Bệnh viêm nhiễm phụ khoa: Dễ phòng, khó chữa
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa luôn là nỗi lo lắng thường trực của hầu hết chị em phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Không chỉ gây xáo trộn đời sống sinh hoạt hàng ngày bởi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, vùng kín có mùi hôi… khiến chị em phụ nữ kém tự tin, ảnh hưởng tới sức khỏe hàng ngày cũng như sức khỏe sinh sản.
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa khiến bạn gái mất tự tin, kém hấp dẫn.
Một số trường hợp không điều trị kịp thời khiến bệnh diễn tiến dai dẳng và gây những biến chứng nghiêm trọng: viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, vô sinh… Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa mắc và tái mắc lại phụ thuộc chính vào yếu tố đơn giản đó là việc “Vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách”.
Bộ phận sinh dục ngoài của phụ nữ có vị trí gần cơ quan bài tiết phân và nước tiểu khiến cho vùng kín (âm hộ) luôn ẩm ướt, kết hợp với cấu trúc mở hẳn ra ngoài nên vùng kín rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn nếu không được vệ sinh hàng ngày. Do vậy, việc vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa mắc cũng như tái mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu rõ vệ sinh vùng kín như thế nào là đúng cách. Một số phụ nữ lại cho rằng việc làm vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ lâu lâu mới làm một lần hoặc chỉ khi đã nhiễm bệnh phụ khoa. Sự thật, cũng giống như việc vệ sinh cơ thể (tắm, gội), vùng kín lại càng phải vệ sinh chăm sóc thường xuyên do nguy cơ nhiễm khuẩn cao, đặc biệt là trong thời kỳ ra nhiều huyết trắng, thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản, thai nghén. Một số phụ nữ thì chỉ dùng nước sạch để rửa vùng kín, nhưng thực chất để loại các chất bẩn, ngăn ngừa vi trùng xâm nhập gây bệnh thì phải cần một loại sản phẩm phụ khoa chuyên dùng. Hoặc một số phụ nữ lại sử dụng các dung dịch sát khuẩn mạnh (kháng sing, kháng khuẩn…), các chất có tính kiềm mạnh, hoặc thụt rửa sâu âm đạo gây phá vỡ cân bằng sinh lý trong môi trường âm đạo tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tăng sinh gây viêm nhiễm.
Theo GS. TS. Nguyễn Đức Vy – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Chủ tịch hội Sản phụ khoa & SĐCKH Việt Nam “Thực hiện vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách để giảm thiểu khả năng bị viêm nhiễm phụ khoa đồng thời ngăn ngừa bệnh tái mắc”:
- Tắm tửa thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt). Vệ sinh âm hộ hàng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đai tiện bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ khuyên dùng.
- Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.
- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng (4 giờ phải thay một lần)
- Vệ sinh cho cả hai người trước, sau khi quan hệ tình dục.
- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
Video đang HOT
- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch… để tắm rửa
- Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ điều trị.
- Lựa chọn sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp, an toàn khi dùng hàng ngày, đảm bảo các yêu cầu: Làm sạch nhẹ nhàng, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; dưỡng da, tái tạo da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương với thành phần Thảo dược – Vitamin E và Muối giúp thoáng sạch, khửi mùi vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa. Dạ Hương được nghiên cứu tính an toàn tại BV phụ sản Trung Ương và được các BS Sản phụ khoa khuyến cáo sử dụng hàng ngày.
Theo VNE
"Bắt mạch" dấu hiệu có thai
Buồn nôn? Mệt mỏi? Ngày đèn đỏ đã chậm cả tuần?... Rất có thể bạn mang thai rồi đấy!
Có thể bạn đang vô cùng háo hức chờ đợi tin vui đến với mình nhưng liệu bạn có dám khẳng định đó chính là dấu hiệu chắc chắn của việc mang bầu? Hãy cùng soi 12 dấu hiệu có bầu dưới đây xem bạn đã chắc chắn đón thiên thần nhỏ về chưa nhé!
