‘Bệnh trầm cảm khiến con người thường nghĩ đến tự sát’
“Trầm cảm là một bệnh khá phổ biến nhưng vẫn chữa được. Tuy nhiên, để chữa được bệnh trầm cảm cần phải trải qua quá trình điều trị lâu dài”, PGS.TS, Đại tá Cao Tiến Đức – Trưởng khoa Tâm thần và Tâm lý học, Bệnh viện Quân y 103 cho biết.
Tối ngày 24/4 tại khu chung cư Mipec (đường Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) xảy ra một vụ việc hết sức thương tâm khi hai mẹ con cùng nhảy lầu tự vẫn. Liên quan vụ việc này, xuất hiện một số ý kiến cho rằng nguyên nhân khiến người phụ nữ này ôm con cùng nhảy lầu là do trước đó đã mắc bệnh trầm cảm.
Trao đổi với PV về vấn đề này, PGS.TS Cao Tiến Đức – Trưởng khoa Tâm thần và Tâm lý học (Bệnh viện Quân y 103) cho rằng: “Lý do dẫn đến việc mẹ ôm con rồi nhảy lầu tự vẫn là do người mẹ mắc bệnh trầm cảm, điều này có thể xảy ra bởi từ trước đến nay những vụ việc tương tự như thế cũng rất nhiều. Có một điểm chung là tất cả các bệnh nhân trầm cảm đều có thể có ý tưởng và hành vi tự vẫn luôn thường trực trong đầu. Tuy nhiên, đối với trường hợp cụ thể trên thì cần phải có kết luận chính xác từ cơ quan điều tra”.
PGS.TS, Đại tá Cao Tiến Đức – Trưởng khoa Tâm thần và Tâm lý học (Bệnh viện Quân y 103).
Về bệnh trầm cảm, PGS.TS, Đại tá Cao Tiến Đức cho biết: “Trầm cảm là một loại bệnh rất phổ biến ở trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Thực chất đây là một bệnh rối loạn cảm xúc ở người, đa phần gặp nhiều ở nữ giới hơn là nam giới. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là một trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán chường, u uất. Bệnh có thể xẩy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở tuổi từ 18-45. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đây là căn bệnh xếp thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với hơn 100 triệu người mắc bệnh nhưng chỉ có 25% số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp”.
Video đang HOT
Về nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trầm cảm, PGS.TS Cao Tiến Đức cho rằng: “Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trầm cảm thì rất nhiều. Tự phát có, mãn tính có. Nhưng đa phần là do sang chấn tâm lý, đây là do tâm lý bị chấn động bởi một “cú sốc” nào đó ở trong cuộc sống hoặc do phải làm việc trong một môi trường áp lực kéo dài quá sức chịu đựng”.
PGS.TS Cao Tiến Đức hỏi thăm các bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm đang điều trị ở Bệnh viện 103.
“Triệu chứng lâm sàng của người mắc bệnh trầm cảm nếu để ý kĩ một chút thì hoàn toàn có thể nhận ra như: Vẻ mặt buồn rầu, nét mặt của họ trở nên đơn điệu, ánh mắt chậm chạp, lơ đãng. Người mắc bệnh trầm cảm giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú của mình trước đây, ví dụ trước bệnh nhân rất thích xem bóng đá, đi chợ mua sắm thì bây giờ họ không thích nữa. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như ăn không thấy ngon miệng, thường xuyên mất ngủ, ngại giao tiếp và đến nơi đông người vì thiếu tự tin. Nhưng một triệu chứng mang tính khu biệt nhất có thể nhận ra đó là người mắc bệnh trầm cảm luôn luôn mang ý tưởng hành vi tự sát ở trong đầu, nên khi phát hiện ra điều này cần sớm đưa người bệnh đi chữa trị ngay”, PGS.TS Cao Tiến Đức cho biết thêm.
Ngoài ra, theo PGS.TS Cao Tiến Đức thì bệnh trầm cảm cũng có nhiều loại, như: Trầm cảm ở người cao tuổi, trầm cảm ở vị thành niên, trầm cảm loạn thần, trầm cảm ẩn. Mỗi loại đều có những triệu chứng khác nhau nhưng triệu chứng lâm sàng ban đầu của người bệnh thì hầu hết đều như nhau.
