Bệnh thận đa nang có nguy hiểm?
Thận đa nang là bệnh thận nang hay gặp nhất và là bệnh di truyền. Bệnh thận nang có thể kết hợp với nang gan cùng các bất thường tim mạch và thường dẫn tới suy thận giai đoạn cuối.
Vì vậy, việc hiểu biết về bệnh và biết cách đề phòng biến chứng nguy hiểm là rât quan trọng.
Dấu hiệu nhận biết
Thận đa nang là bệnh di truyền có 2 loại: di truyền theo tính trạng lặn hoặc trội. Bệnh di truyền theo tính trạng trội thường khởi phát bệnh ở tuổi trung niên, còn theo tính trạng lặn thường khởi phát ở tuổi thiếu niên.
Tuy nhiên, khởi phát bệnh thường là người lớn biểu hiện lâm sàng thường xuất hiện sau 30-40 tuổi, rất ít gặp khởi phát bệnh khi còn nhỏ. Vì vậy, những người trong gia đình có bệnh nhân cần đi kiểm tra để phát hiện bệnh, từ đó có hướng tư vấn hôn nhân và sinh con.
Bệnh được đặc trưng bởi xuất hiện nhiều nang ở cả 2 thận. Triệu chứng ban đầu thường không đặc hiệu, bệnh nhân phát hiện được bệnh thường do khám sức khỏe thường kỳ hoặc siêu âm ổ bụng.
Có một số bênh nhân có các triệu chứng lâm sàng nhưng nhiều trường hợp thận đa nang chi đươc phat hiên khi nang lớn và đã có biến chứng. Theo nghiên cứu, co khoảng 20-30% số bệnh nhân đươc phat hiên tăng lên theo tuổi và kích cỡ của nang. Nếu đau cấp tính, có thể là do xuất huyết trong nang, nhiễm khuẩn nang, tắc nghẽn đường tiết niệu.
Đau dưới hạ sườn phải hoặc đau vùng thận 2 bên, đau âm ỉ, nặng tức. Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiểu tiện, có thể nhiễm trùng đường tiểu ngược dòng gây đái buốt, đái rắt hoặc tiểu tiện ra máu do nhiễm trùng nang hoặc xuất huyết nang hoặc do sỏi.
Bệnh nhân mắc thận đa nang và kèm theo bất thường van tim, thống kê cho thấy, có thể thấy bất thường ở một hoặc nhiều hơn các van tim ở 18% bệnh nhân. Van tim thấy thoái hóa tổ chức cơ, mạch máu và collagen. Sa van 2 lá, rối loạn nhịp tim, viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, huyết khối nhĩ trái.
Theo nghiên cứu, có khoảng 50% bệnh nhân bị bệnh thận đa nang có nang ở gan. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện ở các cơ quan khác: Nang có thể thấy ở tụy và lách, tỷ lệ gặp là 10% và 5%, đôi khi còn phát hiện nang ở thực quản, niệu quản, buồng trứng, não.
Hình ảnh nội soi thận đa nang.
Video đang HOT
Nhiều biến chứng
Nhưng thận đa nang thường không gây đau, bệnh nhân đau có thể là do nhiễm trùng, đây là biến chứng thường gặp của bệnh lý này. Các biến chứng thường gặp là: nhiễm trùng, tăng huyết áp, nang xuất huyết, nếu ở giai đoạn muộn có thể có suy thận.
Bệnh nhân có thể tăng huyết áp và sốt thường xuất hiện khi có biến chứng như nhiễm trùng, sỏi thận, suy thận. Tăng huyết áp có thể xảy ra sớm, gặp với tỷ lệ 13-20% số bệnh nhân ngay cả khi chưa có suy thận. Nhiễm khuẩn là lý do chính khiến bệnh nhân phải nhập viện. Vi khuẩn tới thận theo đường ngược dòng. Nếu nhiễm khuẩn nang làm nang to lên và đau.
Theo thống kê, có khoảng 11-34% số bệnh nhân thận đa nang mắc sỏi thận. Thận đa nang dễ tiến triển đến suy thận và đây là biến chứng thường gặp nhất. Gần 50% số ca ung thư thận xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh thận đa nang. Chủ yếu là ung thư tế bào thận, một số ít ung thư nhú thận. Chụp động mạch não phát hiện khoảng 10-30% bệnh nhân có phình mạch trong sọ. Tỷ lệ gặp xuất huyết trong sọ gặp khoảng 2% số bệnh nhân do vỡ phình mạch.
Về điều trị
Hiện chưa có thuốc đặc hiệu nên điều trị bệnh thận đa nang trước hết là điều trị triệu chứng như cho các thuốc hạ huyết áp, các thuốc giảm đau, các thuốc lợi tiểu khi có suy thận. Nếu nang thận quá lớn gây chèn ép trong ổ bụng có thể được mổ dẫn lưu.
Nhiễm khuẩn thận có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh ở hầu hết các bệnh nhân. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sẽ được lọc máu chu kỳ và ghép thận. Bệnh nhân lọc máu chu kỳ có thể gặp đái ra máu đại thể hầu hết ở năm đầu và ở những bệnh nhân đã có đái ra máu đại thể trước đây. Nguy cơ nhiễm khuẩn thận tăng ở bệnh nhân bị bệnh thận đa nang lọc máu.
Đối với bệnh nhân mắc thận đa nang, việc dự phòng nhiễm trùng tái phát, xuất huyết nang thận, sỏi thận nhằm kéo dài diễn tiến suy thận là vô cùng cần thiết.
Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn. Tuyệt đối không điều trị theo mách bảo, truyền miệng. Cần chú ý đến chế độ ăn nhiều rau quả, hạn chế muối, uống nhiều nước. Khi có biểu hiện bất thường hoặc khi có dấu hiệu đau bụng, cần nhập viện ngay.
Tăng huyết áp vô căn nguyên phát có nguy hiểm?
Tăng huyết áp vô căn nguyên phát là loại tăng huyết áp phổ biến. Gọi là vô căn vì bác sĩ không thể xác định nguyên nhân tăng huyết áp một cách cụ thể. Tăng huyết áp vô căn chiếm đến 95% số trường hợp và biến chứng dần theo thời gian.
Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp (THA) đều được phân loại là THA vô căn. Một loại THA khác được biết đến là THA thứ phát, tức là nguồn gốc phát triển bệnh được xác định rõ, chẳng hạn như bệnh thận.
Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để theo dõi sát tình trạng huyết áp của mình. Chỉ số huyết áp thường được viết dưới dạng phân số như 120/80mmHg, với mmHg là đơn vị đo huyết áp. Cách đọc chỉ số huyết áp như sau: Số đầu tiên là huyết áp tâm thu, dùng để đo áp suất của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Số thứ hai là áp suất tâm trương, dùng để đo áp suất của máu lên thành động mạch khi cơ tim giãn ra.
Chỉ số huyết áp của bạn có thể dao động lên xuống trong ngày, thay đổi sau khi tập thể dục, nghỉ ngơi, lúc cơ thể bị đau và khi bạn căng thẳng hoặc tức giận. Thỉnh thoảng chỉ số huyết áp tăng cao không có nghĩa là bạn bị tăng huyết áp. Bạn chỉ được chẩn đoán bị THA nếu kết quả đo từ 2-3 lần đều vượt phạm vi lý tưởng. Khi chỉ số huyết áp liên tục ở mức trên 140/90mmHg thì được gọi là THA. THA độ 1: từ 140/90mmHg trở lên; THA độ 2: từ 160/100mmHg trở lên; THA độ 3: từ 180/110mmHg trở lên.
Ngoài ra, để chẩn đoán THA vô căn, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau đây để kiểm tra các vấn đề về tim và thận khi có các dấu hiệu THA nói chung: Kiểm tra mức độ cholesterol trong máu. Sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của tim, từ đó kiểm tra liệu tim có bất kỳ dấu hiệu tổn thương nào không. Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG) ghi lại hoạt động điện của tim bạn. Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm thận có thể được áp dụng để kiểm tra thận cũng như các cơ quan khác đang hoạt động như thế nào.
Nên khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra huyết áp thường xuyên để phòng bệnh tăng huyết áp. Ảnh: TM
Các biến chứng do THA vô căn
THA vô căn nói riêng và THA nói chung nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Các biến chứng dễ gặp của bệnh THA vô căn nguyên phát là:
Biến chứng tại tim: THA khiến trái tim phải hoạt động quá sức, áp lực mạch máu càng cao thì cơ tim càng phải bơm nhiều hơn, tốn sức hơn. Lâu dần, tim bị giãn nở, đến một mức nào đó sẽ làm tăng các nguy cơ rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột quỵ,...
Các biến chứng về não bộ: Não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường đều cần tới máu giàu oxy được tim bơm đến. THA làm giảm lượng máu cung cấp đến não, gây ra những cơn thiếu máu não thoáng qua. Nếu dòng máu tắc nghẽn đáng kể, lâu dài có thể khiến tế bào não chết, gây đột quỵ. THA không kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, giao tiếp và suy đoán của não.
Động mạch tổn thương vĩnh viễn: Những động mạch khỏe mạnh sẽ giúp máu lưu thông tốt, không bị cản trở. Việc tăng huyết áp lâu dài khiến động mạch tổn thương, trở nên ít co giãn và cứng hơn. Do vậy, chất béo trong máu cũng dễ dàng tích tụ trong động mạch, dần hạn chế lưu lượng máu, gây tắc nghẽn, THA, đau tim và đột quỵ.