1. Chậm kinh
Chắc chắn dấu hiệu đầu tiên bạn nghĩ đến khi mang bầu đó chính là chậm kinh. Mặc dù đây có thể là một dấu hiệu quan trọng trong thai kỳ, nguyên nhân dẫn đến chậm kinh lại cũng có thể xuất phát từ việc tăng hoặc giảm cân quá mức, mệt mỏi, các vấn đề về nội tiết tố, căng thẳng, hay ngay cả khi bạn đang cho con bú cũng có thể bị tình trạng này. Một nguyên nhân khác là rối loạn nội tiết sau khi sử dụng lâu dài các biện pháp tránh thai. Theo các bác sĩ thì thuốc tránh thai có thành phần domperidone có thể có ảnh hưởng và gây ra nhu động dạ dày. Lý do vì chất này dễ dàng thấm vào thành mạch máu não nên gây ức chế thụ thể dopamine trung ương dẫn đến giảm các corticosteroid. Kết quả là việc rụng trứng bị chậm hơn khiến kì kinh nguyệt tiếp theo cũng theo đó mà "trễ hẹn".
2. Buồn nôn và nôn
Khi đang mong ngóng tin mừng mà bạn lại bất chợt cảm thấy buồn nôn, hẳn bạn sẽ liên tưởng ngay đến việc ốm nghén. Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm, căng thẳng, và một loạt các rối loạn dạ dày khác lại cũng có thể khiến cho bạn gặp phải vấn đề này. Thông thường, triệu chứng buồn nôn khi mang thai bắt đầu từ tuần thứ 2-8 sau khi thụ thai.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường rất hay bị buồn nôn, ốm nghén. (ảnh minh họa)
3. Ngực căng và nhạy cảm hơn
Từ 1 đến 6 tuần sau khi thụ thai, bạn có thể cảm nhận được sự căng cứng và nhạy cảm ở ngực. Cũng như hai yếu tố kể trên, việc ngực bỗng trở nên căng phồng hơn có thể chỉ do sự thay đổi của hóc môn, thuốc ngừa thai và là dấu hiệu thông báo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của bạn đang đến gần mà thôi.
4. Cảm thấy kiệt sức hoặc buồn ngủ
Bạn không thể tỉnh táo nổi và tập trung được vào bất cứ chuyện gì? Chắc chắn rằng khi mang thai, mẹ bầu thường trở nên nhạy cảm hơn và rất dễ bị mệt mỏi, kiệt sức. Nhưng mặt khác, khi căng thẳng thần kinh hay bị bệnh, bạn hiển nhiên cũng không thể nào hoạt bát, tràn đầy sức sống được. Lý giải cho hiện tượng buồn ngủ ở mẹ bầu vào khoảng 1-6 tuần đầu, các bác sỹ cho rằng đó là do thời kỳ này lượng progesterone trong cơ thể đột nhiên tăng cao hơn bình thường.
5. Đau lưng
Đau lưng có thể là một dấu hiệu cho việc mang thai nhưng thật ra mẹ bầu thường khá không chú ý đến nó cho đến tận quý 2 và quý 3 của thai kỳ khi bụng mẹ bầu đã to hơn và lưng phải chịu nhiều áp lực hơn. Tất nhiên, việc đau lưng cũng có thể đến từ những vấn đề của cả thể chất lẫn tinh thần của bạn hoặc trước khi đến ngày lưng cũng thường đau và mỏi hơn bình thường rất nhiều. Đau lưng có thể là một dấu hiệu bệnh lý rất có hại cho sức khỏe, vì vậy bạn nên đến khám bác sỹ càng sớm càng tốt để có thể xác định chính xác nguyên nhân đau lưng của mình.
6. Nhức đầu thường xuyên
Một số chị em thường phàn nàn rằng họ bị nhức đầu khủng khiếp khi mang thai do lượng estrogen tăng cao. Tuy vậy, ta không thể kết luận rằng việc đau đầu liên tục lại là tín hiệu chắc chắn của việc mang thai khi việc mất nước, căng thẳng thần kinh và mỏi mắt cũng có thể khiến cho bạn cảm thấy tương tự.
