Bệnh tay chân miệng tăng 4,4 lần so với cùng kỳ tại Vĩnh Long
Ngày 26-4, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long cho biết: Từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngành y tế tỉnh ghi nhận 647 trường hợp mắc bệnh bệnh tay – chân – miệng, tăng 4,4 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Ảnh minh họa
Theo ông Văn Công Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, trong số các trường hợp mắc bệnh tay – chân – miệng, số phân độ 2a trở lên chiếm 48,6%. Số ổ dịch phát hiện và xử lý là 21 ổ dịch, tăng 4,2 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, số ca mắc tay – chân – miệng của tỉnh Vĩnh Long vẫn ở mức thấp so với các tỉnh trong khu vực phía Nam.
Video đang HOT
Ông Minh cho biết: Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở các tuyến hoạt động chặt chẽ từ tuyến tỉnh đến xã, ghi nhận thông tin ca bệnh kịp thời và phản hồi điều tra, giám sát để có hướng xử lý đúng theo quy định. Đáng chú ý, công tác lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tay – chân – miệng 2b trở lên nhập viện tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, ghi nhận 100% đều nhiễm chủng EV71 hiện đang lưu hành rộng rãi tại các tỉnh khu vực phía Nam.
Hiện số mắc tay – chân – miệng có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới. Do đó, Sở Y tế tỉnh yêu cầu Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục tại địa phương triển khai các biện pháp phòng chống bệnh tay – chân – miệng trong trường học; hướng dẫn chuyên môn về giám sát và xử lý dịch… đặc biệt là vệ sinh khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục, không để dịch lan rộng.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh, phải đảm bảo đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, tập huấn cho cán bộ y tế về phác đồ cấp cứu và điều trị tay – chân – miệng; thực hiện nghiêm các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện, cố gắng không để xảy ra tử vong do dịch bệnh tay – chân – miệng.
Ngoài ra, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long khuyến cáo, người dân cần chủ động rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng…
Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận trên 17.000 trường hợp mắc bệnh tay – chân – miệng, trong đó có 4 trường hợp tử vong tại Kiên Giang (2), An Giang (1) và Long An (1). So với cùng kỳ năm 2020, số mắc tăng bốn lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TPHCM, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang… với số mắc ghi nhận trên 1.000 trường hợp.
Thanh Hóa tăng cường phòng chống bệnh tay-chân-miệng
Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC); các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh về việc tăng cường phòng ngừa, điều trị bệnh tay-chân-miệng (TCM).
Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận 13.290 trường hợp mắc bệnh TCM, 1 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc tăng 3,2 lần, tử vong tăng 1 ca.
Theo đó, Giám đốc Sở Y tế giao CDC tham mưu xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh TCM trên địa bàn tỉnh và khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện.
Điều trị cho trẻ mắc tay-chân-miệng tại Thanh Hóa.
Các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện việc thu dung, điều trị người bệnh theo Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh TCM ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế và tham khảo các nội dung chuyên môn trong Cẩm nang chẩn đoán và xử trí bệnh TCM ở trẻ em của Bộ Y tế.
Tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong bệnh viện, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở, phân tuyến điều trị, tổ chức lọc bệnh nhân điều trị ngoại trú và điều trị nội trú.
Đồng thời, thực hiện việc theo dõi người bệnh TCM đang nằm nội trú đặc biệt trong các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần để phát hiện, điều trị kịp thời các ca bệnh diễn biến nặng lên. Ghi chép hồ sơ bệnh án đầy đủ, chi tiết; kiểm tra, đánh giá về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất và vật tư y tế đơn vị bảo đảm sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh tay chân miệng.
Hiểm họa đằng sau nụ hôn của người lớn với trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên rất dễ bị lây nhiễm virus, vi khuẩn từ nụ hôn của người lớn. Trẻ sơ sinh rất đáng yêu và hầu như mọi người đều bị thu hút bởi các bé, muốn hôn lên đôi má phúng phĩnh, bầu bĩnh của trẻ. Hôn chỉ là cách thể hiện tình...