Bệnh tay chân miệng lan rộng, chuyên gia hướng dẫn cách phòng bệnh
Nhiều bệnh viện ghi nhận bệnh nhi nhập viện vì biến chứng của tay chân miệng tăng. Bé N.Đ.A. (nam, 9 tháng tuổi, trú tại Ứng Hòa, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng khó thở, nhịp tim nhanh. Theo người nhà bé, ban đầu đi khám bé được chẩn đoán mắc suy hô hấp, viêm phổi.
Các bác sĩ phát hiện một số nốt phỏng nước trong lòng bàn tay trẻ. Bệnh nhi được chẩn đoán mắc tay chân miệng. Bác sĩ chỉ định làm thêm xét nghiệm test nhanh EV71. Kết quả, bé A. mắc tay chân miệng mức độ 4, tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Cha mẹ bất ngờ vì con chưa đi học, không biết nguồn lây từ đâu.
H.A. (16 tháng tuổi, Long Biên, Hà Nội) nhập viện vì sốt, được chẩn đoán mắc tay chân miệng độ 2. Biết tin con mắc tay chân miệng, bố mẹ bé cũng giật mình. S
Gia tăng trẻ mắc tay chân miệng tại Hà Nội.
Khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiếp nhận khoảng 3-4 bệnh nhi tay chân miệng phải mỗi ngày. Những ngày cao điểm, khoa tiếp nhận đến 7-8 trường hợp mắc bệnh.
Video đang HOT
Tại Bệnh viện Đức Giang (Hà Nội), số trẻ đến khám vì tay chân miệng cũng gia tăng. Trong tháng 4 và tháng 5, bệnh viện ghi nhận 116 bệnh nhi mắc bệnh đến khám, tăng 59 ca so với hai tháng trước đó. Bảy trường hợp hiện phải điều trị tại khoa Hồi sức tích cực. Theo bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Nhi và Truyền nhiễm, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện quanh năm, nhưng chủ yếu là tháng 3-5 và 9-12. Đáng chú ý, hai loại virus gây bệnh chân tay miệng phổ biến nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71.
Biểu hiện trẻ mắc tay chân miệng là sốt vừa, sốt không hạ và tổn thương ở da, nổi các mụn đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối.
Các phòng bệnh
TS Nguyễn Văn Lâm, chuyên gia truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc phòng chống virus hoặc các loại vaccine đặc hiệu để phòng ngừa, vì vậy nhà trường, gia đình cần tăng cường phòng tay chân miệng cho trẻ bằng các biện pháp:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét, trước khi nấu ăn hoặc trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và thay tã.Rửa sạch các bề mặt và vật dụng bị nhiễm khuẩn (gồm đồ chơi) với nước và xà phòng, sau đó tẩy trùng bằng chất tẩy có chứa chlorine pha loãng.Tránh tiếp xúc trực tiếp (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng…) với trẻ bị nhiễm bệnh cũng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm.Không để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang nhiễm bệnh đến nhà trẻ, mẫu giáo, trường học hoặc tụ tập đông người cho đến khi khỏe hẳn.Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ nhiễm bệnh và can thiệp y tế kịp thời nếu sốt cao liên tục, mất tỉnh táo và hoặc tình trạng chung diễn biến theo chiều hướng xấu.Che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho.Vứt khăn giấy và tã qua sử dụng vào thùng rác được đậyGiữ vệ sinh tại nhà, trung tâm chăm sóc trẻ, nhà trẻ mẫu giáo hoặc tại trường học.
Nhiều trẻ biến chứng nặng, phải thở máy do viêm não Nhật Bản
Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo trẻ bị viêm não Nhật Bản, thậm chí có trẻ phải thở máy vì bệnh này.
Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho nhiều trẻ bị viêm não Nhật Bản, trong đó ba trẻ biến chứng nặng, một trẻ đang phải thở máy.