Một số chị em thường phàn nàn rằng họ bị nhức đầu khủng khiếp khi mang thai do lượng estrogen tăng cao. (ảnh minh họa)
7. Thèm ăn
Bụng bạn lúc nào cũng réo cồn cào và bạn chẳng thể nào rời mắt nổi cũng như mơ tưởng về những món ăn ngon lành, hấp dẫn? Dĩ nhiên, nếu có một sinh linh bé nhỏ đang dần hình thành trong bạn, nhu cầu ăn uống của bạn cũng sẽ tăng lên khá cao. Tuy nhiên, tình trạng thèm ăn này cũng lại hoàn toàn có thể bắt nguồn từ chế độ ăn kiêng khắt khe, hay sự căng thẳng của bạn. Một số người cũng thừa nhận trước những ngày đặc biệt trong tháng, họ cũng trở nên thèm ăn đồ ngọt hơn rất nhiều.
8. Quầng vú thâm hơn
Việc quầng vú của bạn bỗng trở nên thâm hơn là một dấu hiệu khá phổ biến khi bạn mang thai, xuất hiện từ tuần thứ 14 và thường kéo dài trong suốt cả thai kỳ. Bên cạnh đó, việc mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể gây ra triệu chứng này. Vì vậy, dù để đảm bảo tính thẩm mỹ hay kiểm tra xem mình có thật sự mang bầu hay không, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sỹ với chuyên môn vững vàng.
9. Đi tiểu thường xuyên
Gần đây bạn cứ liên tục phải ghé thăm nhà vệ sinh? Đi tiểu thường xuyên chính là một tín hiệu thông báo bạn đã có tin vui và thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 đến tuần thứ 8. Các nguyên nhân khác dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên còn bao gồm cả bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu và việc dùng thuốc lợi tiểu quá mức, vì vậy tốt nhất bạn nên tới bác sỹ kiểm tra để có kết luận chính xác nhất cho tình trạng này của mình.
10. Sự cựa quậy của em bé
Hẳn bạn sẽ vô cùng vui mừng nếu nhận thấy sự chuyển động của bé yêu trong bụng. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng bé yêu của bạn sẽ chỉ bắt đầu cựa quậy từ tuần thứ 16 hoặc tuần thứ 22. Vì thế, những gì mà bạn cảm nhận đang chuyển động ở bụng lúc còn đang nghi ngờ không biết mình có mang thai hay không có thể chỉ là do khí gas ở dạ dày hay sự co thắt ruột cho quá trình tiêu hóa.
Bé yêu của bạn sẽ chỉ bắt đầu cựa quậy từ tuần thứ 16 hoặc tuần thứ 22. (ảnh minh họa)
11. Chảy máu âm đạo
Một vài người thường bị chảy một lượng nhỏ máu ở âm đạo trong khoảng 11 hoặc 12 ngày sau khi thụ thai. Điều này có thể là do trứng được thụ tinh làm bung lớp niêm mạc của tử cung gây chảy máu tuy nhiên không phải ai cũng có hiện tượng này. Máu của hiện tượng này thường có màu sáng (xuất hiện đốm đỏ hay hồng hay hơi đỏ nâu) và thường chỉ có trong 1 đến 2 ngày. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết được nếu để ý đến đặc điểm của những kỳ kinh bình thường trước đó.
12. Nhịp tim của bé
Khi bạn có thể lắng nghe được những nhịp đập thần kỳ từ trái tim bé nhỏ của bé từ tuần thứ 10, tuần thứ 12 thì xin chúc mừng, bạn đã có thai. Và chắc chắn là sẽ chẳng có một nguyên nhân nào khác cho hiện tượng thiêng liêng, tuyệt diệu này ngoài việc từ nay một sinh linh bé nhỏ sẽ dần hình thành và lớn lên trong bạn.
Theo VNE
Hợp chất trong nho và rượu vang đỏ giúp trị ung thư Một hợp chất được tìm thấy trong quả nho và rượu vang đỏ có thể khiến một số tế bào ung thư nhạy cảm hơn với xạ trị. Một nghiên cứu của Đại học Missouri, Mỹ cho thấy, resveratrol - một hợp chất được tìm thấy trong quả nho và rượu vang đỏ có thể khiến một số tế bào ung thư nhạy...