Bệnh viêm mao mạch dễ nhầm lẫn với nhiều loại bệnh lý khác
Người bệnh nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, các khớp xương trở nên đau nhức, không đi lại được, một số trường hợp xuất hiện các tổn thương lở loét, chuyển sang giai đoạn hoại tử.
Bệnh nhân mắc bệnh viêm mao mạch dị ứng. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh thuộc hệ miễn dịch, đây là bệnh lý có biểu hiện đa dạng khó xác định nguyên nhân dễ nhầm lẫn với nhiều loại bệnh lý khác như đau khớp, đau bụng, tiểu đường…
Bệnh có 2 dạng chính là viêm mao mạch dị ứng và viêm mao mạch hoại tử. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn chưa có hiểu biết rõ về bệnh này. Trong khi đó, biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh viêm mao mạch dị ứng là bị tổn thương thận, người bị bệnh có triệu chứng phù nề cơ thể, tiểu tiện ra máu.
Phó giáo sư Nguyễn Duy Hưng – Tổng thư ký Hội Da liễu Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy tại hội thảo về vai trò của thảo dược trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm mao mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
Phân tích về bệnh này, phó giáo sư Hưng chỉ rõ, viêm mao mạch dị ứng là một bệnh tự dị ứng không rõ căn nguyên. Viêm mao mạch dị ứng sẽ gây ra tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch ở nhiều cơ quan mà chủ yếu là các cơ quan liên quan đến đến thận, ruột, da và khớp.
Những dấu hiệu của người mắc bệnh này là trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ban đỏ thưa thớt hoặc dày đặc, thường bắt đầu từ chân và lan dần ra các bộ phận khác trên cơ thể. Đôi khi, nhiều người tưởng như chỉ là dị ứng đơn thuần nhưng khi các khớp chân, khớp tay đau nhức, đau bụng thành từng cơn, nhiều người mới biết mình mắc phải bệnh viêm mao mạch dị ứng.
Theo phó giáo sư Hưng, viêm mao mạch cũng như các bệnh tự miễn khác không ngoại trừ bất kỳ lứa tuổi nào, ai cũng có thể là đối tượng mắc bệnh khi cơ thể không khỏe mạnh, hệ miễn dịch giảm và có dấu hiệu chống lại các kháng nguyên có lợi cho cơ thể. Khi hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng của người bệnh bị đe dọa, kéo theo là hàng loạt các hệ quả liên quan tới sức khỏe của người bệnh.
Video đang HOT
Viêm mao mạch dị ứng không ngay lập tức gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh/song những ban đỏ trên da dày kín tại chân và tay gây mất thẩm mỹ, khiến nguời bị bệnh thiếu tự tin mỗi khi xuất hiện. Không dừng lại ở đó, người bệnh nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, các khớp xương trở nên đau nhức, không đi lại được, một số trường hợp xuất hiện các tổn thương lở loét, chuyển sang giai đoạn hoại tử do vùng đó không được máu nuôi dưỡng.
Phó giáo sư Nguyễn Duy Hưng – Tổng thư ký Hội Da liễu Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnamplus)
Tổng thư ký Hội Da liễu Việt Nam phân tích: “Việc điều trị căn bệnh này theo tây y đã mang lại kết quả tích cực nhưng một tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc ức chế miễn dịch là suy giảm miễn dịch, vì phần lớn trong số chúng hoạt động không chọn lọc, dẫn đến tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng và giảm khả năng giám sát miễn dịch.”
Để khắc phục và đẩy lùi tình trạng bệnh viêm mao mạch, y học hiện đại vẫn chưa đưa ra phác đồ chữa trị đặc hiệu, mang tính lâu dài và dứt điểm. Do đó, cần có giải pháp thiết thực hơn để giải quyết những hạn chế trong điều trị bệnh viêm mao mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
Cũng tại hội thảo, thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm – Chủ tịch Hội đông y thành phố Hà Nội cho biết, từ lâu, trong đông y đã có những phương pháp giúp kiểm soát căn bệnh viêm mao mạch, viêm tắc tĩnh mạch an toàn và hiệu quả. Bài thuốc trong đông y tập trung vào việc bổ chính khu tà (nâng cao chính khí của cơ thể) cho bệnh nhân, lập lại sự cân bằng âm dương, chú trọng đến nâng cao chức năng của các tạng tỳ, can, thận…
Hội thảo còn có sự tham gia của hàng trăm bệnh nhân và người nhà bệnh nhân quan tâm đến căn bệnh viêm mao mạch, viêm tắc tĩnh mạch. Các bệnh nhân chia sẻ về quá trình điều trị căn bệnh này trong việc kết hợp các bài thuốc tây y và đông y để điều trị triệt để bệnh viêm mao mạch và viêm tắc tĩnh mạch./.
Thùy Giang
Theo Vietnamplus
7 tác dụng phụ ít biết khi ăn cà chua
Cà chua mang lại nhiều lợi ích như cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều, cà chua sẽ gây ra những tác dụng phụ nhất định.
Ảnh minh họa
Tiêu chảy
Cà chua sống dễ bị nhiễm khuẩn salmonella gây tiêu chảy. Những người có cơ địa không dung nạp cà chua có nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa cao hơn. Một nghiên cứu được công bố trên trang U.S. National Library of Medicine cho thấy cà chua nhiễm bẩn ở Newport đã gây ra ổ dịch salmonella. Vì vậy cần cẩn thận khi chọn mua cà chua.
Sỏi thận
Theo NDTV Food, ăn quá nhiều cà chua có thể khiến sỏi thận hình thành. Vì cà chua rất giàu oxalate và canxi, nó không dễ được phá vỡ nếu ăn quá nhiều. Oxalate và canxi sau đó sẽ tích lũy trong cơ thể và có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.
Đau khớp
Sưng và đau khớp là tác dụng phụ phổ biến khi ăn quá nhiều cà chua. Cà chua rất giàu solanine, là một hợp chất tích tụ canxi trong các mô. Lượng dư thừa của chất này gây viêm và đau cơ thể.
Trào ngược axit
Cà chua cũng rất giàu axit citric và axit malic. Khi quá nhiều những chất này tích tụ trong dạ dày, cơ quan này sẽ chứa đầy những chất gây ợ nóng hoặc trào ngược axit vì những chất này bổ sung thêm vào axit dạ dày mà cơ thể sử dụng để tiêu hóa thức ăn. Những người bị đầy bụng khó tiêu hoặc bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) không nên ăn nhiều cà chua hơn so với liều khuyến cáo mỗi tuần.
Tăng lycopen trong máu
Lycopene là một sắc tố carotenoid được tìm thấy trong cà chua, quả mọng và nhiều loại trái cây khác. Nó cải thiện sức khỏe của tim và bảo vệ chống lại bệnh tim mạch. Khi ăn quá nhiều cà chua, một lượng lớn lycopene sẽ xâm nhập vào cơ thể có thể dẫn đến đổi màu da. Vì vậy, chỉ nên ăn tối đa 75mg cà chua mỗi ngày để ngăn ngừa tăng lycopen trong máu.
Dị ứng
Cà chua cũng rất giàu histamines, hợp chất hoạt hóa các tín hiệu của hệ thống miễn dịch để tấn công các mối đe dọa bên ngoài. Ăn những thực phẩm giàu hợp chất này dẫn đến phát ban và gây phản ứng dị ứng. Đối với những người có chẩn đoán bị dị ứng với trái cây, họ có thể bị các triệu chứng như hắt hơi, sưng lưỡi, miệng và mặt, thậm chí kích ứng họng và khó thở.
Ngộ độc
Theo WebMD, lá cà chua gây độc cho cơ thể. Ăn phải nó dẫn đến kích ứng họng và miệng nghiêm trọng, nôn, chóng mặt, tiêu chảy, nhức đầu, co thắt nhẹ và thậm chí tử vong ở những người bị dị ứng với cà chua.
Theo doanhnghiepvn.vn
Từ bỏ ăn chay sau gần 20 năm gắn bó, dù nói rằng mình khỏe đẹp hơn nhưng cách ăn uống sau đó của bà mẹ này lại bị các nhà khoa học phản đối gay gắt Nicole Carter, 44 tuổi, tâm sự rằng, sức khoe của cô ngày càng đi xuống trong suốt nhiều năm theo đuổi chế độ ăn chay, bắt đầu từ khi mới 18 tuổi. Thời điểm quyết định ăn chay, Nicole tin rằng, đó là quyết định tốt nhất cho sức khoe bản thân cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Chế độ ăn...