Bệnh viện 50 triệu đô của Mỹ bỏ hoang giữa Hà Nội
Sau 18 năm kể từ khi có giấy phép đầu tư, bệnh viện trị giá 50 triệu USD vẫn chưa đi vào hoạt động. Xung quanh công trình cỏ mọc um tùm.
Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ (Hà Nội) được cấp phép vào năm 1997, với tổng vốn 50 triệu USD do tập đoàn Keystone Invest (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư. Dự án nằm ở trung tâm quận Cầu Giấy, mặt trước nhìn ra hồ Nghĩa Tân, xung quanh là khu dân cư. Tổng diện tích xây dựng bệnh viện là 27.000 m2 với 300 giường, chuyên điều trị các bệnh hiểm nghèo như ung thư máu, não, tim mạch…
Do vướng khâu giải phóng mặt bằng, năm 2006 dự án mới được khởi công xây dựng, đến nay đã hoàn thiện phần thô.
Thời gian chờ nhận giấy phép xây dựng và chấp thuận của Bộ Quốc phòng về bãi đỗ trực thăng trên nóc bệnh viện cũng khiến công trình bị chậm trễ.
Năm 2011, phần lắp đặt cơ điện bị gián đoạn, do nhà thầu cung cấp hệ thống điều hòa không đảm bảo chất lượng so với hợp đồng, nên công trình không thể hoàn thiện. Đến nay bệnh viện triệu đô như một tòa nhà bỏ hoang.
Theo các hộ dân sống ở khu vực, mỗi ngày chỉ có vài người ra vào công trình, máy móc không hoạt động. Hàng rào bằng tôn quây xung quanh, bảo vệ không cho người lạ vào bên trong.
Video đang HOT
Hệ thống camera giám sát được lắp đặt san sát trên các bức tường, hàng rào.
Nước bẩn lênh láng khắp bệnh viện.
Mặt sau tòa nhà giáp với các khu dân cư D3, D2, D6 Nghĩa Tân (Cầu Giấy) đang xây dựng dang dở.
Sắt thép, vật liệu xây dựng ngổn ngang và hoen rỉ bên trong bệnh viện. Một người dân trong khu tập thể D3 cho biết, dự án gần 5 năm không hoạt động, các hạng mục đã bị rêu, mốc bám đầy.
Nhiều tầng của toà nhà chưa hoàn thành, hệ thống nước, điện không hoạt động.
Hai bên đường dẫn xuống tầng hầm cỏ mọc um tùm.
Từng được kỳ vọng là bệnh viện quốc tế 5 sao, với trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, giúp giảm tải cho các bệnh viện lớn, nhưng dự án vẫn “đắp chiếu” sau 18 năm nhận giấy phép đầu tư.
Theo Tri Thức
Xây chợ rồi... bỏ hoang
Thời gian qua, các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) "đua nhau" xây dựng khu chợ, trung tâm thương mại trong khi chưa đánh giá được công năng, dẫn đến nhiều chợ xây xong bỏ hoang, gây lãng phí tiền tỷ...
Xây chợ vì chạy theo tiêu chí nông thôn mới !
Năm 2009, sau khi được chọn là một trong 22 xã điểm nông thôn mới (NTM) của tỉnh Sóc Trăng, chợ Long Hưng (Xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú) được rót ngân sách đầu tư cơ sở vật chất thực hiện các tiêu chí, trong đó có tiêu chí thứ 7 về xây dựng chợ.
Chợ Long Hưng gần như không có người vào họp chợ
Theo đó năm 2012, chợ xã Long Hưng được thi công với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng, trong đó riêng tiền bồi thường để giải phóng mặt bằng trên 10 tỉ đồng. sau khi hoàn thiện hạ tầng, như: đường, điện, nước, nhà lồng chợ đã xây dựng hoàn chỉnh nhưng hầu như bị bỏ trống, chỉ có vài hộ thuê kinh doanh, các tiểu thương còn lại không "mặn mà". Khu đất dự kiến sẽ bán cho các hộ dân xây dựng khu nhà ở thương mại vẫn không thấy ai vào mua, cỏ mọc um tùm...
Theo nhiều người dân địa phương, những năm trước chợ cũ này được họp phía bên kia sông, hình thành nên khu dân cư đông đúc, buôn bán rất sầm uất. Tuy nhiên từ khi xây dựng chợ mới, mặc dù rộng rãi, cơ sở vật chất hiện đại hơn nhưng tiểu thương lại không vào buôn bán vì không có người mua.
Ông Võ Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Long Hưng, cho biết: "Hiện xã Long Hưng đã đạt 14/19 tiêu chí, còn lại 5 tiêu chí, xã phấn đấu trong năm 2014 sẽ hoàn thành cơ bản các tiêu chí còn lại. Chợ nông thôn đã có rồi, nhưng còn nhiều bất cập vì khó thu hút tiểu thương vào đây buôn bán, bởi theo tập quán người dân chỉ quen mua bán ở khu chợ cũ..."
Cũng để đạt tiêu chí xây dựng NTM xã Mỹ Thuận (huyện Mỹ Tú) cũng đầu tư xây dựng chợ Mỹ Thuận với kinh phí gần 500 triệu đồng, tuy nhiên xây dựng xong nhiều năm nay bỏ trống.
Chợ Tư Sáng ở xã Tân Tiến- TP Vị Thanh- xây xong rồi bỏ hoang
Ở Hậu Giang, chợ Tư Sáng (ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, TP Vị Thanh), cũng được đầu tư để đạt tiêu chí NTM. Mặc dù được công nhận là xã NTM, bởi lúc đầu chợ này cũng có vài người, nhưng đến nay số tiểu thương vào đây buôn bán đang "vơi" dần. Theo lãnh đạo xã Tân Tiến, vị trí để quy hoạch chợ được địa phương tính toán tương đối "đắc địa", thuận tiện cho việc giao lưu, buôn bán giữa địa phương và các vùng lân cận, nằm ngay con sông Nước Đục, thuận tiện cho việc giao thương cả đường bộ lẫn đường sông. Hiện, chợ chỉ mới xây phần nhà lồng chính, lối vào chỉ có một đường nhỏ ngăn khu chợ biệt lập, phía dưới bờ sông chưa được đầu tư, nên người dân vẫn còn mua bán tự phát.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, người dân sống gần chợ, cho hay: "Khi xây dựng chợ ai cũng hồ hởi vì có chỗ buôn bán che mưa che nắng, rộng rãi thoáng mát. Nhưng được vài ngày chả thấy ai vào bán, người mua chẳng thấy đâu...", bà Tuyết cho biết thêm: Đi chợ ở đây chủ yếu là mua mấy thứ lặt vặt, như tôm cá, rau, đồ dùng hàng ngày, còn mua các thứ quan trọng hơn thì chạy ra chợ lớn ở phường 7 mấy hồi, chỉ có hơn 5km à, mua gì chả có...
Do tập quán hay do quy hoạch thiếu đồng bộ ?
Khảo sát tại Sóc Trăng hiện có trên 10 khu chợ xây dựng xong nhưng chưa phát huy hết công năng, thậm chí nhiều chợ bỏ hoang cơ sở vật chất đang xuống cấp nặng. Chẳng hạn như chợ xã Thuận Hưng (huyện Mỹ Tú) với kinh phí xây dựng trên 350 triệu đồng nhưng nay cũng chỉ có lèo tèo vài hộ vào buôn bán, tiện thể ở luôn. Còn ở huyện Mỹ Xuyên có chợ xã Viên Bình từ nguồn vốn Chương trình 135 cho đồng bào dân tộc Khmer, địa phương đầu tư xây dựng chợ với số tiền trên 300 triệu đồng, nhưng nay chỉ có vài ba hộ vào buôn bán.
Tương tự, còn có những khu chợ xây dựng hàng tỉ đồng như ở chợ xã An Hiệp, hay chợ Bưng Tróp A của huyện Châu Thành, được xây dựng năm 2007 với số tiền trên 1 tỉ đồng. Vậy mà thời gian qua là chỗ phơi chứa lúa của người dân (!?). Hỏi han người dân địa phương, ai cũng xót của khi thấy cơ sở vật chất của khu chợ vẫn trong tình trạng "trơ gan cùng tuế nguyệt", rất hoang phí...
Chợ phường 8 TP Sóc Trăng lèo tèo một vài người mua, bán
Ngay tại TP Sóc Trăng mà có tới 4 cái chợ xây dựng với kinh phí hàng tỉ đồng, thời gian đầu chỉ vài người đến buôn bán, nhưng rồi cũng bỏ đi, như: chợ phường 8 được đầu tư xây dựng với kinh phí trên 600 triệu đồng, chợ Nhâm Lăng phường 5 được đầu tư với số tiền trên 675 triệu đồng, xây dựng xong nhà lồng chợ bỏ trống từ nhiều năm nay, chợ đang xuống cấp nghiêm trọng. Ở phường 4 có chợ Sung Đinh được đầu tư xây dựng trên 2 tỉ đồng, hay chợ Khánh Hùng ở phường 2 xây dựng trên 1,3 tỉ đồng, nhưng các ki-ốt, lô sạp không ai đến buôn bán. Trao đổi với một số tiểu thương và người dân ở khu vực thành phố Sóc Trăng, đại đa số người dân không đồng tình khi phường nào cũng xây chợ nhưng không ai vào mua, nhiều người dân còn kiến nghị cơ quan chức năng tại địa phương nên quy hoạch một cách cụ thể, 2 hay 3 phường xây dựng một chợ, tùy thuộc vào khoảng cách dân cư và nhu cầu mua bán của người dân cũng như tiểu thương...
Năm 2012, UBND huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đồng ý cho đầu tư kinh phí để xây dựng nhà lồng chợ Bách hóa Lai Vung trong khu vực mở rộng chợ thị trấn Lai Vung. Tuy nhiên công trình đã hoàn thành hơn 9 tháng qua, song đến nay vẫn chưa sử dụng được vì cơ sở vật chất bị xuống cấp sụp lún nhiều. Trao đổi qua điện thoại, ông Hồ Thanh Phương, Chủ tịch UBND huyện Lai Vung cho biết: "Bước đầu xác định nguyên nhân sụp lún do kết cấu nền hạ yếu và thiết kế không đảm bảo. Sau khi xảy ra như vậy, địa phương đã đề nghị Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình Đồng Tháp xác định rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong việc xảy ra sụp lún nhà lồng chợ bách hóa để quy trách nhiệm cụ thể. Dự kiến sẽ có kết quả cuối tuần này...
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang đưa ra quan điểm: "Xây dựng chợ là điều cần thiết, nhưng một số nơi còn mang tính chủ quan, nóng vội. Để hệ thống chợ phát huy hiệu quả và thực sự là nơi giao thương, mua bán của người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hôi phát triển thì chính quyền địa phương cần xây dựng chợ theo quy hoạch. Theo đó, chợ phải thực sự xuất phát từ nhu cầu và phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương. Nếu bỏ qua 3 nguyên tắc này, thì chợ sẽ không phát huy được hiệu quả như mong muốn, hoặc sẽ mai một dần..."
Phạm Tâm- Bạch Dương
Theo Dantri
Biệt thự tiền tỷ thành nơi "nghỉ dưỡng"...của bò Nhiều căn biệt thự nằm ở vị trí đắc địa tại cửa ngõ phía Đông Sài Gòn, nơi tưởng như là khu nghỉ dưỡng lý tưởng giờ đây đang rơi vào tình trạng bị bỏ hoang và trở thành nơi "nghỉ dưỡng" của bò. 10 sáng 11/8, PV Dân trí có mặt tại khu dân cư Khang An (phường Phú Hữu, quận 9)...