Bệnh thuỷ đậu có lây không? Những điều cần lưu ý để phòng tránh lây bệnh
Cuối đông, đầu xuân là thời điểm bùng phát dịch thuỷ đậu. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh thuỷ đậu có lây không, và lây truyền qua những con đường nào?
Bệnh thủy đậu có lây không, là một trong những câu hỏi thường gặp. Thực tế thì, thủy đậu có khả năng lây lan mạnh mẽ, rất dễ bùng phát thành dịch nếu không được xử lý đúng cách. Dưới đây là một số kiến thức về bệnh và các con đường lây truyền thủy đậu để phòng tránh đúng cách.
Thuỷ đậu là một loại bệnh do virus Varicella Zoster gây nên. Bệnh xuất hiện ở khắp mọi nơi và dễ bùng phát ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tại Việt Nam bệnh thủy đậu thường bùng phát thành dịch vào cuối đông, đầu xuân, thời tiết mưa, lạnh.
Mặc dù bệnh thủy đậu là bệnh khá lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện của thủy đậu thường là sốt cao, xuất hiện mụn nước trên bề mặt da và niêm mạc. Cơ thể người bệnh dễ bị suy nhược, mệt mỏi, chán ăn làm suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh có thể được chữa khỏi sau 2 tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Để biết bệnh thủy đậu có lây không, lây qua con đường nào, thời gian ủ bệnh bao lâu…? Cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây!
Bệnh thủy đậu có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm vào mùa dịch – Ảnh: Internet
1. Bệnh thủy đậu có lây không?
Thuỷ đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus có khả năng lây lan nhanh chóng nhất. Đặc biệt là với những đối tượng chưa tiêm vaccine hoặc người chưa từng mắc bệnh. Ở những người này, nguy cơ bị lây nhiễm bệnh có thể lên đến 90%.
Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được ngăn chặn kịp thời. Trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai, người có sức đề kháng yếu là những đối tượng dễ gặp nguy hiểm khi nhiễm bệnh. Bởi chúng có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt, với mẹ đang mang thai bị mắc thủy đậu sẽ lây truyền sang con, em bé có nguy cơ tử vong ngay sau sinh.
Video đang HOT
2. Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?
Bệnh thủy đâu lây lan từ người sang người qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh hoặc lây gián tiếp qua vật trung gian.
- Lây qua đường hô hấp: Virus thủy đậu tồn tại trong nước bọt của người bệnh. Khi họ nói chuyện to, ho hoặc hắt hơi, virus từ các giọt nước bọt li ti trong không khí sẽ tấn công những người xung quanh. Phương thức lây truyền này được gọi là nhiễm trùng giọt bắn.
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh: Con đường lây nhiễm thủy đậu nhanh nhất chính là tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng của người bệnh. Virus từ vùng da bị tổn thương của bệnh nhân thủy đậu sẽ tấn công người lành khiến họ bị lây nhiễm.
- Lây gián tiếp qua vật trung gian: Virus thủy đậu có thể tồn tại ở các vật dụng cá nhân như chăn, màn, giường, chiếu, quần áo, khăn mặt,… của người bệnh. Khi bạn tiếp xúc hoặc va chạm với các vật dụng chứa mầm bệnh có nguy cơ bị lây nhiễm cao.
Bệnh thủy đậu có lây không và lây qua những con đường nào? – Ảnh: Internet
3. Bệnh thủy đậu dễ lây lan vào giai đoạn nào?
Bệnh thủy đậu phát triển thành 4 giai đoạn bao gồm: Giai đoản ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn phục hồi. Trong đó toàn phát là giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.
Trong giai đoạn này các nốt mụn nước xuất hiện với số lượng lớn. Nó gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh khiến họ phải gãi, làm vỡ các nốt mụn khiến nguy cơ lây lan gia tăng. Đồng thời tạo điều kiện cho virus thủy đậu phát tán ra môi trường xung quanh.
Khi mụn nước bị vỡ, se hẳn lại bệnh sẽ không còn khả năng lây lan nữa. Đến giai đoạn này bệnh nhân có thể bỏ cách ly, trở lại sinh hoạt bình thường.
4. Phòng tránh lây lan bệnh thủy đậu đúng cách
Sau khi có lời giải cho câu hỏi, bệnh thủy đậu có lây không, chúng ta cần có biện pháp phòng tránh đúng cách.
- Khi có dấu hiệu bệnh cần tiến hành cách ly ngay để tránh lây truyền cho người xung quanh. Khi bệnh nhân bước sang giai đoạn toàn phát cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Đối với người chăm sóc, thăm khám cần thực hiện các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang, găng tay khi gặp người bệnh.
Tiêm vaccin là phương pháp phòng tránh bệnh thủy đậu tốt nhất – Ảnh: Internet
- Bệnh nhân cũng nên đeo khẩu trang để chắn các giọt bắn hô hấp. Điều này sẽ ngăn cản virus phát tán ra ngoài. Đối với phụ nữ sau sinh, nếu bị mắc bệnh cần vệ sinh đầu vú trước khi cho em bé bú để tránh lây truyền cho con.
- Không dùng chung đồ, đụng chạm với người bệnh. Vì chất dịch từ các nốt mụn thoát ra có thể bám dính vào quần áo, vật dụng hàng ngày, khiến mầm bệnh phát tán và lây nhiễm cho người khác.
- Tiêm vaccin phòng bệnh từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Nên tiêm vaccin cho cả gia đình trước mùa dịch ít nhất 1 tháng để thuốc phát huy tác dụng.
Trên đây là lời giải cho câu hỏi bệnh thủy đậu có lây lan không? Cũng như các thông tin liên quan đến bệnh giúp bạn phòng tránh hiệu quả nhất. Hãy đưa người bệnh đến bệnh viện khi có các triệu chứng thủy đậu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Vaccine phòng thủy đậu hiệu quả hơn 90%
Trẻ em, người lớn nên chủ động tiêm vaccine thủy đậu để phòng bệnh, hiệu quả của vaccine có thể đạt hơn 90%.
Theo Cục Y tế Dự phòng, số ca bệnh thủy đậu có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2018, các bệnh viện đã tiếp nhận hàng nghìn trẻ đến thăm khám và chữa trị. Năm 2017, gần 40.000 người bị bệnh thủy đậu, tăng gần 50% so với năm 2016.
Trong những năm gần đây, nhiều trẻ em, người lớn vẫn mắc căn bệnh này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vaccine là cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả. Hơn 90% người đã tiêm phòng sẽ tránh được căn bệnh này.
Theo Ủy ban Tư vấn về Thực hành tiêm chủng Mỹ, hai liều vaccine thủy đậu có thể đạt hiệu quả phòng bệnh cao cho trẻ em. Liều đầu tiên tiêm cho trẻ khoảng một tuổi và liều thứ hai khoảng 4-6 tuổi.
Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm hai liều, cách nhau ít nhất sáu tuần để hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ba tháng. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai không tiêm vaccine này.
Tiêm vaccine là biện pháp chủ động phòng thủy đậu và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Ảnh: freepik.
Theo trang History of vaccine (Mỹ), vaccine thủy đậu đã được phê duyệt và thêm lịch tiêm chủng cho trẻ em vào năm 1995, áp dụng tiêm liều tăng cường được thực hiện vào năm 2006. Vaccine thủy đậu là một loại vaccine sống, giảm độc lực. Hiện có vaccine đơn phòng thủy đậu hoặc vaccine phối hợp phòng thủy đậu và một số bệnh khác. Các nghiên cứu về tác dụng của tiêm hai liều vaccine thủy đậu tại một số khu vực ở Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đã giảm khoảng 90% so với khi chưa có vaccine.
Thủy đậu do virus varicella zoster gây ra, dễ lây từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp, các giọt hô hấp và dịch từ mụn nước. Khoảng 90% những người trong gia đình tiếp xúc với người bị thủy đậu không có miễn dịch sẽ mắc bệnh.
Ở trẻ em, triệu chứng của bệnh thủy đậu thường là phát ban ngứa xuất hiện trên đầu và lan xuống thân, các bộ phận cơ thể khác, hình thành các mụn nước. Các mụn nước đóng vảy và có thể biến mất trong khoảng 10-14 ngày.
Ở người lớn, các triệu chứng đầu tiên của bệnh thủy đậu có thể là sốt và mệt mỏi vài ngày trước khi phát ban. Trẻ cũng có thể bị sốt và mệt mỏi cùng với phát ban. Những người bị thủy đậu có nguy cơ mắc bệnh zona sau này, xảy ra khi virus varicella zoster được kích hoạt lại.
Tuy thủy đậu là một bệnh nhẹ nhưng cũng có thể gây biến chứng. Các biến chứng khác của bệnh có thể bao gồm viêm phổi và biến chứng thần kinh. Biến chứng có thể thường gặp với những người có hệ miễn dịch yếu. Nhiễm thủy đậu trong thai kỳ có thể gây rủi ro cho bà bầu và trẻ sơ sinh.
Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần chăm sóc kỹ lưỡng, giữ da trẻ thật sạch sẽ, không cho trẻ mặc áo quá dày vì dễ cọ xát làm vỡ mụn nước. Một số sai lầm khi mắc thủy đậu như kiêng tắm. Điều này khiến bé sẽ dễ bị nhiễm trùng do da ẩm ướt không sạch. Kiêng ăn làm cho trẻ suy dinh dưỡng thêm, giảm sức đề kháng nên khó lành bệnh.
Kiêng gió, trùm kín để "đậu" xổ ra hết không lậm vào nội tạng. Thực tế trẻ xuất hiện các nốt thủy đậu càng ít thì chứng tỏ sức đề kháng tốt và ít biến chứng hơn. Tắm hay uống nước gốc rạ không có tác dụng chữa bệnh mà có thể gây nhiễm trùng thêm hay ngộ độc hóa chất nông nghiệp từ trong gốc rạ.
Theo trang History of vaccine (Mỹ) , điều trị bệnh thủy đậu thường bao gồm sử dụng thuốc và điều trị tại chỗ phát ban ngứa, mụn nước và bong vảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, thuốc kháng virus có thể làm thay đổi tiến trình của bệnh. Chúng thường được dùng sớm cho những người có nguy cơ biến chứng cao nhất.
Người bị thủy đậu nên uống những loại đồ uống nào? Bị thủy đậu nên ăn uống như thế nào là vấn đề cần được quan tâm nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh và không bị lưu lại những vết sẹo mất thẩm mĩ. Cùng tìm hiểu bị thủy đậu nên uống gì qua bài viết dưới đây. Thủy đậu là căn bệnh rất dễ lây lan và gây ra những khó chịu cho...