Về khả năng chữa trị bệnh trầm cảm, PGS.TS Cao Tiến Đức cho biết: “Trầm cảm là một bệnh khá phổ biến nhưng vẫn chữa được. Tuy nhiên để chữa được bệnh trầm cảm cần phải trải qua quá trình điều trị lâu dài. Bệnh nhân được dùng thuốc chống trầm cảm, kết hợp với thuốc an thần, thuốc giải lo âu. Tất cả các bệnh nhân trầm cảm đều có thể có ý tưởng và hành vi tự sát. Vì vậy việc theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong 2 tuần đầu điều trị là rất quan trọng. Vì phải cần ít nhất từ 2-3 tuần thì thuốc chống trầm cảm mới có tác dụng và mới cải thiện được triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân”.
“Nhưng quan trọng nhất là phải sớm phát hiện, ngay ở giai đoạn đầu để điều trị thì bệnh nhân sẽ sớm hồi phục tâm lý hơn và khả năng khỏi hẳn để hòa nhập vào cuộc sống bình thường nhanh hơn”, PGS.TS Cao Tiến Đức nói.
Cũng theo PGS.TS, Cao Tiến Đức thì mỗi năm, số vụ tự tự do mắc bệnh trầm cảm ở Việt Nam theo thống kê có thể lên đến hàng trăm vụ. Hiện tại, mỗi năm Khoa Tâm thần và Tâm lý học của Bệnh viện 103 cũng đón và chữa trị cho hàng trăm ca mắc bệnh trầm cảm.
Theo Eva
Thiếu ánh sáng tự nhiên sẽ mắc bệnh trầm cảm?
Làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nhân viên.
Một khảo sát tại Anh cho thấy trong những tháng mùa đông cứ mười người thì có một người không nhìn thấy ánh sáng tự nhiên tại nơi làm việc, trong khi 30% phải dậy trước khi mặt trời mọc và trở về nhà khi trời đã tối.
Thiếu ánh sáng trời đồng nghĩa với việc nhiều người có nguy cơ bị rối loạn khí sắc theo mùa (SAD), còn gọi là bệnh trầm cảm mùa đông.
Thiếu ánh sáng trời làm tăng nguy cơ rối loạn khí sắc theo mùa (SAD), còn gọi là trầm cảm mùa đông.
Không nhìn thấy ánh nắng trời vào ban ngày có thể dẫn tới cảm giác ngủ rũ và trầm cảm, có thể tiến triển thành SAD, tổ chức Mental Health Research UK (MHRUK) cho biết.
Khảo sát trên 2.000 người lớn tại Anh thấy rằng 3/10 số người trưởng thành phải dậy trước khi mặt trời mọc trong những tháng mùa đông và trở về nhà sau khi mặt trời lặn.
Một nửa số người cũng lo ngại rằng nơi làm việc bị thiếu ánh sáng tự nhiên và 10% cho viết họ không có ánh sáng tự nhiên ở bất kỳ đâu trong khi làm việc.
TS. Laura Davidson thuộc MHRUK cho biết: "Ước tính mỗi năm có khoảng 1 triệu giờ làm bị mất do SAD.
"Môi trường làm việc không tốt cho sức khỏe với giờ nghỉ trưa bị hạn chế có thể là yếu tố góp phần làm tăng số người bị SAD. Người sử dụng lao động và cơ quan giáo dục cần cùng nhau thảo luận về tầm quan trọng của ánh sáng tự nhiên đối với sức khỏe tâm thần. Họ có trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc và học tập có đủ cửa sổ để tòa nhà nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên hết mức có thể. Những khu vực tối cần được chiếu sáng tốt để tránh tác động xấu của tình trạng thiếu ánh sáng", TS Laura nói.
Theo PNO
Nhiều phụ nữ mất khả năng lao động vì trầm cảm Sau một thời gian stress vì áp lực công việc và xung đột đất đai, chị Thanh, 51 tuổi, giáo viên cấp 1 ngụ tại Cà Mau, bị trầm cảm nặng. Dù sau đó tòa xử thắng kiện đất đai nhưng hiện nay hàng tháng chị vẫn phải lên TP HCM khám bệnh, lấy thuốc. Tiền thuốc men, tiền xe đi lại đã...