang xem xét các đơn và có thể đưa ra quyết định với vaccine của Sinopharm và Sinovac sớm nhất vào tháng 3, theo một tài liệu nội bộ của Covax. Ba công ty Trung Quốc hiện chưa bình luận về vấn đề này.
Trung Quốc đang tổ chức tiêm chủng cho người dân bằng vaccine Sinovac và Sinopharm. Hai vaccine cũng đang được phân phối ở nhiều quốc gia, bao gồm Brazil, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Vaccine của CanSino đã được phê duyệt sử dụng trong quân đội Trung Quốc.
Chưa có công ty Trung Quốc nào công bố dữ liệu chi tiết về hiệu quả của các vaccine, nhưng do nguồn cung vaccine của các nhà sản xuất phương Tây hạn chế nên nhiều nước đang phát triển vẫn đăng ký dùng vaccine của Trung Quốc.
Sinovac và Sinopharm ban đầu cho biết vaccine của họ đạt hiệu quả hơn 78%, nhưng các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối của ứng viên vaccine Sinovac tại Brazil chỉ cho hiệu quả 50,38%.
Sinovac vẫn khẳng định vaccine của mình hiệu quả, bất chấp một số nước đã cân nhắc và tạm dừng việc phân phối vaccine này, trong khi các nhà khoa học kêu gọi công ty dược Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu.
Sinopharm, công ty thuộc sở hữu nhà nước có vaccine Covid-19 đầu tiên được phê duyệt ở Trung Quốc, cho biết sản phẩm của họ đạt hiệu quả 79,34% trong các thử nghiệm.
Những câu hỏi chưa được giải đáp xung quanh vaccine COVID-19 Từ đầu tháng 11 vừa qua, liên tiếp xuất hiện những thông tin thử nghiệm vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho kết quả khả quan, với mức độ hiệu quả có thể lên đến hơn 90%. Nhờ những nỗ lực không ngừng của giới khoa học, triển vọng tìm ra vaccine đã ngày càng sáng rõ, hứa hẹn có...