Bệnh viện Chợ Rẫy cam kết giảm chất thải nhựa
TP HCM – Bệnh viện Chợ Rẫy có khoảng 8 tấn rác mỗi ngày, ngày 27/9 ký cam kết giảm chất thải nhựa trong y tế.
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, mỗi ngày nơi đây có khoảng 4.000 nhân viên, 3.000 bệnh nhân nội trú, khoảng 5.000-7.000 người bệnh ngoại trú, lượng lớn thân nhân nuôi bệnh nên rác thải rất nhiều, đặc biệt là bao bì nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần khó phân hủy.
Ước tính mỗi tháng nơi đây có khoảng 16 tấn chất thải nhựa. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động hàng ngày của nhân viên y tế, người bệnh, thân nhân, các hoạt động chuyên môn như bao gói đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao…
Bệnh viện đang triển khai nhiều hình thức nhằm hạn chế, tiến tới không sử dụng bao bì, túi nilon và các sản phẩm làm từ nhựa khó phân hủy. Theo bác sĩ Thức, khó khăn lớn nhất là ý thức hạn chế sử dụng rác thải nhựa chưa đồng đều, đặc biệt là ở bệnh nhân, thân nhân nên cần nhiều thời gian vận động.
Nhà ăn Bệnh viện Chợ Rẫy chuyển từ chè đựng trong ly nhựa sang ly giấy, ly thủy tinh. Ảnh: Lê Phương.
Thời gian qua, bệnh viện không sử dụng nước uống đóng chai dùng một lần và ống hút nhựa trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo. Trưởng các khoa phòng vận động nhân viên không sử dụng bao nilon để lãnh cơm trưa, cơm trực hàng ngày mà chuyển sang các hộp, khay đựng thức ăn có thể sử dụng nhiều lần, không dùng bao bì nilon, ly nhựa, ống hút, hộp xốp, chai nhựa trong sinh hoạt tại bệnh viện và cả trong gia đình.
Từ nay đến hết năm 2019, bệnh viện hạn chế việc cấp phát bao bì, túi nilon, ngừng bán các sản phẩm đựng trong bao bì nilon, ly nhựa khó phân hủy như nước đá, trà đá, chè… Bao bì nilon, ly nhựa, ống hút nhựa, hộp xốp làm từ vật liệu khó phân hủy được thay bằng các vật liệu tương đương công năng nhưng dễ phân hủy. Các phòng khoa cũng dùng bao giấy, túi giấy, túi vải… để cấp phát thuốc.
Video đang HOT
Dự kiến từ năm 2020, toàn bệnh viện sử dụng 100% các sản phẩm làm từ nhựa dễ phân hủy và sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường.
Theo Hiệp hội Bảo tồn đại dương, Việt Nam nằm trong top 5 nước đổ rác nhựa xuống biển nhiều nhất thế giới. Bộ Tài nguyên Mỗi trường thống kê trung bình mỗi ngày hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon.
Thống kê của Ủy ban Châu Âu EC, ước tính đến năm 2018 có khoảng 8,3 tỷ tấn sản phẩm nhựa. Khoảng 6,3 tỷ tấn nhựa trở thành rác thải, khoảng 5 tỷ tấn tích lũy ngoài môi trường hoặc được chôn lấp. Hàng năm khoảng 4,8-12,7 triệu tấn chất thải nhựa xả vào đại dương. Hơn một nửa trong số này là rác thải nhựa từ các nước Đông Á, trong đó có Việt Nam.
Lê Phương
Theo VNE
Những người sửa 'lỗi' trái tim
Để cứu sống một bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh, các bác sĩ đã đổ cả tâm sức vào ca mổ, bởi đây là kỹ thuật rất phức tạp và bác sĩ phải đặt sự an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu.
Các bác sĩ thực hiện một ca mổ tim tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất. Ảnh: B. Nhàn
Mỗi ca mổ tim có khoảng 30 y, bác sĩ, kỹ thuật viên cùng tham gia. Họ phải phối hợp với nhau thật nhuần nhuyễn, tập trung cao độ trong mỗi ca mổ.
* Ca mổ cứu mạng bệnh nhân
Từ khi triển khai kỹ thuật mổ tim (năm 2016) đến nay, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất đã phẫu thuật cho 32 trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh. Mỗi ca mổ, các bác sĩ phải chuẩn bị rất kỹ, từ 2-3 tháng. Cụ thể như trường hợp của bà T.T.T.L., (46 tuổi, ngụ phường Hố Nai, TP.Biên Hòa), bà L. kể, suốt nhiều năm, môi bà lúc nào cũng tím ngắt nhưng chỉ nghĩ do sắc tố da và độ tuổi. Khi các cơn khó thở ngày càng nhiều, bà L. đi khám tại Viện Tim TP.Hồ Chí Minh mới phát hiện mình mắc bệnh tim hơn 2 năm trước. "Kể từ đó, một tuần tôi phải nhập viện cấp cứu 2-3 lần, ở nhà phải có bình oxy để thở. Bác sĩ khuyên tôi phải mổ tim vì các tổn thương rất phức tạp. Tôi lại không dám mổ vì sợ nguy hiểm trên bàn mổ" - bà L. tâm sự.
