Bệnh viện 2.700 tỷ đồng xây gần xong vẫn chưa được đánh giá tác động môi trường
Dự án bệnh viện Sản nhi Ninh Bình được đầu tư xây dựng với tổng số vốn 2.700 tỷ đồng, sau nhiều năm thi công đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng do “đói” vốn. Điều đặc biệt, bệnh viện quy mô 900 giường này đến nay vẫn chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Quang Trung, Phó Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Ninh Bình (đơn vị chủ đầu tư) thừa nhận, đến nay dự án xây dựng bệnh viện Sản nhi Ninh Bình chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Ông Trung cho biết thêm, Ban đã gửi hồ sơ lên Bộ Tài nguyên và Môi trường chờ thẩm định và phê duyệt ĐTM của dự án này. “Dự kiến đến tháng tới Ban sẽ hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo đúng quy định”, ông Trung phỏng đoán.
Dự án bệnh viện Sản nhi Ninh Bình triển khai xây dựng từ năm 2010 đến nay nhưng vẫn chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. (ảnh: Thái Bá)
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, dự án điều chỉnh bổ sung đầu tư xây dựng bệnh viện Sản nhi Ninh Bình, quy mô 900 giường bệnh (phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình) được phê duyệt với tổng số vốn là 2.700 tỷ đồng từ tiền ngân sách Nhà nước. Công trình được triển khai xây dựng từ năm 2010, dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2017. Tuy nhiên, đến nay đang bị chậm tiến độ do “đói” vốn.
Phó Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình cho biết thêm, hiện nay dự án đang dừng thi công với nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc chờ hoàn thiện ĐTM và chờ giải ngân nguồn vốn. “Toàn dự án đến nay mới được giải ngân khoảng 500 tỷ đồng nên chỉ mới xây dựng xong phần thô; một tòa nhà bên trong đã được lát, ốp gạch nền và tường nhưng cũng chưa hoàn thiện 100%…”, ông Trung cho hay.
Liên quan đến việc, công trình chưa được phê duyệt ĐTM nhưng vẫn triển khai xây dựng, vi phạm Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 (Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án), ông Trung lý giải: “Dự án được phê duyệt đầu tư từ 2010, ban đầu là chủ đầu tư khác, sau này bàn giao lại cho Ban, lúc đầu anh em cũng không biết, sau này kiểm tra lại hồ sơ mới vỡ lẽ dự án chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường”.
Video đang HOT
Cụ thể, dự án xây dựng bệnh viện Sản nhi Ninh Bình ban đầu do Ban quản lý Khu công nghiệp Ninh Bình làm chủ đầu tư. Đến năm 2010, chủ đầu tư dự án được tỉnh Ninh Bình giao lại cho Ban quản lý dự án các công trình trọng điểm tỉnh Ninh Bình. Đến nay, chủ đầu tư là BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình.
Hai tòa nhà chính của bệnh viện Sản nhi Ninh Bình đã xây dựng xong phần thô, một tòa nhà đã được quyét sơn chờ lắp cửa kính, quyét sơn, lắp đặt thiết bị y tế… sắp đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa có ĐTM khiến người dân sống xung quanh lo lắng (ảnh: Thái Bá)
Từ năm 2010 đến tháng 10/2016, dự án bệnh viện Sản nhi Ninh Bình chưa có ĐTM nhưng chủ đầu tư vẫn cho đơn vị thi công xây dựng. Ngày 25/10/2016, chủ đầu tư công trình là Ban quản lý dự án các công trình trọng điểm tỉnh Ninh Bình mới có hồ sơ gửi lên Bộ Tài nguyên và Môi trường xin thẩm định ĐTM cho công trình bệnh viện Sản nhi.
Đến ngày 9/11/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của dự án này. Tuy nhiên, khi Hội đồng về thẩm định, hồ sơ của chủ đầu tư đã không đáp ứng đủ yêu cầu đúng theo quy định nên được yêu cầu phải hoàn thiện lại. Từ đó đến ngày 12/5 vừa qua, chủ đầu tư dự án bệnh viện Sản nhi Ninh Bình là BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Ninh Bình mới có hồ sơ gửi lên Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét.
Ghi nhận của PV Dân trí, đến thời điểm hiện tại dự án bệnh viện Sản nhi Ninh Bình đã hoàn thiện được khoảng 70% khối lượng xây dựng công trình. Bệnh viện gồm 2 tòa nhà cao tầng đều đã được xây xong phần thô và chờ hoàn thiện bên trong, quyét sơn cũng như lắp đặt các thiết bị y tế, giường bệnh nhân…
Việc bệnh viện 900 giường bệnh “vượt rào” xây dựng khi cho có ĐTM khiến nhiều người dân sống gần đây không khỏi lo ngại, vì khi công trình đưa vào sử dụng sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường của khu dân cư xung quanh.
“Hiện chúng tôi đã cho dừng thi công bệnh viện và chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập hội đồng về thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án bệnh viện Sản nhi” – ông Trung nói.
Thái Bá
Theo Dantri
Bờ tả sông Sài Gòn đoạn qua quận Thủ Đức sẽ hoàn toàn "lột xác" sau quyết định này của TPHCM
Theo văn phòng UBND TPHCM, UBND TP.HCM vừa giao Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước thực hiện dự án đầu tư xây dựng 4km đê bao xung yếu tại khu vực quận Thủ Đức thuộc bờ tả sông Sài Gòn.
Ảnh minh họa (Nguồn Internet).
Cụ thể, đoạn 1 thuộc khu vực ký túc xá trường Đại học Mỹ thuật, dài khoảng 350m với điểm đầu cách rạch Gò Dưa về phía thượng lưu 1000m và điểm cuối cách rạch Gò Dưa về phía thượng lưu 650m.
Đoạn 2 thuộc khu phố 1, phường Hiệp Bình Phước, dài khoảng 332m với điểm đầu là ranh Công ty May Sài Gòn 3 và điểm cuối là ranh dự án Sông Đà.
Đoạn 3 thuộc khu phố 1, phường Hiệp Bình Phước, dài khoảng 77m với điểm đầu là cầu Bình Phước và điểm cuối là ranh Nhà máy đay INDIRA GRANDI.
Đoạn 4 thuộc khu vực đình Bình Phước, ngã ba Rạch Vĩnh Bình - sông Sài Gòn, khu phố 1, phường Hiệp Bình Phước, dài khoảng 500m với điểm đầu cách cầu Bình Phước về phía hạ lưu 150m và điểm cuối cách cầu Bình Phước về phía hạ lưu 650m.
Để đảm bảo tính đồng bộ toàn tuyến bờ tả sông Sài Gòn từ cầu Vĩnh Bình đến rạch Cầu Ngang, Sở Giao thông vận tải sẽ nghiên cứu phương án kiên cố hóa hoàn chỉnh toàn tuyến đê bao thuộc bờ tả ven sông Sài Gòn.
Trước đó, ngày 6-4, tin từ Sở TN&MT TP.HCM cho hay đơn vị này vừa trình UBND TP xem xét quyết định phương án thu hồi đất để thực hiện dự án bờ tả sông Sài Gòn. Dự án do trung tâm chống ngập làm chủ đầu tư. Tuyến đê kè dọc bờ tả sông Sài Gòn được tính từ rạch Cầu Ngang (quận Thủ Đức) đến khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2).
Theo phương án đề xuất của Sở TN&MT, đoạn đi qua địa bàn quận 2 phải thu hồi hơn 43.300 m2 đất. Khu vực bị ảnh hưởng gồm phường Thảo Điền, An Phú và Bình An. Số liệu khảo sát ban đầu ở địa bàn quận 2 cho thấy có khoảng 35 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án làm đê kè dọc sông. Trong đó có 17 hộ gia đình và 18 tổ chức.
Tại địa bàn quận Thủ Đức, dự kiến thu hồi hơn 4.200 m2 đất. Khu vực thu hồi đất được xác định thuộc địa bàn phường Trường Thọ.
Sở TN&MT đề xuất UBND TP ủy quyền cho UBND quận 2 và UBND quận Thủ Đức thực hiện công tác thu hồi, bồi thường và tái định cư theo quy định.
(Theo CafeF)
Mẹ cho con ăn gần cửa sổ tầng 3, bé gái bị rơi xuống đất nguy kịch Đang được mẹ cho ăn cơm trưa tại bệnh viện, một bé gái bất ngờ bị ngã từ cửa sổ hành lang tầng 3 xuống đất, đa chấn thương, tính mạng nguy kịch. Sự việc hy hữu trên xảy ra khoảng 12h ngày 8.3, tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Ninh Bình. Thời điểm trên, một phụ nữ ở huyện Kim Sơn...