Bệnh tim và thai sản
Với sự phát triển của khoa học, đa số các bệnh tim hiện nay có thể được chữa một cách hiệu quả để người phụ nữ trở về với thiên chức theo đúng nghĩa của nó.
Bản thân các bệnh tim mạch lại có nhiều thể và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Với nhiều bệnh tim thể nhẹ (chiếm đa số), việc mang thai hầu như không ảnh hưởng nhiều đến người mẹ. Ngược lại, một số bệnh nhân có bệnh tim nặng, chưa được giải quyết hoặc không thể giải quyết một cách triệt để trước khi mang thai mà vẫn mang thai thì có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con.
Quan điểm trước đây cho rằng, khi bạn bị bệnh tim thì không nên lấy chồng. Nếu có lấy chồng thì không nên mang thai và nếu có thai thì không nên đẻ, nếu đẻ thì không nên cho con bú… Vấn đề đặt ra là bản thân người bệnh phải có sự hiểu biết, có kế hoạch và chủ động trong việc sinh đẻ của mình.
Thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch là những bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất. Các bệnh này đều có một lỗ thông ở vách tim (phần cơ ngăn cách tim trái với tim phải). Nếu lỗ thông lớn, máu từ tim trái sẽ đi qua tim phải và được bơm trở lại phổi.
Đa số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những người đã làm phẫu thuật sửa chữa, đều có thể mang thai. Tuy nhiên, loại tổn thương bẩm sinh, mức độ nặng của bệnh, có hay không tăng áp lực động mạch phổi, tiền sử phẫu thuật tim, các bệnh tim hay phổi kèm theo là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiên lượng. Những phụ nữ bệnh tim bẩm sinh đã có tăng áp lực động mạch phổi không nên mang thai, vì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ.
Ở phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, dần dần sẽ có dấu hiệu của suy tim và sẽ nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ.
Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của bạn khi bạn dự định có thai, và tư vấn về những nguy cơ có thể gặp. Bác sĩ tim mạch cũng sẽ cùng các bác sĩ khác theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai trong quá trình mang thai.
Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ (ngăn giữa thất trái và động mạch chủ) bị hẹp hoặc xơ cứng. Cùng với thời gian, các triệu chứng suy tim sẽ xuất hiện hoặc nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ.
Phụ nữ có van động mạch chủ hai lá hoặc các loại hẹp van động mạch chủ khác cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi dự định mang thai. Đôi khi, cần tiến hành phẫu thuật van tim trước khi mang thai.
Hẹp van hai lá là tình trạng van hai lá (ngăn giữa nhĩ trái và thất trái) bị hẹp. Nguyên nhân thường gặp là thấp tim.
Tăng thể tích máu và tăng nhịp tim khi mang thai sẽ làm nặng triệu chứng của hẹp hai lá. Nhĩ phải có thể giãn rộng, gây tình trạng nhịp tim nhanh không đều gọi là rung nhĩ. Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng suy tim như khó thở, loạn nhịp tim, mệt mỏi, phù. Suy tim sẽ làm tăng nguy cơ cho mẹ. Một số trường hợp cần điều trị thuốc khi mang thai để làm giảm triệu chứng. Phụ nữ có bệnh hẹp van hai lá phải đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi họ dự định có thai. Đôi khi cần tiến hành phẫu thuật van tim trước khi mang thai.
Sa van hai lá là bệnh phổ biến, thường ít gây triệu chứng và không cần điều trị. Đa số phụ nữ bị sa van hai lá có thể mang thai an toàn. Nếu sa van hai lá gây hở van tim nhiều, cần điều trị trước khi mang thai. Tốt nhất là tuân theo chỉ định của thầy thuốc.
Phụ nữ bi các bệnh tim mạch cần được tư vấn khi có ý định mang thai.
Bệnh có van tim nhân tạo
Video đang HOT
Phụ nữ với van tim nhân tạo có thể gặp biến chứng khi mang thai. Người đã mổ thay van nhân tạo phải dùng thuốc chống đông suốt đời, trong khi một số thuốc chống đông có thể gây hại cho thai nhi. Nguy cơ đông máu tăng lên khi mang thai.
Nếu bạn có van tim nhân tạo và đang sử dụng thuốc chống đông, đi khám bác sĩ trước khi mang thai là rất quan trọng. Bạn sẽ được tư vấn về những nguy cơ có thể gặp và lựa chọn thuốc chống đông tối ưu.
Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
Hay gặp nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim) trong quá trình mang thai. Các rối loạn nhịp có thể được phát hiện lần đầu khi mang thai ở phụ nữ không có bệnh tim, hoặc là hậu quả của bệnh lý tim mạch sẵn có. Hầu hết các trường hợp không biểu hiện triệu chứng và không cần điều trị. Nếu triệu chứng tiến triển, bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây rối loạn nhịp.
Bệnh động mạch chủ
Phụ nữ có bệnh lý động mạch chủ, như phình động mạch chủ, giãn động mạch chủ, hoặc bệnh lý mô liên kết như hội chứng Marfan, sẽ tăng nguy cơ biến chứng nặng khi mang thai.
Tăng áp lực động mạch chủ khi mang thai, cũng như trong lúc chuyển dạ và rặn đẻ sẽ làm tăng nguy cơ bóc tách hoặc vỡ động mạch chủ. Đây là những biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh.
Phụ nữ có bệnh động mạch chủ cần đi khám khi dự định có thai. Bác sĩ sẽ nắm được những nguy cơ tiềm ẩn của quá trình mang thai. Điểm quan trọng cần lưu ý là một số bệnh, như hội chứng Marfan, là bệnh di truyền và có thể được truyền từ mẹ sang con. Vì thế cần tham vấn chuyên gia di truyền học.
Bệnh cơ tim chu sản là bệnh lý hiếm gặp, trong đó tình trạng suy tim tiến triển trong tháng cuối của thai kì hoặc trong vòng 5 tháng sau khi đẻ. Nguyên nhân của bệnh còn chưa rõ ràng.
Phụ nữ có bệnh cơ tim chu sản sẽ biểu hiện các triệu chứng của suy tim. Sau khi đẻ, kích thước và chức năng tim trở về bình thường, mặc dù một số người vẫn còn triệu chứng, kèm theo chức năng thất trái giảm. Phụ nữ bệnh cơ tim chu sản sẽ tăng nguy cơ biến chứng trong những lần mang thai tiếp theo.
Tăng huyết áp do thai nghén
Khoảng 6-8% phụ nữ có tăng huyết áp trong khi mang thai. Tăng huyết áp do mang thai liên quan đến tiền sản giật và nhiễm độc thai nghén. Các đặc điểm đặc trưng của nó là tăng huyết áp, phù do ứ nước, và protein niệu. Tăng huyết áp do mang thai có thể nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Tiếng thổi ở tim
Đôi khi, có thể gặp một tiếng thổi ở tim, như là hệ quả của tình trạng tăng lưu lượng máu khi mang thai gọi là tiếng thổi cơ năng. Nói chung, tiếng thổi này lành tính. Tuy nhiên nó cũng có thể là biểu hiện tổn thương thực thể của van tim. Hãy đi khám bác sĩ để xác định căn nguyên của tiếng thổi này.
Những điểm cần lưu ý khi đã mang thai
Cần có chế độ ăn có lợi cho hệ tim mạch tập thể dục đều đặn theo lời khuyên của bác sĩ.
Bên cạnh việc khám thai định kỳ, cần đều đặn đến khám chuyên khoa tim mạch và tuân thủ những chỉ dẫn của thầy thuốc. Bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của bạn trong suốt quá trình mang thai, phát hiện và xử trí kịp thời các triệu chứng và biến chứng. Đảm bảo bạn sẽ mang thai an toàn và được “mẹ tròn con vuông”.
Một số bệnh lý tim mạch đòi hỏi cả một ê-kip chăm sóc bệnh nhân, gồm bác sĩ sản khoa, bác sĩ tim mạch, bác sĩ gây mê, và bác sĩ nhi. Tùy theo tình trạng bệnh của sản phụ, sẽ có những chế độ theo dõi đặc biệt khi sản phụ chuyển dạ và sinh con.
Theo SKDS
Thói quen uống nước nguy đến tính mạng
Nước là chất dinh dưỡng tuy không cung cấp năng lượng nhưng đặc biệt cần thiết cho một cơ thể sống. Nước tham gia vào tất cả các quá trình chuyển hoá trong cơ thể người, cần thiết để tiêu hoá thức ăn, hoà tan và hấp thu các vitamin quan trọng, làm mát cơ thể, điều hoà thân nhiệt, bôi trơn các khớp, tăng thải độc chất và loại bỏ chất thải ra ngoài.
Thực tế, các bác sĩ dinh dưỡng đã phát hiện nhiều trường hợp phát bệnh do tuỳ tiện dùng các loại nước uống không đúng cách. Các bác sĩ đã từng phát hiện nhiều trường hợp phát bệnh (táo bón, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp...) hoặc đang có bệnh nhưng biểu hiện bệnh trầm trọng hơn do tuỳ tiện dùng các loại nước uống không đúng cách.
Uống nước đun đi đun lại nhiều lần
Nhiều người nghĩ rằng, nước uống đun càng nhiều càng kỹ, càng diệt được vi khuẩn, nước càng sạch. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống nước đun đi đung lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Uống nước đun đi đung lại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia cho biết, trong nước thường chứa hàm lượng nhỏ nitrat và một số kim loại nặng như chì, cadimium... Sau khi nước đun nóng trong thời gian dài, do quá trình thuỷ phân không ngừng bốc hơi, nồng độ nitrat và các kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên. Nước đun sôi có chứa nhiều nitrat, khi uống vào trong cơ thể sẽ bị khử trở lại là muối nitric. Mà muối nitric sẽ làm hỏng công năng vận chuyển dưỡng khí trong máu, làm cho tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, nặng hơn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Bên cạnh đó, các kim loại nặng có trong nước đó cũng có hại đối với sức khoẻ con người.
Đợi khát mới uống
Trung bình một người trưởng thành cần uống khoảng 1,5 - 2 lít nước một ngày, chưa tính lượng cung cấp qua nước canh, xúp,... trong bữa ăn. Với trẻ em thì lượng nước đưa vào được tính toán chính xác dựa vào ký lô cân nặng. Mỗi người ở mỗi thời điểm, hoàn cảnh môi trường, mức độ làm việc, tình trạng bệnh lý khác nhau sẽ có nhu cầu nước khác nhau. Nói chung là nên cung cấp đủ nước cho cơ thể để có những hoạt động tốt nhất.
Nhiều người thường đợi đến lúc khát mới uống nước, lúc này cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước rồi. Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.
Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người sẽ ngày càng khô. Cho nên bất kể khát hay không, bạn đều cần kịp thời bổ sung nước cho cơ thể.
Nước vừa đun sôi uống luôn
Uống nước đun sôi là thói quen tốt, nhưng bạn có biết không thể uống nước ngay khi nó vừa được đun sôi? Bởi nước sinh hoạt chúng ta dùng hàng này đều đã thông qua khử trùng bằng clo, mà clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform.
Uống nước vừa đun sôi sinh ra các hợp chất gây ung thư. (Ảnh minh họa)
Sau khi lấy nước vào ấm nên để một lúc rồi hãy đun nước sắp sôi thì mở nắp ra cuối cùng, đợi nước sôi sau 3 phút mới tắt bếp. Làm đúng quy trình này sẽ giúp lượng clo trong nước giảm đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Làm như vậy nước mới đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình bạn.
Ăn mặn không uống nước lọc ngay
Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề... Do đó, sau khi ăn mặn, bạn nên uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống nước có đường, sữa vì đường không giảm được cơn khát.
Trước khi đi ngủ không uống nước
Khi ngủ, do thành phần nước trong cơ thể mất đi, khiến cho nước trong máu giảm, độ dính của máu tăng cao. Ngoài ra, vào những ngày khô, nước còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, giúp bạn ngủ ngon hơn. Do vậy, trước khi đi ngủ bạn không cần phải uống quá nhiều nước mà chỉ nên uống một, hai ngụm nhỏ là đủ.
Uống nước đóng chai
Nhiều người nghĩ răng, nước đóng chai an toàn hơn nước máy. Thực tế, nước đóng chai có chứa nhiều thành phần khá độc hại cho sức khỏe của bạn. Chưa kể đến việc, những chai đựng nước không được tái chế khi sử dụng và việc lọc nước tại các nhà máy tư nhân không đảm bảo.
Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao, hoặc sau khi mở nắp không uống hết kịp thời. Ngoài ra, nước đóng chai không để được ở môi trường nhiệt độ cao, dưới ánh nắng mặt trời. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các loại nước này.
Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống nước đóng chai, bạn nên nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao, phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc để ở cốp xe.
Thay nước bằng cách uống nước có ga
Rất nhiều người chọn các loại nước có ga để uống thay nước, nhưng trong nước có ga thường chứa chất kích tính, nếu bạn uống trong thời gian dài nó sẽ gây bệnh cho bạn.
Nước có ga không có tác dụng bổ sung nước cho cơ thể, mà nó còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất cơ thể để có những thay đổi thích hợp.
Ngủ dậy không uống nước
Buổi sáng ngủ dậy việc đầu tiên bạn cần làm là uống một cốc nước. Một cốc nước buổi sáng có ý nghĩa " rất lớn, nó có thể bảo vệ tính mạng của bạn.
Cơ thể sau một đêm trao đổi, chất thải trong cơ thể cần được rửa sạch. Hơn nữa, một cốc nước sẽ làm giảm độ đặc của máu, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu của cơ thể.
Không thường xuyên rửa bình lọc nước
Nước đóng bình hay bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình mà còn ở các nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến chuyện... cọ rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch nhưng thực tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn nên vệ sinh bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2 tuần một lần.
Theo Phạm Minh (Vn.Media)
Các loại bệnh van tim Bệnh van tim là sự rối loạn hoạt động của các van có tác dụng kiểm soát dòng máu vào tim và chảy qua tim. Một số thể bệnh có thể đe dọa tính mạng và cần được phẫu thuật. Nếu van tim bị chít hẹp, lượng máu bơm qua van cho mỗi nhát bóp sẽ quá ít. Còn nếu van tim bị...