Hơn 1 năm trước, bà L. đã gặp bác sĩ Đỗ Trung Dũng, Phó trưởng khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch Bệnh viện đa khoa Thống Nhất để "nhờ" mổ tim. Các bác sĩ đã đưa ca bệnh lên hội đồng chuyên môn của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh) và được khuyến cáo phải mổ ở bệnh viện tuyến trên. "Chúng tôi phải thuyết phục hội đồng chuyên môn nhiều lần mới được hội đồng đồng ý để bệnh nhân L. mổ ngay tại bệnh viện" - bác sĩ Dũng nhớ lại.
Nhiều tổn thương cùng tấn công bệnh nhân khiến các bác sĩ khá vất vả khi "sửa chữa" trái tim cho bà L. Sau khi mở tim, bác sĩ phải đóng lỗ thông liên thất, gọt mỏng thất phải do nhiều năm bị bệnh nên rất dày; tạo động mạch phổi mới cho bệnh nhân và thay van động mạch phổi. Sau khi trái tim được "sửa chữa", sức khỏe của bà L. dần bình phục, môi hết thâm tím, bà cũng không còn cần đến bình oxy để thở tại nhà.
* Không được sai sót
Sau 2-3 năm kỹ thuật mổ tim được triển khai tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, có hơn 60 trường hợp bệnh nhân đã được mổ tim. Riêng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã triển khai mổ tim bẩm sinh cho cả người lớn và trẻ em. Sắp tới, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai sẽ phối hợp với các chuyên gia y tế nước ngoài để giải quyết các trường hợp bệnh tim bẩm sinh phức tạp, nhiều tổn thương.
Khi tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh tim, các bác sĩ luôn phải đặt câu hỏi, bệnh nhân này có nên mổ hay không? Ca mổ có giúp cho bệnh nhân sống khỏe hay không? Khi có câu trả lời, các bác sĩ sẽ thuyết phục bệnh nhân và người nhà quyết định phẫu thuật, đồng thời thuyết phục đồng nghiệp ở đơn vị (bác sĩ gây mê, hồi sức) và hội đồng chuyên môn của bệnh viện tuyến trên (Bệnh viện Chợ Rẫy) để tiến hành ca mổ.
"Mỗi lần bảo vệ ý kiến của mình trước hội đồng chuyên môn giống như làm luận văn tốt nghiệp. Các cuộc bảo vệ này khá căng thẳng vì mọi người đều muốn bệnh nhân phải sống khỏe sau khi mổ tim" - bác sĩ Dũng nói.
Mỗi ca mổ tim thường kéo dài từ 3-7 giờ đồng hồ với nhiều ê-kíp: gây mê, phẫu thuật viên, chạy máy tim phổi nhân tạo... Khi ca mổ diễn ra, các bác sĩ sẽ để trái tim ngưng đập và cho máy tim phổi hoạt động thay thế. Trong kỹ thuật này, các kỹ thuật viên, bác sĩ phải thực hiện làm sao để trái tim ngưng đập trong khi mổ và đập trở lại bình thường sau ca mổ.
Bác sĩ Nguyễn Quang Hưng, Phó trưởng khoa Phẫu thuật - gây mê - hồi sức Bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho biết: "Trái tim "chịu" đập lại sau một khoảng thời gian bị ngừng là khoảnh khắc khiến chúng tôi hồi hộp nhất. Tim của bác sĩ dường như hòa theo nhịp tim của bệnh nhân".
Một trong những cái khó của kỹ thuật viên điều chỉnh máy tim phổi nhân tạo là hiểu được sinh lý của người bệnh vì không ai giống ai. Việc điều chỉnh máy không đơn thuần là những "nhát bóp" của trái tim mà phải làm sao để đưa mọi chuyển động về đúng sinh lý bình thường của mỗi người. Theo nhịp sinh học, phổi hít ra, thở vào nhưng mỗi hơi thở lại khác nhau. "Vì vậy, chúng tôi cũng phải điều chỉnh cho đúng mức sinh lý của cơ thể. Ngoài chức năng chính về tim phổi, chiếc máy này còn có chức năng của thận, lọc các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể" - bác sĩ Hưng nói.
TS-BS.Nguyễn Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch Bệnh viện đa khoa Đồng Nai chia sẻ, mỗi bệnh nhân là một "bài toán" khác nhau và cần cách giải quyết khác nhau. Cụ thể, khi tiếp nhận bệnh nhân nữ bị hở van tim không còn trong độ tuổi sinh nở, các bác sĩ chỉ cần thay van cơ học và được uống thuốc chống đông sau mổ. Nhưng với các bệnh nhân vẫn có nhu cầu sinh con, các bác sĩ phải cân nhắc sử dụng van sinh học, có thời gian sử dụng ngắn hơn van cơ học.
"Chúng tôi rất thận trọng khi đưa ra các quyết định bởi sự sống chết của người bệnh rất mong manh, còn bác sĩ không được sai sót. Sau mỗi ca mổ tim, chúng tôi gần như kiệt sức vì phải tập trung cao độ trong suốt 5-10 tiếng" - bác sĩ Anh Dũng tâm sự.
Bích Nhàn
Theo baodongnai
Bệnh viện Chợ Rẫy tầm soát ung thư vú miễn phí cho 100 phụ nữ Đơn vị Tuyến vú - Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) phối hợp cùng phòng Công tác xã hội tổ chức chương trình khám, tầm soát ung thư vú cho chị em phụ nữ từ 40 tuổi trở lên và phụ nữ trong nhóm nguy cơ cao. Thời gian khám, tầm soát sẽ diễn ra vào ngày thứ 6 hàng tuần (sáng 8-11 giờ,...