Bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Tiêu chảy là bệnh thường gặp trong mùa hè. Gọi là tiêu chảy khi bé đi tiêu phân lỏng trên 2 lần mỗi ngày.
Triệu chứng
Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng, có nhiều nước hơn bình thường hoặc phân toàn nước, đi ngoài trên 3 lần trong vòng 24 giờ. Trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ thường đi ngoài trên 3 lần trong một ngày nhưng phân nát hoặc sền sệt thì không phải là tiêu chảy.
Nguyên nhân
Tiêu chảy là một triệu chứng bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chia ra làm hai nguyên nhân chủ yếu là nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn. Nhóm nguyên nhân do nhiễm khuẩn bao gồm nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus và nhiễm ký sinh trùng. Nhóm nguyên nhân không do nhiễm khuẩn bao gồm những vấn đề khác nhau.
- Tiêu chảy do nhiễm khuẩn gây ra bởi một số loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ thực phẩm, đồ uống bị nhiễm bẩn như vi khuẩn Campylobacter, Salmonella, Shigella, Escherichia coli… hoặc một số loại virus như virus Rota, Norwalk, Cytomegalo, Herpes …
- Ngoài ra tiêu chảy cũng có thể gây nên do một số loại ký sinh trùng đường ruột xâm nhập và ký sinh ở hệ tiêu hóa
Phòng tránh
Để các bé ít mắc bệnh tiêu chảy, cần lưu ý đến các điểm sau:
- Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường.
Video đang HOT
- Sử dụng nguồn nước sạch.
- Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
- Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.
- Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
Giải pháp
Để bé không bị sụt cân, cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường.
- Hạn chế cho bé uống nước vì sợ uống vào lại tiêu chảy nhiều. Điều này sẽ làm bé bị thiếu nước nặng, dẫn đến rối loạn nước – điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.
- Uống thuốc “cầm” tiêu chảy sẽ làm liệt ruột, các chất độc và vi trùng ứ đọng lại dẫn đến nhiễm độc, bụng chướng to, bỏ ăn, khó thở.
- Cho bé ăn cháo trắng với muối, không cho bú mẹ… Sẽ làm bé mau chóng kiệt sức, suy dinh dưỡng, khó hồi phục sau bệnh.
- Tự mua thuốc cho bé uống, vừa không chữa được bệnh lại dễ dẫn đến ngộ độc thuốc và kéo dài ngày bệnh.
Theo SKDS
Ăn ngon mỗi hè
Mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm nếu không ăn uống lành mạnh. Dưới đây là một số quy tắc ăn uống ngày hè cho mọi gia đình.
Quy tắc nên nhớ : Quy tắc cơ bản là "Thực phẩm nóng nên giữ nóng, thực phẩm lạnh nên giữ lạnh để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển nhanh chóng", Giáo sư Donald Zink, chuyên gia tư vấn khoa học tại Trung tâm an toàn và dinh dưỡng ứng dụng thuộc Hiệp hội Thuốc và thực phẩm Mỹ cho biết.
Rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm gây ra bởi các loại vi khuẩn như salmonella, E.coli, campylobacter và listeria. Tuy nhiên, bạn nên nhớ trong mùa hè vi khuẩn sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ ấm. Do vậy, cần lưu ý:
Tại siêu thị
- Kiểm tra thực phẩm trước khi cho vào giỏ hàng. Tránh mua các loại thịt không được đóng gói cẩn thận hoặc bao bì đóng gói đã bị rách vì có thể nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm khác. Kiểm tra xem thực phẩm đông lạnh có thực sự lạnh và đảm bảo chắc chắn những thực phẩm lấy từ tủ đông lạnh vẫn trong trạng thái đông cứng.
- Trái cây và rau củ được thái lát trước phải được lưu giữ trong tủ làm lạnh, nếu không thì không nên mua chúng.
- Đặt thịt sống và hải sản vào dưới đáy giỏ hàng để không ảnh hưởng đến thực phẩm đặt dưới. Bạn cúng có thể gói chúng trong túi plastic tránh các khả năng vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm khác.
- Cho các thực phẩm làm lạnh như trứng, thịt, thực phẩm đông lạnh vào sau cùng trước khi thanh toán để giữ lạnh được lâu. Nếu vận chuyển bằng xe hơi nên để thực phẩm hàng ghế sau thay vì cho vào cốp xe để giảm thiểu vi khuẩn phát triển.
Tại nhà
- Cho thức ăn nóng vào tủ lạnh ngay lập tức (tốt hơn là để chúng nguội rồi mới cho vào)
- Ướp thịt trong tủ lạnh. Không quệt nước ướp thịt lên thịt sống, nên đun sôi ít nhất 5 phút đầu tiên.
- Không rửa thịt sống. Điều này thực sự làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi nước bắn tung tóe và vi khuẩn sẽ bám vào bồn rửa chén bát.
Nên rửa cái gì? Tất nhiên, hoa quả và rau. Đặt chúng dưới vòi nước, chà kỹ vỏ để loại bỏ bụi và vi khuẩn. Gọt các vết thâm tím nhỏ bởi vì đó là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn.
- Có 3 cách để rã đông thịt sống: rã đông trung tủ lạnh, trong nước mát khoảng 30 phút thay nước 1 lần, hoặc bằng lò vi sóng. Đối với 2 cách sau nên nấu ngay sau khi rã đông.
Khi dã ngoại
- Để giữ thực phẩm lạnh, thiết kế hộp đá riêng biệt cho thực phẩm và đồ uống để tránh mởthường xuyên. Tránh xa ánh nắng mặt trời, có thể đậy lại bằng chăn.
- Luôn có hai đĩa trên bàn nướng: một để thịt sống và chiếc kia để thịt sau khi nấu.
- Nếu bạn thích humburger, nên chú ý như sau: nhờ chủ bán hàng thịt lấy loại thịt vừa được giết mổ để xay và đóng gói cẩn thận. Việc làm này nhằm tránh nguy cơ thịt nhiễm khuẩn từ các loại thịt khác được bày bán trong quán, giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Giữ đôi tay sạch sẽ. Vi khuẩn trên tay có thể lây nhiễm sang thực phẩm, phát tán vi khuẩn từ thực phẩm sống sang thực phẩm đã được nấu chín. Đối với các sự kiện ngoài trời, sử dụng chất khử trùng độ cồn khoảng 60% là tốt nhất.
Quách Vinh
Theo Dân trí
Những lưu ý dinh dưỡng khi bị tiêu chảy PGS.TS Trần Đình Toán cho biết: "Bệnh tiêu chảy cấp tính xuất hiện cả bốn mùa trong năm, biểu hiện là đi tiêu phân có nhiều nước từ 3 lần trở lên trong ngày". Bệnh nhân thường kèm theo ói mửa, đau bụng và đau hậu môn. Nguyên nhân của tiêu chảy cấp tính có thể do ngộ độc thực phẩm và nhiễm...