Bệnh tiểu đường gây hại cho tim, thận và mắt như thế nào?
Tiểu đường là một căn bệnh phát triển âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng trong nhiều năm. Nếu không được phát hiện kịp thời, nó sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, theo Health Notes.
Shutterstock
Bệnh tiểu đường gây biến chứng tim mạch
Bác sĩ Bruno Vergès, chuyên khoa tiểu đường tại Bệnh viện Đại học Dijonv (Pháp), nhắc nhở rằng một nửa số bệnh nhân tiểu đường bị đau tim.
Nhồi máu cơ tim là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Thực tế, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp 2-3 lần so với người không mắc bệnh tiểu đường. Có khoảng 1/3 số người bị nhồi máu cơ tim đồng thời mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường cũng gây ra các biến chứng tim mạch nghiêm trọng khác, như đột quỵ hoặc bệnh động mạch ngoại biên – làm tắc nghẽn dòng máu đến các chi.
Đường, quá nhiều trong máu, sẽ làm hỏng các mạch máu. Nhưng đây không phải là lý do duy nhất giải thích sự xuất hiện của các biến chứng tim mạch. Bệnh tiểu đường loại 2 đi kèm với các rối loạn chuyển hóa khác, bao gồm rối loạn lipid và tăng huyết áp, cần phải được chăm sóc. Rõ ràng, bệnh tiểu đường loại 2 không chỉ là một bệnh chỉ liên quan đến đường, giáo sư Michel Krempf, bác sĩ tiểu đường tại Bệnh viện Đại học Nantes, (Pháp) nhấn mạnh.
Do đó, một bệnh nhân tiểu đường sẽ không chỉ phải chú ý đến việc duy trì lượng đường huyết trong mức cho phép mà còn phải được theo dõi chặt chẽ các thông số về tim.
Ngoài xét nghiệm lipid, bệnh nhân tiểu đường phải đo điện tâm đồ hằng năm, hoặc thậm chí là siêu âm Doppler động mạch để đo dòng chuyển động của máu trong mạch và một số chức năng khác.
Bệnh tiểu đường gây tổn thương thận và mắt nghiêm trọng
Video đang HOT
Ngoài các động mạch lớn, đường sẽ tấn công các mạch máu nhỏ và gây bệnh ở mao mạch. Nó gây ra các biến chứng khác nhau và đôi khi kịch tính sẽ ảnh hưởng đến thận, mắt hoặc dây thần kinh. 40% bệnh nhân tiểu đường đồng thời cũng bị bệnh thận đái tháo đường, bác sĩ Olivier Dupuy, chuyên khoa tiểu đường tại Bệnh viện Saint Joseph ở Paris (Pháp), cho biết.
Nguy cơ tổn thương thận sẽ tăng lên do tăng huyết áp và các bệnh ảnh hưởng đến thận như bệnh gout hoặc do một số loại thuốc.
Bạn phải đặc biệt cẩn thận khi bị tiểu đường và tránh dùng các loại thuốc giảm đau, viêm khớp như Ibuprofen hoặc các thuốc kháng viêm khác, bác sĩ Olivier Dupuy cảnh báo.
Bệnh nhân tiểu đường loại 2, cần phải kiểm tra mắt, giáo sư Hélène Hanaire, Chủ tịch của Société Francophone du Diab (Pháp), khuyến cáo.
Khi đường tấn công các mạch máu nhỏ ở mắt, khoảng 30% bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng sang bệnh võng mạc tiểu đường. Biến chứng này cũng ghê gớm vì nó là nguyên nhân hàng đầu gây mù trước 65 tuổi.
Do đó, bệnh nhân tiểu đường loại 2 cần phải kiểm tra mắt mỗi năm hoặc hai năm một lần, giáo sư Hélène Hanaire, Chủ tịch Hiệp hội Tiểu đường Pháp ngữ lưu ý.
Hơn nữa, các cuộc tấn công những mạch máu nhỏ sẽ chạm vào những dây thần kinh. Bác sĩ Olivier Dupuy cho biết sợi thần kinh càng dài thì các dòng mạch càng mỏng manh. Chính vì lý do này mà bệnh đa dây thần kinh thường xuyên ảnh hưởng đến các chi dưới. Bàn chân thường bị ảnh hưởng nhất: tổn thương làm cho dây thần kinh mất đi sự nhạy cảm, có thể là nguyên nhân của những vết thương dễ bị hoại tử.
Do đó kiểm tra bàn chân cũng đặc biệt quan trọng trong việc theo dõi bệnh nhân tiểu đường. Thậm chí ngày nay, chấn thương bàn chân đôi khi gây ra viêm nghiêm trọng động mạch chi dưới là nguyên nhân gây ra rất nhiều trường hợp cắt cụt chi mỗi năm, nếu việc điều trị không tốt!
Hãy kiểm tra lượng đường trong máu nếu bạn có nguy cơ
Danh sách các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường không dừng lại với các biến chứng này. Bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nha chu, bệnh truyền nhiễm, trầm cảm và thậm chí là một số bệnh ung thư. Đây là lý do các chuyên gia nhắc nhở: Không có bệnh tiểu đường nhẹ.
Nhưng nếu căn bệnh này có nguy cơ trở nặng, kiểm soát tốt bệnh tiểu đường và giữ cân bằng tốt lượng đường trong máu có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng. Đó là lý do tại sao bệnh nhân cần phải hiểu rõ sức khỏe của chính mình, hiểu rõ các vấn đề và học các kỹ năng để theo dõi. Sự tham gia của bệnh nhân là rất cần thiết, cần thiết phải được hướng dẫn về trị liệu, giáo sư Hanaire nhấn mạnh.
