Bệnh viện bị nghi thu phí chữa Covid-19 hàng trăm triệu đồng
Thanh tra Sở Y tế và các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, xác minh bệnh viện tư nhân thu phí điều trị bệnh nhân Covid-19 hàng trăm triệu đồng.
Thông tin được bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP HCM, cho biết tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, chiều 1/10.
Bà Mai không nêu cụ thể tên bệnh viện đã thu phí, song nói “sự việc liên quan đến một bệnh viện tại TP HCM”. Sau khi Thanh tra Sở điều tra làm rõ, Sở Y tế sẽ có thông tin chi tiết.
Bà cho hay, ngày 27/9, Sở đã có văn bản 6928, về cơ chế tài chính cho các cơ sở y tế tư nhân chuyển đổi công năng điều trị Covid-19. Theo đó, bệnh nhân Covid-19 được ngân sách chi trả tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc (trừ thuốc remdesivir 100 mg, molnupiravir 400 mg đã được Sở Y tế cấp), máu, dịch truyền… Điều này quy định tại Thông tư số 32 ngày 29/2 của Bộ Tài chính và công văn 3100 ngày 24/4 của Bộ Y tế.
Trách nhiệm của y tế tư nhân là tổ chức khám, chữa bệnh cho người mắc Covid-19, không từ chối hoặc yêu cầu ký cam kết tự nguyện chi trả toàn bộ chi phí, cũng như yêu cầu không sử dụng ngân sách nhà nước hay thẻ bảo hiểm, không được thu thêm chi phí điều trị Covid-19 của người bệnh.
Các chi phí khác ngoài phạm vi chi trả của ngân sách nhà nước (tiền phòng và tiền ăn theo yêu cầu, các dịch vụ tiện ích tăng thêm khác…), bệnh viện được thu theo mức giá thỏa thuận với người bệnh, nhưng không vượt quá giá viện đã kê khai với Sở Y tế.
Video đang HOT
“Bệnh viện không được thu thêm tiền của người bệnh”, Chánh văn phòng Sở Y tế nhấn mạnh.
Thời gian qua, TP HCM có 11 bệnh viện tư nhân chuyển đổi công năng một phần hoặc toàn phần để điều trị Covid-19. Theo Sở Y tế TP HCM, các bệnh viện tư nhân tham gia điều trị F0 đã bổ sung thêm nguồn lực y tế, cơ sở vật chất và góp phần giảm quá tải cho bệnh viện công lập, khống chế được dịch bệnh. Vấn đề chi phí điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các cơ sở y tế tư nhân đang gặp nhiều vướng mắc. Hôm 22/9, Sở Y tế TP HCM đề xuất UBND thành phố 3 cơ chế thu phí điều trị Covid-19 tại bệnh viện tư.
Nhân viên y tế chăm sóc cho một bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP Thủ Đức). Ảnh: Quỳnh Trần
Chia sẻ thêm về mức giá xét nghiệm nhanh Covid-19 tại các bệnh viện hiện nay, bà Mai thông tin, trước ngày 1/7, Bộ Y tế định giá test nhanh là 238.000 đồng. Giá này bao gồm chi phí nhân viên phục vụ, các vật tư tiêu hao đi kèm, giá test… Sau ngày 1/7, Bộ Y tế hướng dẫn mới, các bệnh viện tổ chức đấu thầu mua test để phục vụ cho bệnh viện của mình. Như vậy, mỗi bệnh viện có kết quả trúng thầu khác nhau, tùy theo loại test sử dụng mà giá khác nhau.
“Không thể nào quy định một giá đối với sản phẩm này. Người dân đến bệnh viện, có nhu cầu test nhanh thì cũng giống như các dịch vụ khác. Các bệnh viện cung ứng dịch vụ và thu tiền đúng quy định”, bà Mai nói.
Tính đến chiều 30/9, TP HCM đã ghi nhận 388.659 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư, đã được Bộ Y tế công bố. Ngày qua, thành phố tiếp tục có ba dấu hiệu tích cực, đó là số ca tử vong do Covid-19 tiếp tục giảm và lần đầu tiên ở mức 2 con số (còn 96 ca), số bệnh nhân nặng thở máy và bệnh nhân mới nhập viện đều giảm.
Chuyển 500 người khỏi ổ dịch COVID-19 tại bệnh viện tư nhân lớn nhất Thanh Hóa
Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực ở TP Thanh Hóa đã chuyển 500 bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế ra khỏi ổ dịch COVID-19 tại bệnh viện tư nhân lớn nhất tỉnh Thanh Hóa để giãn cách phòng chống dịch bệnh vào tối 8-9.
Xe của Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đưa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế rời khỏi ổ dịch COVID-19 tại bệnh viện - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong một tuần qua, ổ dịch tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đã xuất hiện 30 ca COVID-19 là bệnh nhân đang điều trị, người nhà bệnh nhân và nhân viên y tế.
Do vậy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định di chuyển 500 người là bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế của bệnh viện ra khỏi ổ dịch.
Trong đó, số bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ở khu phong tỏa của bệnh viện đã xét nghiệm 2 lần bằng phương pháp RT-PCR có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 được chuyển đến khu cách ly tại khách sạn Phù Đổng và Phú Hưng, TP Thanh Hóa, để tiếp tục cách ly.
Số bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực được chuyển đến Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa để tiếp tục điều trị bệnh.
Số bệnh nhân ung thư trước đó điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, nay được chuyển đến Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa để tiếp tục điều trị - Ảnh: HÀ ĐỒNG
Do tính chất phức tạp của ổ dịch COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, đến nay đã ghi nhận 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có bệnh nhân mắc COVID-19 liên quan đến ổ dịch này.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa yêu cầu tất cả những người đã từng đến, ở và đi lại tiếp xúc với ổ dịch tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực từ ngày 10-8 phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với bệnh viện trên giám sát, kiểm tra các trường hợp là người bệnh đủ điều kiện xuất viện, chuyển giãn cách tại khách sạn.
Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực cũng đã sắp xếp lại khoa ung bướu thuộc tòa nhà A9 thành ba khu vực riêng, phù hợp với từng nhóm nguy cơ. Bố trí địa điểm ăn ở tập trung cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện tại các khách sạn gần bệnh viện đảm bảo quy định "một cung đường, hai điểm đến".
Bệnh viện tư nhân lớn nhất tỉnh Thanh Hóa trở thành ổ dịch mới Bệnh viện đa khoa Hợp Lực (TP.Thanh Hóa), bệnh viện tư nhân lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, đã trở thành ổ dịch mới sau khi liên tiếp ghi nhận 6 ca nhiễm Covid-19 chưa rõ nguồn lây. Đã có hàng trăm F1 liên quan đến 6 ca nhiễm phát hiện tại Bệnh viện đa khoa Hợp Lực. ẢNH PHÚC NGƯ Sáng 30.8, thông...