Bệnh trĩ: Cần điều trị cả triệu chứng và nguyên nhân
Bệnh trĩ gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Không những thế bệnh còn tái đi tái lại nhiều lần làm cho căn bệnh trở thành cực hình với những người chẳng may mắc phải.
Bệnh trĩ và những triệu chứng khó chịu
Bệnh trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết.
Các triệu chứng khó chịu thường gặp ở bệnh trĩ đó là:
- Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Chảy máu thường gặp khi bệnh nhân đi đại tiện. Do táo bón mà mỗi khi đi cầu bệnh nhân phải rặn nhiều khiến máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi lại nhiều, ngồi xổm máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu.
Video đang HOT
- Sa búi trĩ: thường xảy ra sau. Lúc đầu, sau khi đi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối này tự tụt vào được. Càng về sau khối đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Các thảo dược trị trĩ
Mục tiêu đầu tiên trong điều trị bệnh trĩ là phải nhanh chóng xóa tan các triệu chứng đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho bệnh nhân. Với các triệu chứng thường gặp:chảy máu hậu môn, sa búi trĩ, đau và ngứa vùng hậu môn, để trị triệu chứng cần dùng các thuốc có tác dụng sau:
- Ngăn chảy máu
- Co búi trĩ
- Giảm đau
- Chống viêm
Trong y học cổ truyền có nhiều vị thuốc có các tác dụng trên với các ưu điểm nổi trội: tác dụng nhanh mà vẫn hết sức an toàn cho cơ thể, có thể phối hợp với nhau mà không gây tương tác thuốc. Các vị thuốc có hiệu quả vượt trội đó là: Địa Du có tác dụng cầm máu, chuyên trị kiết lỵ ra máu, trĩ ra máu Phòng Phong giúp giảm đau nhanh Chỉ Xác có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón giúp việc đại tiện của người bị trĩ dễ dàng hơn, thông qua đó giúp hạn chế chảy máu khi đi đại tiện, đồng thời còn giúp co búi trĩ hiệu quả. Hoàng Cầm ức chế nhiều loại vi khuẩn, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn tại hậu môn gây viêm. Đương Quy giúp bổ huyết, rất cần thiết cho những người mắc trĩ bị chảy máu, phục hồi thể trạng, nâng cao sức khỏe cho bệnh.
Còn để để ngăn ngừa bệnh tái phát, việc trị tận gốc nguyên nhân là yếu tố quyết định. Trị tận gốc nguyên nhân bệnh trĩ chính là giảm sự căng giãn tại tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Với tác dụng này thì vị thuốc Hòe giác (quả Hòe) là có hiệu quả tốt nhất. Hòe giác có tác dụng tăng trương lực của mạch máu, làm bền thành mạch từ đó làm giảm sự căng giãn tính mạch trực tràng – hậu môn, trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh trĩ sinh ra do lối sống không khoa học, vì vậy để ngăn ngừa bệnh tái phát ngoài việc dùng thuốc thì việc duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh như: uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thường xuyên vận động, tập thể dục…đóng vai trò không kém quan trọng.
Duy trì một lối sống khoa học, sử dụng thuốc điều trị hợp lý là lời khuyên của các bác sỹ trong điều trị trĩ để bệnh nhanh khỏi và không tái phát.
Theo Dân trí
Lòi ruột vì thường xuyên nhịn đại tiện
Chỉ vì thói quen nhịn đại tiện mà khiến chị Nguyễn Thị Minh (Cầu Giấy, Hà Nội) phải nhập viện cấp cứu vì lòi ruột do sa trực tràng.
Chị Minh làm nghề buôn bán nên hay có thói quen nhịn đại tiện. Gần đây, chị thấy hậu môn lòi ra một cục, lúc đầu chỉ khi rặn khi đại tiện, sau đó xuất hiện cả một khối phồng như quả cà chua, thường kèm theo rớm máu, đau, chảy nhầy hoặc són phân liên tục. Đi khám bác sĩ kết luận, chị bị lòi ruột mà nguyên nhân là do thói quen nhịn đại tiện gây ra.
Lời bàn: Sa trực tràng (lòi ruột) có nhiều nguyên nhân trong đó có thói quen nhịn đại tiện. Bởi khi phân xuống trực tràng sẽ kích thích gây cảm giác muốn đi ngoài. Nhưng nếu phân xuống không đúng lúc, chúng ta cố nhịn, lâu ngày trực tràng quen chứa phân và mất tính cảm thụ, phân nằm tại đó không tống ra ngoài dẫn tới sa trực tràng.
Lúc đầu chỉ sa khi phải rặn đại tiện, vì táo bón, ấn vào dễ dàng nhưng sau sa tăng lên, không đưa vào được. Đoạn trực tràng sa bị nghẽn vì cơ hậu môn co thắt, phù nề, niêm mạc tím tái dần có các mảng hoại tử gây nên viêm dưới phúc mạc, dẫn tới tử vong. Vì vậy, nên tập thói quen đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định và tuyệt đối không nên nhịn đại tiện khi buồn.
Theo BSCK II Vũ Đức Chung (Khoa học & Đời sống)
Chị em văn phòng khổ sở vì bệnh trĩ Trĩ là bệnh nằm ở chỗ kín nên nhiều bệnh nhân, nhất là phụ nữ trẻ có tâm lý ngại ngùng không dám đi khám. Ngồi nhiều, ít vận động dễ bị trĩ Ngồi ghế khu vực chờ khám tại một phòng khám đa khoa, một phụ nữ trẻ, xinh xắn, ăn mặc chỉnh chu đang thập thò trước cửa mãi mà không...