Bé B.A. (5 tuổi, trú tại Hà Nội) sốt cao 38-39 độ C tại nhà, sau đó đau đầu tăng dần và ngủ nhiều. Thấy con biểu hiện lạ, người nhà đưa trẻ tới bệnh viện khám và được chẩn đoán mắc viêm não Nhật Bản, lập tức nhập viện điều trị. Nhờ điều trị kịp thời, bệnh nhi dần ổn định.
Theo các bác sĩ, đa phần trẻ bị di chứng nặng do bỏ qua mũi tiêm nhắc lại cho trẻ sau 2 tuổi. Khi thấy trẻ biểu hiện sốt cao, buồn nôn, ngủ li bì, phụ huynh cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được khám. Trẻ nhiễm viêm não Nhật Bản có thời gian ủ bệnh chỉ 2 ngày.
TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, viêm não Nhật Bản là bệnh viêm cấp tính tổ chức não do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Đây là virus gây viêm não hàng đầu châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh diễn ra quanh năm nhưng cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi.
Viêm não Nhật Bản được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (từ 25-35%). Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động.
Tuy đa số các trẻ được tiêm phòng đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh do sức đề kháng kém, chưa tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm không đủ số mũi.
Các bà mẹ có con lớn tuổi mắc viêm não Nhật Bản hầu hết đều cho rằng con được tiêm phòng tiêm phòng 3 mũi đầy đủ đến 2 tuổi. Đây là quan niệm sai lầm khiến gia tăng trẻ lớn mắc bệnh. Các bậc cha mẹ nên tiêm phòng cho con đầy đủ và tiêm nhắc lại 3-5 năm một lần đến năm 15 tuổi.
Một bệnh nhi viêm não Nhật Bản nặng, phải thở máy đang nằm điều trị tại BV Nhi Trung ương.
Triệu chứng viêm não Nhật Bản
Triệu chứng đầu tiên của bệnh thường bao gồm sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn. Ngoài ra có thể có các biểu hiện của nhiễm virus nói chung như mệt mỏi, ớn lạnh. Trường hợp nặng có thể có các biểu hiện: Co giật, giảm khả năng nhận thức, trẻ thay đổi tính nết, la hét, kích động hoặc sững sờ, không nhận ra bố mẹ, nói nhảm, hôn mê. Trẻ còn bị rối loạn vận động như liệt tay, chân hoặc nửa người, co cứng, xoắn vặn.
Viêm não Nhật Bản lây truyền qua đường máu do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Virus viêm não Nhật Bản có trong các loài gia súc (như lợn, ngựa và chim) đây gọi là những vật chủ trung gian. Muỗi đốt các loài động vật mang virus (vật chủ trung gian) sau đó đốt người sẽ truyền virus viêm não Nhật Bản sang người.
Muỗi truyền viêm não Nhật Bản là muỗi Culex có thói quen hoạt động mạnh vào lúc chập tối. Loại muỗi này mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du, là trung gian chủ yếu truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở nước ta.
Cách phòng bệnh
Cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất là vaccine. Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng ở tất cả các tỉnh thành. Tiêm mũi 1 khi trẻ đủ 12 tháng; mũi 2: 1-2 tuần sau mũi 1; mũi 3: 1 năm sau mũi 2. Sau đó tiêm nhắc lại 3 - 5 năm một lần đến khi trẻ đủ 15 tuổi.
Ngoài ra, người lớn cần cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng, nằm màn tránh muỗi đốt, giữ vệ sinh môi trường nơi ở thông thoáng, sạch sẽ.
" Viêm não Nhật bản là bệnh nặng, diễn biến rất nhanh, tỷ lệ tử vong và di chứng cao, nên nếu trẻ có các biểu hiện nghi ngờ như sốt, đau đầu, buồn nôn, đặc biệt với trẻ biểu hiện co giật, rối loạn ý thức cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời", TS.BS Nguyễn văn Lâm khuyến cáo.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng biến chứng nặng sẽ có những dấu hiệu gì? Bệnh tay chân miệng có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn tiến nhanh chỉ trong vài giờ. Theo thống kê, số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương chiều hướng gia tăng. Trong tháng 4 và tháng 5, tại bệnh viện ghi nhận 776 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng...