Bệnh viện 19-8 kịp thời cứu sống bệnh nhân đột quỵ não
Nhờ sự phối hợp kịp thời và áp dụng kỹ thuật mới trong cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não, các bác sĩ hồi sức cấp cứu và phẫu thuật thần kinh Bệnh viện 19-8 Bộ Công an đã thành công cứu sống một bệnh nhân bị đột quỵ, xuất huyết não thoát khỏi “bàn tay tử thần”.
Theo người nhà bệnh nhân P.Đ.T (55 tuổi) ở xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, khoảng 12h50 ngày 18/3/2024, ông T đột ngột kêu đau đầu, sau đó nhanh chóng mất ý thức, được đồng nghiệp gọi xe 115 đưa vào Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu. Chỉ số huyết áp lúc đó lên cao 190/100 mmHg.
Rất khẩn trương, kíp trực đã nhanh chóng đặt ống nội khí quản kiểm soát đường thở, chụp phim cắt lớp vi tính sọ não. Kết quả cho thấy bênh nhân T. bị chảy máu nhân xám kích thước lớn, đè đẩy đường giữa sang trái 8 mm, chảy máu não thất, giãn não thất.
Kỹ thuật Tiêu sợi huyết não thất. (ảnh minh họa).
Để loại trừ nguyên nhân dị dạng mạch máu não vỡ (phình động mạch não vỡ, thông động tĩnh mạch não vỡ), các bác sĩ đã cho bệnh nhân chụp thêm phim cắt lớp vi tính đa dãy dựng hình mạch máu não. Rất may, kết quả cho thấy không có dị dạng mạch máu não.
Ngay sau khi ổn định tình trạng cấp cứu cho bệnh nhân như: thở máy, an thần, hạ áp và có đầy đủ các kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng, phim chụp sọ não. Bệnh nhân P.Đ.T được các bác sỹ Khoa Điều trị tích cực và chống độc và Khoa Phẫu thuật Thần kinh nhanh chóng hội chẩn, quyết định mổ cấp cứu để đặt dẫn lưu não thất ra ngoài.
Video đang HOT
Bệnh nhân sau mổ tiếp tục được điều trị hồi sức tích cực. 12 giờ đồng hồ sau phẫu thuật, ông T được chụp cắt lớp vi tính kiểm tra lại. Kết quả chụp lần hai cho thấy, hình ảnh khối máu tụ không tăng thêm so với lúc đầu kiểm tra, thể tích vẫn khoảng 30mm3. Điều này chứng tỏ, sau khi đặt dẫn lưu não thất, khối máu tụ chỉ dẫn lưu được ít, sau đó máu không ra nữa. Nhận định nhiều khả năng do bị tắc, não thất vẫn giãn, vẫn còn máu tụ.
Ngay lập tức bệnh nhân tiếp tục được Bệnh viện 19-8 hội chẩn với Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, cùng thống nhất tiến hành áp dụng kỹ thuật tiêu sợi huyết qua dẫn lưu não thất bằng rt-PA theo phác đồ để tránh biến chứng tắc nghẽn và giãn não thất.
Các bác sĩ bệnh viện 19-8 tặng hoa chúc mừng bệnh nhân P.Đ.T thoát khỏi “bàn tay tử thần”, chuẩn bị được xuất viện để chuyển sang giai đoạn tập phục hồi chức năng.
Sau phác đồ tiêm thuốc tiêu sợi huyết qua dẫn lưu vào não thất, lượng máu tụ đã tiếp tục được dẫn ra ngoài. Bệnh nhân được kiểm tra, đánh giá hàng ngày bằng tiến triển lâm sàng và đo áp lực nội sọ, chụp cắt lớp vi tính kết quả khối máu tụ giảm đi từng ngày, bớt giãn não thất.
Sau 12 ngày điều trị, bệnh nhân P.Đ.T đã cai được thở máy, sau 25 ngày nhập viện, ông T được rút mở khí quản, ý thức dần khôi phục, nhưng tay trái vẫn còn yếu nhẹ. Sau khi xuất viện, bệnh nhân cần tiếp tục tập phục hồi chức năng.
Theo lãnh đạo Bệnh viện 19-8 Bộ Công an: Tiêu sợi huyết não thất là kỹ thuật sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA) bơm vào não thất qua dẫn lưu não thất để làm tiêu nhanh cục máu đông trong não thất, tạo thuận lợi làm thông sớm hệ thống não thất phía dưới và từ đó tránh được biến chứng giãn não thất – một trong những nguyên nhân gây di chứng nặng nề, gây tử vong hàng đầu sau chảy máu não thất.
Vì sao đang sống khỏe mạnh lại đột tử?
Đột tử do tim thường diễn biến rất nhanh, người bệnh mệt mỏi rồi rơi vào hôn mê, có thể tử vong sau 1 giờ nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tôi có người quen mới 41 tuổi, đang đi làm bình thường. Sau bữa ăn tối, anh than mệt và chỉ 15 phút sau đã hôn mê. Khi xe cấp cứu 115 tới nhà, anh ấy qua đời. Tại sao một người đang sống bình thường lại bị đột tử? Bác sĩ lý giải giúp tôi đột tử có giống đột quỵ não không? Tôi cảm ơn! (Vũ Văn Ninh - Yên Bái).
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đình Việt - Trưởng khoa Nội tim mạch và Cấp cứu tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tư vấn:
Đột tử do tim là tình trạng ngưng tim đột ngột, khác với đột quỵ não. Đột quỵ não do tắc mạch hoặc vỡ mạch máu lên não với biểu hiện yếu chân tay, méo miệng, khó nói, hôn mê. Bệnh nhân không tử vong ngay lập tức như đột quỵ tim.
Đột tử khiến người bệnh có thể tử vong 1 giờ. Bệnh nhân có thể bị vỡ tim, vỡ mạch máu lớn của tim. Nguyên nhân do các bệnh lý tim mạch như hẹp tim hai lá, tim bẩm sinh, cục máu đông, mạch vành quá hẹp dẫn tới tim không đủ máu nuôi dưỡng nên ngừng đột ngột.
Đột tử còn do tình trạng rối loạn nhịp. Người bệnh có biểu hiện tim ngừng đập hoặc cơn rối loạn nhịp nhanh trước đó. Một số người có sẵn bệnh nền rối loạn nhịp do bệnh lý bẩm sinh nhưng khi cao tuổi mới biểu hiện hoặc bệnh nhân có thể bị lóc tách động mạch chủ điều trị không đúng.
Đột tử có thể xảy ra ở bất kể lứa tuổi nào từ trẻ nhỏ tới người già. Trong đó, người cao tuổi hay gặp nhất do bị nhồi máu cơ tim. Có 50% số bệnh nhân nhồi máu cơ tim không kịp đến bệnh viện, đột tử tại nhà.
Để phát hiện có nguy cơ đột tử không, người dân cần tầm soát các bệnh lý về mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường. Người đã đặt stent mạch vành hoặc có biểu hiện bất thường như dễ hồi hộp, đánh trống ngực, ngất cần đi kiểm tra.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng ngừng tim rất đặc trưng như: người bệnh đột ngột cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi, hồi hộp, có dấu hiệu ngừng tuần hoàn (co giật, tím tái, đại tiểu tiện không tự chủ), không thấy mạch đập. Ngay sau đó, bệnh nhân hôn mê và tử vong chỉ trong vài phút nếu không phát hiện sớm.
Người bệnh được cấp cứu ban đầu đúng sẽ còn cơ hội cứu sống. Người xung quanh cần thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn như ép tim ngoài lồng ngực, hô hấp nhân tạo, gọi điện tới 115 hoặc đường dây nóng các bệnh viện gần nhất.
Để phòng bệnh, những người rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường cần quản lý tốt bệnh nền. Ăn nhiều rau xanh, cá, ăn thịt trắng. Hằng ngày, bạn nên tập thể thao, hạn chế bia rượu, bỏ thuốc lá.
Với người có bệnh tim bẩm sinh, có bất thường ở tim cần dự phòng bằng các chương trình khám sức khỏe đều đặn, đồng bộ phát hiện sớm nguy cơ. Bác sĩ có thể can thiệp, điều trị dự phòng đột tử.
Bé trai 7 tuổi bị đột quỵ Bé trai ở Phú Thọ được đưa vào cấp cứu với biểu hiện yếu liệt chi, khó nói. Các bác sĩ phát hiện sọ não có tổn thương đột quỵ não. Bệnh nhi H.Đ.H (7 tuổi, trú tại Tân Sơn, Phú Thọ) được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói....