Bệnh tiểu đường là minh chứng cho sự tiến hóa của loài người?
So với chúng ta ngày nay, con người ở thời kì Jomon có thị giác, khứu giác và thính giác nhạy bén hơn nhiều.
Con người hiện đại khác xưa thế nào?
Những người sống hoang dã ở vùng đồng cỏ khô (xavan) của châu Phi có thị lực đạt 2.0 – 3.0 là chuyện bình thường. Bởi vì họ không thể tồn tại nếu thị giác thiếu nhạy bén khi sống trong một môi trường mà chỉ một chút sơ sẩy, tính mạng của họ có thể bị thú dữ như sư tử đoạt mất bất cứ lúc nào.
Còn mắt của chúng ta dù có tốt đến đâu nhưng khi làm công việc suốt ngày nhìn màn hình máy tính, hầu như ai cũng có thể bị cận thị. Nhiều người cho rằng cận thị là một loại bệnh, nhưng thực tế đây lại là một cách thích nghi của cơ thể với môi trường.
Vì khi tiếp xúc với một môi trường mà chỉ chăm chú vào cử động của tay, mắt sẽ phải tự điều chỉnh cự li nhìn gần lại để có thể dễ dàng thấy được cả cử động của tay.
Bệnh tiểu đường mà rất nhiều người đang mắc phải cũng tương tự như vậy, đây có thể được xem như một phản ứng thích nghi của loài người để có thể tồn tại trong thời đại mới – thời đại ăn no.
Vậy chúng ta hãy cùng xem cụ thể bệnh tiểu đường là một minh chứng cho sự tiến hóa của loài người ở mức độ nào. Thuở sơ khai, các loài động vật hoang dã đã phải tự săn mồi để có thể sinh tồn trong thế giới tự nhiên.
Bệnh tiểu đường trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Ảnh: MedicalNewsToday.
Video đang HOT
Đây chính là lý do để chúng phát huy toàn bộ các cơ quan cảm giác như thị giác, thính giác và khứu giác vào việc săn mồi, nên các cơ quan này còn được gọi là “cơ quan săn mồi”. Ngoài ra, tay và chân (tứ chi) cũng thuộc cơ quan săn mồi vì chúng được dùng để rượt đuổi và bắt con mồi.
Ngược lại, ở xã hội hiện đại, khi con người nuôi thú cưng và ăn thịt gia cầm thì việc săn bắt thức ăn không còn cần thiết, tự con người đã thích nghi được. Vậy điều gì sẽ xảy ra với những con vật vẫn có thức ăn mà không cần đuổi bắt con mồi?
Tất cả các cơ quan săn mồi sẽ bị thoái hóa dần. Ví dụ, lợn được nuôi không thể chạy nhanh như lợn rừng. Điều đó cho thấy các chức năng trong cơ thể sẽ bị thoái hóa khi chúng trở nên không cần thiết nữa.
Tương tự như vậy, con người trong thời kỳ Jomon có thị giác, khứu giác và thính giác tốt hơn so với người hiện đại. Khứu giác, thính giác của tổ tiên chúng ta khi xưa có lẽ cũng cực kỳ mẫn cảm, không thua gì loài chó. Tuy nhiên, ở hiện tại, các giác quan này đã bị thoái hóa nhiều.
Tiểu đường chính là căn bệnh làm thoái hóa tất cả
Tiểu đường chính là căn bệnh làm thoái hóa tất cả các giác quan săn mồi. Mắt để tìm kiếm con mồi đã bị suy yếu, nay thoái hóa gần đến ngưỡng cuối cùng sẽ trở nên mù lòa. Đây còn được gọi là “bệnh võng mạc đái tháo đường”.
Do cũng không cần đuổi bắt con mồi nữa, nên chân bị suy yếu theo. Y học gọi đây là “bệnh bàn chân đái tháo đường”. Việc thoái hóa dần những cơ quan không còn cần thiết nữa là sự sắp đặt của tạo hóa. Thời nguyên thủy, loài người vốn dĩ sống ở trên cây.
Loài người trong quá khứ từng có một số giác quan nhạy bén hơn loài người hiện đại. Ảnh: Realm of History.
Họ cũng có đuôi và leo trèo trên cây nhờ vào cái đuôi đó. Trải qua hàng nghìn năm, vì phần cơ thể đó không còn cần thiết nên chiếc đuôi bị mất đi, chỉ để dấu tích duy nhất là đốt xương cụt của chúng ta ngày nay.
Cũng giống như vậy, để sinh tồn trong thời kì băng hà, cơ thể con người cũng có bộ lông bên ngoài. Tuy nhiên, sau khi con người biết cách sử dụng da của các loài động vật khác khoác lên người và bắt đầu mặc quần áo, bộ lông trên cơ thể cũng dần trở nên thoái hóa.
Đối với loài người, do không còn cần phải săn mồi, nên chân tay, cơ quan cảm giác đều là những phần cơ thể không còn quá cần thiết nữa và chúng bắt đầu bị thoái hóa.
Theo một nghĩa nào đó, có thể xem đây là “sự thích nghi” đối với môi trường đang bị biến đổi đột ngột khi hướng đến thời đại ăn uống no say.
Sử dụng chó huấn luyện bảo vệ đàn tê giác trong tự nhiên
Trường Cao đẳng động vật hoang dã Nam Phi huấn luyện một đàn chó săn để làm nhiệm vụ bảo vệ tê giác trong môi trường tự nhiên.
Trường Cao đẳng Động vật hoang dã Nam Phi đã huấn luyện và chuyển một đàn chó săn tới Công viên Quốc gia Greater Kruger để bảo vệ những con tê giác quý hiếm.
Nam Phi là nơi nắm giữ tới 80% số lượng tê giác trên thế giới, vì vậy không thể có nơi nào tốt hơn để những nhà quản lý thử nghiệm ý tưởng sáng tạo này.
Trong suốt thời gian hoạt động khoảng 2 năm, đàn chó săn đã bảo vệ được hơn 45 cá thể tê giác.
Sử dụng chó huấn luyện bảo vệ đàn tê giác trong tự nhiên
Tùy thuộc vào giống, khứu giác của một con chó có thể tốt hơn 1.000 đến 10.000.000 lần so với con người và chúng có thể nghe xa hơn bốn lần so với con người.
Johan, một chuyên gia trong nhóm cho biết: "Dự án giúp đảm bảo sự tồn tại đa dạng sinh học của miền Nam châu Phi và động vật hoang dã trong đó có tê giác, loài bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn săn bắt".
Đàn chó săn được huấn luyện xuất hiện trong Công viên Quốc gia Greater Kruger
Tê giác là loài sinh vật có kích thước lớn. Chúng có khứu giác và thính giác rất tốt nhưng thị lực kém. Khuyết điểm này gây hạn chế cho tê giác trong việc phát hiện kẻ thù. Tê giác chỉ có thể tránh được những con thú rất lớn ở xa hoặc vật nhỏ ở cự ly rất gần.
Trong tự nhiên, chúng ta thường thấy những con chim oxpecker xuất hiện trên lưng của tê giác vì nguyên nhân quan trọng. Loài chim tinh mắt nhanh nhẹn vô cùng hữu ích luôn phát tiếng kêu cảnh báo sớm cứu cánh tê giác khỏi những kẻ săn mồi nguy hiểm luôn rình rập.
Theo tờ Unilad, Nam Phi là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nạn săn bắt trộm. Tê giác châu Phi được phân loại là loại cực kỳ nguy cấp theo tổ chức WWF. Một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng loài là do nạn săn bắt. Những kẻ săn trộm thường xuyên nhòm ngó loài tê giác đen ở tuổi trưởng thành.
Vì sao đồ ăn trên máy bay thường có mùi vị khác lạ? Môi trường bên trong máy bay tác động nhiều đến khứu giác của bạn. Khi khứu giác kém nhạy bén hơn, vị giác cũng trở nên khác lạ.