Bệnh tiểu đêm và cách phòng trị
Tiểu đêm rất thường gặp ở cả người trẻ lẫn người cao tuổi, gây nhiều tác hại như mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng sống.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bách, Khoa Nội thận Lọc máu Bệnh viện Thống nhất TP HCM cho biết,người bình thường khỏe mạnh đi tiểu khoảng 8 lần trong ngày, trong đó có 7 lần vào ban ngày và một lần vào ban đêm. Lượng nước tiểu mỗi lần tiểu khoảng 300 ml. Tiểu đêm là đi tiểu nhiều hơn một lần vào ban đêm.
Tiểu đêm gây nhiều tác hại như mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng sống. Ảnh minh họa.
Có nhiều nguyên nhân gây tiểu đêm, trong đó có thể phân ra thành 2 nhóm nguyên nhân bệnh lý (thực thể) và không do bệnh lý (chức năng).
Một số bệnh lý gây ra tiểu đêm (thực thể):
- Phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Tiền liệt tuyến khi to gây chèn ép niệu đạo gây tiểu khó, tia nước tiểu yếu và gây chèn ép bàng quang làm giảm thể tích bàng quang, gây kích thích bắt đi tiểu nhiều lần.
Phì đại tuyến tiền liệt thường gặp ở tuổi trên 50 với các triệu chứng tiểu đêm, tiểu khó, tiểu xong cảm giác không hết, tia nước yếu. Nếu có kèm tiểu ra máu cần khám bác sĩ ngay. Đàn ông trên 60 tuổi hằng năm cần xét nghiệm máu để tầm soát ung thư tuyến tiền liệt.
- Sa tử cung do sinh đẻ ở nữ giới.
- Viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang): Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu nên khi bị viêm nhiễm sẽ gây kích thích tiểu nhiều lần. Các triệu chứng của viêm bàng quang bên cạnh chứng tiểu đêm là đau bụng dưới, phía trên xương mu, tiểu gắt buốt, sốt, tiểu lắt nhắt.
- Suy thận mạn tính: Giai đoạn đầu của suy thận mạn (độ 2, 3) có hiện tượng giảm chức năng cô đặc nước tiểu gây triệu chứng tiểu đêm. Các triệu chứng của suy thận mạn là tiểu đêm, phù, tiểu ít, da xanh, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Sỏi thận: Biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng, trong đó có triệu chứng tiểu đêm. Các triệu chứng khác thường đi kèm là tiểu khó, rát buốt, đau lưng…
- Đái tháo đường: Đường máu cao thường gây tiểu nhiều và tiểu đêm. Người bệnh đang điều trị tiểu đường nếu thấy có triệu chứng tiểu nhiều, tiểu đêm cần kiểm tra ngay đường máu.
Video đang HOT
- Đái tháo nhạt.
- Nguyên nhân thần kinh như chèn ép tủy, xơ cứng rải rác, hội chứng chèn ép tủy sống, bệnh Parkinson…
Một số tình trạng rối loạn không do bệnh lý (chức năng):
- Chế độ ăn uống: Thói quen uống nhiều nước, ăn canh vào buổi tối, uống rượu, bia, cà phê, trà vào buổi tối.
- Sử dụng một số thuốc có tính lợi tiểu như thuốc hạ huyết áp (nhóm ức chế kênh canxi), thuốc lợi tiểu.
- Yếu tố tâm lý như lo lắng, căng thẳng, mất ngủ. Nguyên nhân này thường gặp ở người trẻ với biểu hiện căng thẳng, lo âu, mất ngủ, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm. Khi “chú ý” thì tiểu nhiều, nếu tập trung làm việc sẽ không mắc tiểu, không tiểu gắt, không tiểu buốt và xét nghiệm nước tiểu bình thường.
- Do mang thai: Các nội tiết của nhau thai tiết ra và do chính thai trong tử cung đè ép vào bàng quang.
- Do lớn tuổi nên giảm chức năng cô đặc nước tiểu của thận. Tuổi cao trên 80 tuổi thường xuyên tiểu đêm khoảng 2 lần.
- Rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bàng quang.
Các xét nghiệm thông thường nên làm ở người mắc chứng tiểu đêm:
- Siêu âm bụng: Kiểm tra thận, bàng quang, tuyến tiền liệt, tử cung.
- Chụp phim ổ bụng: Kiểm tra sỏi tiết niệu.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Chức năng thận, đường máu.
Bác sĩ Bách khuyến cáo, cần phải xác định chính xác tiểu đêm do nhóm nguyên nhân nào mới điều trị chính xác. Đối với nhóm tiểu đêm do nguyên nhân thực thể, cần khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị theo đúng nguyên nhân. Đối với nhóm tiểu đêm do nguyên nhân chức năng, người bệnh có thể tự chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên áp dụng các phương pháp dân gian, truyền miệng để điều trị chứng tiểu đêm chưa được y khoa công nhận.
Phòng ngừa chứng tiểu đêm
Một số khuyến cáo sau nên thực hiện cho những trường hợp tiểu đêm do nhóm nguyên nhân chức năng (nhất là ở người cao tuổi):
- Hạn chế uống nước nhiều, không ăn nhiều canh, không uống bia rượu, trà, cà phê vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Tăng cường rau xanh, chất xơ, không ăn quá nhiều thịt, muối.
- Không nên ăn nhiều loại quả có chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam… vào buổi tối.
- Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không lo lắng và stress…
- Tập thói quen đi tiểu đúng giờ.
- Không uống các thuốc lợi tiểu vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Massage, ngâm vùng hậu môn bằng nước ấm.
Lê Phương
Theo VNE
Quý ông tuổi băm ê mặt vì 'yếu'
Dù xấu hổ khi phải thừa nhận mình bị yếu, anh Hoàng - 36 tuổi, quận 3, TP HCM vẫn quyết định đến gặp bác sĩ nam khoa để xin được tư vấn, vì gần đây, gần gũi vợ "cậu nhỏ" của anh không tài nào vùng dậy được.
To cao, khỏe mạnh, anh Hoàng từng nghĩ mình rất sung mãn trong đời sống chăn gối, chắc chắn sẽ khiến vợ hài lòng. Nhưng không ngờ, lấy vợ chưa đầy một năm, anh chợt nhận ra mình đã lầm. Gần đây anh liên tục bị chứng "trên bảo dưới không nghe" hành hạ. Dù đã được vợ chăm sóc tận tình, "cậu nhỏ" của anh vẫn cứ mềm voặt. Quá ám ảnh về khả năng chinh chiến của mình, anh Hoàng phải luôn tìm cách né tránh vợ. Những lo âu, dằn vặt cứ dồn nén tạo bức rào cản giữa hai người. "Cứ tưởng sau kết hôn tôi sẽ tiếp tục giữ vững phong độ của mình, nhưng thật không ngờ... khi bị yếu, tôi gần như không còn chút tự tin nào nữa", anh tâm sự.
Cùng gặp nỗi niềm khó nói trong đời sống chăn gối, chị Mai, giáo viên mầm non tại Đông Anh, Hà Nội rầu rĩ kể về cuộc hôn nhân mới bắt đầu nhưng đã vấp phải chuyện không mong muốn của mình. Ngay đêm tân hôn, chị chờ đợi tình yêu nóng bỏng từ chồng (37 tuổi) với bộ đồ ngủ gợi cảm nhưng không ngờ mọi thứ vỏn vẹn chỉ diễn ra trong vòng "một nốt nhạc", bởi "cậu nhỏ" của chồng chị cứ ỉu xìu, "bảo hoài mà không chịu nghe". Cô dâu mới thất vọng ra mặt, còn chú rể thì ngây người ra ê chề.
Tình trạng rối loạn cương có xu hướng trẻ hóa.
Sau 6 tháng, cuộc hôn nhân của vợ chồng chị Mai gặp nhiều bế tắc vì ngoài việc không thể thăng hoa trong chuyện chăn gối, chồng chị cũng kiên quyết lờ luôn chứng "mau nóng chóng nguội", không chịu tìm cách chạy chữa, cải thiện tình hình.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân, rất có thể cả anh Hoàng lẫn chồng chị Mai đều đang gặp phải tình trạng rối loạn cương. Đây là tình trạng "cậu nhỏ" cương không đủ cứng hoặc cứng nhưng không đủ lâu để giao hợp. "Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn cương ở nam giới như bị trầm cảm, stress, tác động của bia rượu, thuốc lá..., nhưng một trong những nguyên nhân chính là do hàm lượng testosterone trong cơ thể nam giới bị thuyên giảm rõ rệt, bắt đầu từ tuổi 30. Cụ thể, trung bình lượng testosterone trong máu nam giới khỏe mạnh từ 10 đến 35 nanomol một lít, nhưng bắt đầu từ tuổi 30, lượng testosterone sẽ giảm trung bình 1-2% mỗi năm", bác sĩ Dũng cho biết.
Trong khi đó, theo Giáo sư Trần Quán Anh, Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam, trước đây khi nói đến bệnh "trên bảo dưới không nghe", người ta thường nghĩ đó chỉ là vấn đề của những cặp vợ chồng đã bước vào tuổi xế chiều. Tuy nhiên thực tế gần đây cho thấy, tỷ lệ nam giới bị rối loạn cương dương đang có xu hướng trẻ hóa dần. Khi lượng nội tiết tố testotosterone giảm dưới mức bình thường sẽ gây ra 3 triệu chứng biểu hiện trên chức năng sinh sản và sinh dục của nam giới gồm: giảm và mất ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, chất lượng và số lượng tinh trùng giảm, bên cạnh 9 biểu hiện toàn thân khác.
Tình trạng rối loạn cương dương cụ thể là do hàm lượng testosterone trong cơ thể suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của nam giới tuổi băm cũng như mối quan hệ vợ chồng. Bổ sung testosterone giúp làm tăng sự hưng phấn, góp phần điều trị rối loạn cương. Tuy nhiên, Giáo sư Trần Quán Anh cho rằng, nam giới không nên vì quá nôn nóng cải thiện phong độ mà lạm dụng các loại thuốc bổ sung testosterone ngoại sinh (dạng uống, tiêm, ngậm, dán...) khi không thật sự cần thiết. Thậm chí việc đưa testosterone ngoại sinh từ bên ngoài vào có thể làm teo kích thước tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến "khoản đàn ông", khả năng có con, tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư, phì đại tuyến tiền liệt... Điều này có thể làm cơ thể nhanh suy yếu hơn.
Theo đó, nam giới nên lựa chọn liệu pháp testosterone nội sinh, hay nói cách khác phải thúc đẩy cơ thể tự sản xuất testosterone nội sinh mà không cần đưa từ bên ngoài vào. Những thảo dược thuần nhiên như Eurycoma Longifolia, có tác dụng kích thích tế bào Leydig ở tinh hoàn sản xuất testosterone nội sinh một cách tự nhiên, không gây ra tác dụng phụ.
Thảo dược Eurycoma Longifolia là một loại cây quý (có trong sâm Alipas), được công nhận là có khả năng giúp tăng cường sức khỏe tình dục nam giới, thông qua cơ chế giúp cơ thể tự tiết ra testosterone nội sinh một cách tự nhiên.
Ngoài ra, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh stress, đồng thời thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp để tăng cường sức khỏe... là những cách có thể thực hiện để phòng tránh và cải thiện tình trạng rối loạn cương, cũng như chủ động trước tình trạng mãn dục sớm ở nam giới.
Phương Thảo
Theo VNE
Bệnh dịch hạch tái xuất tại Trung Quốc Trung Quốc vừa thông báo một ca tử vong do mắc bệnh dịch hạch thể phổi ở tỉnh Cam Túc. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Tồn tại hơn 2.000 năm qua, dịch hạch đã gây ra 4 trận đại dịch với số tử vong khủng khiếp trong lịch sử nhân loại. Ảnh: Amazone. Theo Cục...