Bệnh viện Bạch Mai hết phong toả
Hàng rào phong toả bệnh viện Bạch Mai được dỡ bỏ trong tiếng reo hò của hàng trăm nhân viên y tế, lúc 0h ngày 12/4
Bên trong bệnh viện, các y bác sỹ vỗ tay hoan hô, nhiều người cùng bật đèn trên điện thoại và giơ cao. Phía ngoài cổng viện, ôtô xếp hàng dài chờ đón người thân.
Phó giám đốc bệnh viện Bạch Mai Dương Đức Hùng nói, việc kết thúc vùng cách ly y tế đối với bệnh viện là điều kiện để các bệnh nhân được tiếp cận trở lại với y tế chuyên sâu của đơn vị.
Theo ông Hùng, thời gian phong toả vừa qua đã làm gián đoạn cơ hội được thăm khám, điều trị của nhiều người, trong đó có những trường hợp tham gia các chương trình quản lý bệnh mạn tính. “Trong những ngày cách ly vừa qua, chúng tôi vẫn điều trị cho các bệnh nhân nặng, và tiếp nhận trên 40 trường hợp rất nặng, vượt quá khả năng điều trị của các tuyến dưới”, ông Hùng nói thêm.
Hiện bệnh viện Bạch Mai đã lên phương án để tiếp nhận bệnh nhân đến khám, điều trị bình thường, nhưng với điều kiện an toàn về dịch tễ ở mức cao nhất như: Phân luồng, phân tuyến; sàng lọc về thân nhiệt; khai báo y tế; xét nghiệm để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm…
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Phú, 55 tuổi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) cho hay bà có chồng và con trai điều trị ghép thận tại khu Việt Nhật- Bệnh viện Bạch Mai. “Nhiều ngày qua tôi không ngủ được vì lo lắng cho sức khỏe của chồng, con. Sau khi bệnh viện hết phong toả, ngày 12/4, chúng tôi sẽ về quê và cách ly tại nhà 14 ngày, con trai vẫn ở lại Bạch Mai điều trị”, bà Phú chia sẻ.
Theo quyết định của Chủ tịch UBND quận quận Đống Đa Võ Nguyên Phong, sau khi hết phong toả, bệnh viện Bạch Mai có trách nhiệm tiếp tục giám sát và phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bệnh viện Bạch Mai bị phong toả ngày từ 28/3, khi Bộ y tế xác định có 8 ca dương tính với nCoV liên quan đến cơ sở y tế này.
Nhà chức trách sau đó đã rà soát, ghi nhận hơn 52.000 trường hợp liên quan (bệnh nhân, người thân đến thăm…) trên cả nước; trong đó riêng Hà Nội trên 16.000 trường hợp. CDC Hà Nội đã xét nghiệm được hơn 15.000 trường hợp và đều cho kết quả âm tính; những người còn lại dự kiến được xét nghiệm xong trước 12/4.
Hơn 1.000 cán bộ nhân viên y tế của viện cũng đã được lấy mẫu xét nghiệm từ 1 đến 3 lần và đều cho kết quả âm tính. Ngày 9/4, gần 400 nhân viên y tế của bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã được về nhà sau thời gian cách ly. Nhưng 25 y bác sĩ của viện Bạch Mai đã tình nguyện ở lại bệnh viện để tham gia khám, chữa bệnh.
Khi tổ chức phong toả bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cũng đưa trên 600 người nhà của bệnh nhân đi cách ly tập trung tại khu ký túc xá Đại học FPT Hoà Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Bạch Mai là một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất cả nước, quy mô 1.900 giường bệnh.
Đến hết ngày 11/4, cả nước ghi nhận 258 ca dương tính với nCoV. Hà Nội là nơi có số ca bệnh nhiều nhất nước với 121 trường hợp.
Giang Huy – Tất Định – Võ Hải
Hết hạn cách ly nhưng đầu tháng 5 Bệnh viện Bạch Mai mới khám ngoại trú
Hết hạn cách ly, Bệnh viện Bạch Mai chưa tổ chức khám chữa bệnh ngoại trú, chưa tổ chức tái khám. Các hoạt động sẽ trở lại bình thường vào đầu tháng 5.
Chiều 11/4, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Võ Nguyên Phong đã ký ban hành Quyết định số 1052/QĐ-UBND về việc kết thúc vùng cách ly y tế đối với Bệnh viện Bạch Mai (phường Phương Mai, quận Đống Đa). Việc kết thúc cách ly này có hiệu lực kể từ 0h ngày 12/4.
Theo quyết định trên, Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện cách ly y tế đủ 14 ngày, đáp ứng đủ các yêu cầu như quy định của Bộ Y tế. Đồng thời, căn cứ tình hình thực tế, quận Đống Đa quyết định kết thúc việc cách ly y tế đối với Bệnh viện Bạch Mai để bệnh viện có thể tiếp tục thực hiện công tác khám, chữa bệnh bình thường.
Bệnh viện Bạch Mai sẽ khám ngoại trú vào đầu tháng 5 tới.
Bệnh viện Bạch Mai có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát và phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế tại Quyết định số 963/QĐ-BYT ngày 18/3/2020 và Chỉ thị 06/CT-BYT ngày 28/3/2020, về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở y tế.
Ông Nguyễn Quang Tuấn Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, 14 ngày qua, bệnh viện đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như trong quy định của Bộ Y tế: "Những khoa có bệnh nhân dương tính, mọi người được xét nghiệm ít nhất 3 lần, đều cho kết quả âm tính. Toàn thể cán bộ nhân viên và người nhà bệnh nhân và bệnh nhân được xét nghiệm tối thiểu 2 lần, đảm bảo các điều kiện không lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Sau 14 ngày không phát sinh ca bệnh mới tại bệnh viện nên Thành phố Hà Nội đã quyết định xóa bỏ cách ly cho Bệnh viện Bạch Mai".
Trong quá trình thực hiện cách ly y tế, Bệnh viện Bạch Mai vẫn chăm sóc 800 bệnh nhân nặng vượt khả năng chữa trị của tuyến dưới. Cùng với đó, duy trì chạy thận cho hơn 500 bệnh nhân. Tuy không tiếp nhận người đến khám dịch vụ theo yêu cầu nhưng Bệnh viện vẫn được tiếp nhận các ca bệnh nặng mà tuyến dưới chuyển lên, trong đó cấp cứu kịp thời hơn 20 bệnh nhân rất nặng, có ca ngừng tim ngay từ cổng vào bệnh viện nhưng đã được cứu sống ngoạn mục.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện cho biết thêm, hết thời hạn cách ly nhưng hoạt động của bệnh viện từ ngày 12/4 chưa có thay đổi nhiều.
"Bệnh viện vẫn hoạt động như hiện nay, điều trị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo, bệnh nhân cấp cứu mà tuyến dưới không có khả năng điều trị. Bệnh viện chưa tổ chức khám chữa bệnh ngoại trú, chưa tổ chức tái khám. Các hoạt động sẽ trở lại bình thường vào đầu tháng 5 tới", ông Tuấn cho biết./.
Văn Hải
Nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai mắc Covid-19: Tôi đã phải cố bò dậy ăn cốc cháo nguội Được điều trị khỏi bệnh Covid-19 sau 23 ngày, bệnh nhân B.T.H (BN86), nữ điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ ở thời điểm không ăn, không thở được, nhưng thấy bệnh nhân người nước ngoài phải đặt ống bà đã cố gắng bò dậy ăn cốc cháo nguội để có sức khỏe chống chọi bệnh tật. Nữ điều dưỡng B.T.H....