Giáo sư Bruno Vergès gợi ý những người có nguy cơ nên xét nghiệm tiểu đường sau tuổi 40.
Nhưng ai có nguy cơ?
Rất đơn giản: những người thừa cân có chu vi bụng lớn hơn 94 cm đối với nam và 80 cm đối với nữ, người có cha hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân huyết áp cao có cholesterol quá cao, người hút thuốc lá (có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao) hoặc bệnh nhân tiểu đường khi mang thai.
Giáo sư Vergès lưu ý: bệnh tiểu đường được chẩn đoán càng sớm thì càng dễ chữa. Tốt nhất nên can thiệp trước khi phát bệnh. Ở thời điểm một vài năm trước khi vào bệnh, hầu hết bệnh nhân tiểu đường sẽ phát triển “tiền tiểu đường” – đây là một “vùng xám” giữa trạng thái bình thường (mức đường huyết dưới 1g/l) và bệnh tiểu đường. Vào thời điểm này, một lối sống lành mạnh: giảm cân và luyện tập 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày sẽ làm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Theo Thanh niên
Thêm một tin vui cho người bị tiểu đường
Một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân tiểu đường, ăn khoảng gần 30 gram các loại hạt trong 5 ngày một tuần, có nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch thấp hơn 34% và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch 17%, theo Mail Online.
ShutterStock
Chúng ta đã biết các loại hạt giúp ngăn chặn một loạt các bệnh tật ở những người khỏe mạnh như bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Nhưng ít ai biết được lợi ích của các loại hạt đối với người mắc bệnh tiểu đường loại 2, đang phải đối mặt với nguy cơ cao hơn đối với các biến chứng tim mạch.
Vì vậy, tiến sĩ Gang Liu, từ Đại học Harvard (Mỹ) và các đồng nghiệp muốn thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu tác dụng ngăn ngừa biến chứng tim mạch của các loại hạt đối với bệnh nhận tiểu đường.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã khảo sát chế độ ăn uống của 16.217 nam giới và phụ nữ trước và sau khi họ được chẩn đoán, khảo sát về việc tiêu thụ đậu phộng và các loại hạt trong khoảng thời gian vài năm, theo Mail Online.
Trong thời gian theo dõi, có 3.356 trường hợp mắc bệnh tim mạch, 2.567 bệnh tim mạch vành, 789 đột quỵ và 5.682 trường hợp tử vong trong đó có 1.663 do bệnh tim mạch và 1.297 người tử vong do ung thư.
Kết quả cho thấy mỗi ngày một nắm quả hạch Brazil, hạt điều hoặc hạt dẻ cười có thể cắt giảm 33% nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ của bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh nhân ăn 30 gram các loại hạt này, tương đương với khoảng 7 quả óc chó hoặc 24 hạt hạnh nhân, 5 ngày một tuần, có nguy cơ tử vong thấp hơn 34% và giảm nguy cơ mắc bệnh 17%, so với những người ăn ít hơn 30 gram trong 1 tháng, theo Mail Online.
Mỗi khẩu phần hạt mỗi tuần có nguy cơ tử vong do tim mạch thấp hơn 6% và giảm nguy cơ phát triển bệnh 3%.
Tiêu thụ hạt thường xuyên cũng làm giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành như xơ cứng động mạch và giảm 31% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.
Các loại hạt, gồm cả hạt thông, hồ đào, maca và quả phỉ có tác dụng bảo vệ tim mạch nhiều nhất.
Bác sĩ Liu cho biết phát hiện này đã cung cấp bằng chứng khuyến nghị bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa các biến chứng bệnh tim mạch và tử vong sớm ở những người mắc bệnh tiểu đường, theo Mail Online.
Hơn thế nữa, ngay cả người chưa phát bệnh tiểu đường, việc bổ sung các loại hạt vào chế độ ăn uống vẫn có lợi ở mọi lứa tuổi, mọi giai đoạn.
So với những người không có thói quen ăn các loại hạt, thì những người thường xuyên ăn các loại hạt có nguy cơ tử vong thấp hơn 25% và giảm nguy cơ chết sớm 27%.
Họ cũng giảm 11% nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch hoặc giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành 15%.
Bác sĩ Liu cho biết không bao giờ là quá muộn để cải thiện chế độ ăn uống và lối sống sau khi phát bệnh tiểu đường loại 2.
Ngay cả những người có thói quen hút thuốc và thân hình quá khổ cũng đạt được kết quả đáng kể khi ăn các loại hạt này.
Các nhà nghiên cứu cho biết các loại hạt có thể tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp, chuyển hóa chất béo, viêm nhiễm và bảo vệ thành mạch máu, theo Mail Online.
Theo thanhnien
Bác sĩ bị điên vì kê nhiều thuốc cho bệnh nhân đột quỵ? "Họ bảo tôi bị điên nên mới cho bệnh nhân uống nhiều thuốc như thế. Sau khi nghe bạn nói, bệnh nhân đã bỏ thuốc. Chỉ 3 tháng sau, ông lên cơn đột quỵ", PGS Nguyễn Văn Chi kể. Những ngày gần đây, tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, số lượng bệnh nhân đột quỵ tăng, mỗi ngày có tới 30-40 ca,...