Biến chứng tới mắt và thận: Khi huyết áp tăng sẽ dẫn đến tăng áp lực lọc lên tổ chức thận, lâu dần gây suy thận. Tại mắt có thể gây biến chứng phù đáy mắt, xuất huyết đáy mắt, giảm thị lực, mù mắt.
Lời khuyên của thầy thuốc
Khi phát hiện những triệu chứng của THA, bạn cần đến bệnh viện sớm để xác định chính xác nguyên nhân và chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Do THA vô căn không xác định được chính xác nguyên nhân nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn, đôi khi chỉ có thể khắc phục triệu chứng mà không giải quyết được triệt để vấn đề. Người bệnh THA vô căn cần được thường xuyên theo dõi sức khỏe và có liệu trình điều trị phù hợp.
Bí quyết phòng ngừa bệnh THA
Để phòng bệnh THA, mọi người nên thực hiện các biện pháp sau:
Kiểm soát cân nặng: Những người béo phì thừa cân thường có nguy cơ mắc THA cao hơn những người có cân nặng bình thường. Do vậy, trường hợp dư cân và có vòng bụng quá to (với nam giới là trên 90cm), thì cần tập luyện và áp dụng chế độ giảm cân khoa học bằng cách hạn chế tinh bột, đường, dầu mỡ và tăng cường rau xanh, trái cây cũng như uống đủ nước mỗi ngày.
Chế độ ăn uống khoa học: Nên ăn đủ bữa, không ăn quá nhiều hay quá muộn. Trong chế độ ăn uống hằng ngày cần tích cực sử dụng thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa THA như: Nên bổ sung rau xanh và trái cây như: cam, quýt, bưởi, táo, bơ, dâu, thanh long, chuối, dưa hấu, dứa... đều chứa nhiều vitamin E, C hoặc kali giúp phòng ngừa THA hiệu quả.
Ngũ cốc thô: Ngoài tác dụng chống táo bón, chất xơ từ các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, bo bo, bắp, yến mạch, bánh mì đen... còn có tác dụng hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường khả năng tiết axit mật hỗ trợ tiêu hóa.
Để bổ sung đạm, tốt nhất bạn nên dùng cá thay thịt, đặc biệt là 2-3 lần ăn cá biển mỗi tuần vì cá chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu. Để tiết giảm cholesterol, nên dùng chất béo không bão hòa từ dầu ôliu, dầu bắp, dầu hướng dương, dầu đậu nành... Ngoài ra, hãy thay các món chiên, xào bằng thức ăn nướng hoặc hấp để tốt cho sức khỏe.
Lưu ý tránh những thực phẩm có thể gây THA như: Việc giảm bớt thức ăn mặn có thể giúp giảm huyết áp. Không nên ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như trứng vịt muối, thịt chà bông... Cần tránh ăn thức ăn xào, chiên, lòng đỏ trứng gà, da hoặc nội tặng động vật, nước xương hầm...
Để giảm thiểu nguy cơ THA, cần ăn vừa đủ lượng, cơm, bún, phở, đồng thời tránh các thực phẩm, trái cây nhiều ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, mứt, xoài, nhãn, mít, vải, tươi... Đạm từ thịt bò, cừu, dê, chó sẽ làm tăng cholesterol dẫn đến THA nên cần tránh sử dụng.
Hạn chế thịt xông khói, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích vì đây đều là những thực phẩm chứa tỷ lệ muối và chất bảo quản cao. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: cà phê, bia rượu, trà, gia vị cay nóng sẽ làm hưng phấn thần kinh, gây mất ngủ, rối loạn nhịp tim, từ đó dẫn đến THA.
Luyện tập thường xuyên: Để phòng ngừa THA, cần lên kế hoạch duy trì luyện tập từ 30-60 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Việc luyện tập còn giúp bạn tránh xa stress - một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Các hình thức tập luyện tốt cho sức khỏe có thể chọn là đi bộ, bơi lội, các môn thể thao vừa sức...
Nếp sinh hoạt lành mạnh: Không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm. Duy trì lối sống lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu hay căng thẳng thần kinh, để giảm nguy cơ mắc THA.
Gặp 10 dấu hiệu này, nên đi khám thận ngay! Suy thận hiện đang có chiều hướng gia tăng trong vài năm trở lại đây. Nếu mắt thường xuyên bị sưng, đặc biệt là vào buổi sáng, hãy lưu ý. Điều này có liên quan đến bệnh thận và tim - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Đa số người bệnh thận nghĩ mình hoàn toàn khỏe mạnh, cho đến khi bệnh đã tiến triển...