Bệnh uốn ván
Từng là căn bệnh “phổ thông”, các ca mắc uốn ván hiện đã ít gặp hơn nhờ có vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, về bản chất sự nguy hiểm của căn bệnh này vẫn chưa thể cho phép lơ là.
Những vết thương trên cơ thể cần được xử trí đúng cách để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây hại lâu dài – Ảnh: Shutterstock
Tại Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư các tuần gần đây liên tục tiếp nhận các ca bệnh uốn ván nhập viện. Nhiều trường hợp mắc uốn ván với nguyên nhân ban đầu hết sức đơn giản.
Trước khi nhập viện 20 ngày, ông Trần Văn D. (45 tuổi, ở Quế Võ, Bắc Ninh) không may bị gạch rơi vào chân. Ông D. đã tự rửa và băng bó vết thương nhưng không tiêm phòng uốn ván. Khoảng 3 ngày trước khi vào viện, ông D. bị cứng hàm, khó há miệng, tiến triển tăng dần thành co cứng cơ toàn thân. Bệnh nhân có biểu hiện đau cổ, gáy…; đến khám tại BV Tai mũi họng T.Ư, ông được chẩn đoán mắc uốn ván và chuyển điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới.
Trước bệnh nhân D., một trường hợp khác nhập viện do uốn ván là bệnh nhân Trương Thị A. (52 tuổi, ở Duy Tiên, Hà Nam). Khoảng 2 tuần trước nhập viện, ở nhà bà A. giẫm phải cọc tre, xuyên vào mu bàn chân. Bà đã tự rửa và băng bó vết thương, không tiêm phòng uốn ván. Một tuần sau tai nạn, bà A. thấy cứng hàm, khó há miệng nên vào BV huyện điều trị. Sau 3 ngày bệnh tăng nặng, co giật nhiều cơn. Bệnh nhân được chuyển lên BV Bệnh nhiệt đới T.Ư trong tình trạng co cứng cơ toàn thân, co giật. Do bị co cứng các cơ hô hấp không thở được, bệnh nhân phải mở khí quản, thở máy. “Bệnh nhân mắc uốn ván có thể tử vong do suy hô hấp bởi tình trạng co cứng các cơ hô hấp”, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư lưu ý.
Theo bác sĩ điều trị, hầu hết các trường hợp nhập viện đều bị các vết thương do tai nạn sinh hoạt (cành tre đâm bàn chân, tay, đâm vào trán; vết thương do mảnh sành, do gạch, ngói), sau đó tự xử trí bằng rửa nước và băng bó, không tiêm phòng uốn ván.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết vi khuẩn gây uốn ván có ở mọi nơi trong đất, trong chất thải của súc vật (phân trâu, bò, ngựa). Khi lao động trong các môi trường này, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập vào các vết thương xây xước gây bệnh. Khi cắt sửa móng tay, chân kẽ móng cắt sâu gây vết thương bị giắt bẩn bùn, đất cũng là nguy cơ cho uốn ván xâm nhập.
Trong môi trường tự nhiên, vi khuẩn uốn ván tồn tại dưới dạng nha bào (có lớp vỏ bao bọc bên ngoài) rất bền vững. Nha bào uốn ván có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường, chỉ bị tiêu diệt trong nước sôi 30 phút, trong môi trường dung dịch sát khuẩn 20 phút. Khi lọt được vào trong vết thương yếm khí (vết thương bị dập nát dính cát bẩn, không có không khí, vết thương bị băng bó chặt, bó lá…), nha bào thoát vỏ thành vi khuẩn, tiết độc tố uốn ván. Các độc tố này sẽ xâm nhập vào cơ thể, đi vào hệ thần kinh và gây ra co cứng cơ hoặc co giật cơ khi có kích thích, rất nguy hiểm.
Một trong các biện pháp điều trị và dự phòng uốn ván đó là tiêm phòng vắc xin uốn ván. Chi phí tiêm vắc xin cho phòng uốn ván không đắt, và hiệu quả cao. Nếu mắc uốn ván, việc điều trị lâu dài và tốn kém, chi phí từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng. Với bệnh nhân Trương Thị A. nói trên, bệnh phục hồi sau 38 ngày điều trị, chi phí gần 90 triệu đồng.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp nhận xét, tại BV các ca bệnh uốn ván hiện thường gặp ở người lớn vì đó là những trường hợp chưa tiêm vắc xin uốn ván, hoặc việc tiêm vắc xin lâu năm đã giảm khả năng bảo vệ.
Lâu nay, vắc xin uốn ván được tiêm cho bà mẹ mang thai; sau sinh trẻ vẫn được tiêm phòng uốn ván, vì vậy hiếm gặp uốn ván ở sản phụ và trẻ nhỏ. Nhưng về lâu dài, tác dụng của vắc xin có thể giảm ở người lớn; cần đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn tiêm phòng.
Khi bị thương ngoài da, bạn cần vệ sinh và chăm sóc vết thương đúng cách, phòng chống uốn ván:
- Rửa ngay với nước sạch để trôi chất bẩn
- Rửa lại vết thương bằng nước ô xy già từ 3 – 4 lần – Sát trùng bằng cồn i ốt tại vết thương và quanh vết thương
- Đậy gạc y tế lên trên
- Băng vết thương lại (phủ trên gạc) và đến cơ sở y tế gần nhất
- Không tự ý đắp, bôi hoặc bó bất cứ thứ gì khác lên vết thương.
Liên Châu
Theo TNO
Bảo vệ răng để ngừa bệnh tim
Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy vi khuẩn gây ra bệnh nướu răng cũng làm gia tăng bệnh tim.
Ảnh: Shutterstock
Theo hãng tin ANI, các nhà khoa học thuộc Đại học Florida (Mỹ) nghiên cứu trên loài chuột và cho chuột thí nghiệm nhiễm 4 loại vi khuẩn gây bệnh nướu răng là Porphyromonas gingivalis, Treponema denticola, Tannerella forsythia và Fusobacterium nucleatum. Sau 6 tháng theo dõi quá trình lây lan của những vi khuẩn này, họ nhận thấy vi khuẩn đi từ miệng đến tim và động mạch chủ.
Chính điều này làm tăng lượng cholesterol cùng chứng viêm sưng ở chuột và đây là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo các nhà khoa học, chăm sóc răng miệng sạch sẽ giúp ngừa bệnh tim mạch.
Mai Duyên
Theo TNO
Gió độc từ Trung Quốc: Thủ phạm gây bệnh ở nhiều nước? Thủ phạm gây bệnh trẻ em ở nhiều nước trên thế giới gần đây là do gió độc từ Trung Quốc? Theo nguồn tin nước ngoài, trung tuần tháng 5 vừa qua, luồng gió mang khí độc thổi từ vùng Đông Bắc Trung Quốc vào Nhật Bản đã làm cho căn bệnh có tên Kawasaki bùng phát. Bệnh từ Trung Quốc? Trung bình,...