Bệnh sốt xuất huyết bùng phát
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), trong 8 tháng đầu năm 2020, toàn TP HCM đã có 11.999 trường hợp sốt xuất huyết được báo cáo, gồm 6.589 bệnh nhân điều trị nội trú và 5.410 bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, HCDC cho biết, giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết tại thành phố thường từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau với đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12.
Tháng 8 vừa qua, TP HCM đã ghi nhận 1 trường hợp là bệnh nhân nữ 16 tuổi, ở quận 7 tử vong vì sốt xuất huyết. Cũng trong tháng 8, tại một số tỉnh, thành khác cũng ghi nhận các trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.
Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2020 đến nay có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần qua (từ ngày 24 đến 30/8), số ca bệnh lại tăng hơn 2 lần so với tuần trước đó.
Cụ thể, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố ghi nhận 1.574 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 1.612 trường hợp (cùng kỳ năm 2019 ghi nhận 3.186 trường hợp). Tuy nhiên, trong tuần từ ngày 17 đến 23/8 ghi nhận 67 ca mắc sốt xuất huyết tại 42 xã, phường, thị trấn, thì đến tuần từ ngày 24 đến 30/8, số ca mắc sốt xuất huyết tăng lên 152 trường hợp tại 74 xã, phường, thị trấn.
Điều đáng nói, do lo ngại dịch Covid-19, nên khi mắc sốt xuất huyết, nhiều người không đến bệnh viện mà tự ý điều trị tại nhà khiến bệnh thêm nặng.
Video đang HOT
Trước đó, đầu tháng 8/2020, Khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận một thanh niên (17 tuổi ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng ngừng tim do sốc khi truyền dịch tại nhà mà không đến bệnh viện điều trị. Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân này đã tử vong do suy đa tạng.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai lý giải, đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, có khoảng 5% bệnh nhân sẽ có biểu hiện nặng như ra máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong. Thế nhưng hiện nay, do lo ngại lây nhiễm Covid-19, nhiều người khi mắc sốt xuất huyết không đến bệnh viện khám từ sớm mà chỉ đến khám khi bệnh đã chuyển biến nặng, khó cứu chữa.
Trước sự việc nhiều người dân tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà do nỗi lo lây nhiễm dịch Covid-19, ThS.BS Lê Hồng Nga, sốt xuất huyết khác với các bệnh truyền nhiễm khác đó là diễn biến nặng thường vào ngày thứ 5-7 của bệnh, thời điểm bệnh nhân thường giảm hoặc hết sốt. Do đó chúng ta không thể chủ quan, bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm ngay từ đầu để có chiến lược theo dõi và điều trị cho phù hợp. Chúng ta không vì Covid-19 mà e ngại tới cơ sở y tế khám bệnh vì hiện nay các cơ sở y tế đã tổ chức khám sàng lọc và tổ chức các quy trình tách biệt bệnh nhân khám thông thường và bệnh nhân có triệu chứng hô hấp
Bên cạnh đó, PGS.TS Đỗ Duy Cường khuyến cáo người dân, triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất huyết dưới da, ra máu cam, ra máu chân răng…
“Nếu có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà”, PGS.TS Đỗ Duy Cường cảnh báo.
Dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp
Số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị trong những tuần gần đây liên tục tăng. Trong đó, H.Cẩm Mỹ là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến.
Nhân viên y tế P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: H.Dung
Bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Người bị bệnh ở mức độ nặng phải điều trị rất tốn kém với thời gian kéo dài. Do đó, để không mắc bệnh, việc phòng bệnh là cách tốt nhất và dễ thực hiện nhất.
* Số ca mắc tăng cao
Phó giám đốc Trung tâm Y tế H.Cẩm Mỹ Nguyễn Hồng Vân cho hay, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến rất phức tạp trên địa bàn huyện. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, toàn huyện ghi nhận gần 500 người mắc bệnh, tỷ lệ mắc là 204 người/100 ngàn dân. Các xã có ổ dịch cũ, ổ dịch nguy cơ, điểm nóng trên địa bàn huyện được đặc biệt chú ý như: ấp Lò Than, ấp Tân Bảo, ấp Tân Bình (xã Bảo Bình), ấp Suối Sóc, ấp Láng Lớn (xã Xuân Mỹ), ấp Bể Bạc, ấp Cọ Dầu (xã Xuân Đông) và ấp 1, ấp 2 (xã Xuân Quế).
Theo các bác sĩ, trong cuộc đời mỗi người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết đến 4 lần, những lần sau có thể bị nặng hơn những lần trước. Do đó, những người đã từng 1, 2 lần bị sốt xuất huyết thường chủ quan sẽ không bị nhiễm lần tiếp theo là không đúng. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp đều có thể bị mắc bệnh sốt xuất huyết nếu bị muỗi vằn mang virus đốt.
Mới đây, chị N.N.P.T. (20 tuổi, ngụ xã Xuân Bảo, H.Cẩm Mỹ) đã phải nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh để điều trị bệnh sốt xuất huyết sau 2 ngày khởi phát các triệu chứng của bệnh như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi.
Hay trường hợp của bà N.T.H.L. (54 tuổi, ngụ xã Bảo Bình, H.Cẩm Mỹ) cũng được yêu cầu phải điều trị nội trú tại Trung tâm Y tế H.Cẩm Mỹ sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết Dengue.
BS Hoàng Thị Phương Trúc, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cho biết, tại khoa hiện đang có gần 30 bệnh nhân điều trị các bệnh truyền nhiễm, chủ yếu là sốt xuất huyết. Các bệnh nhân có địa chỉ sinh sống trên địa bàn TP.Long Khánh và một số địa phương lân cận như: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Thống Nhất. So với thời điểm cùng kỳ năm 2019, số bệnh nhân nhiễm bệnh phải điều trị nội trú có giảm nhưng những tuần gần đây, số lượng bệnh nhân ngày càng tăng.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 3 ngàn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. TP.Biên Hòa là địa phương có số ca mắc cao nhất với gần 800 ca. Tiếp đến là H.Cẩm Mỹ với gần 500 ca.
* Phòng bệnh liên tục, lâu dài
Là địa phương có dân số đông, dân nhập cư nhiều, nhiều dãy nhà trọ công nhân chưa đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, xử lý nước thải, rác thải... nên những năm qua, TP.Biên Hòa liên tục đứng đầu tỉnh về số ca mắc sốt xuất huyết. Trung bình mỗi tuần, toàn thành phố ghi nhận từ 30-35 ca mắc bệnh.
Theo BS Đậu Ngọc Trung, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật, HIV/AIDS Trung tâm Y tế TP.Biên Hòa, để giảm thiểu số trường hợp mắc bệnh, ngành Y tế thành phố đã phối hợp với các phòng, ban liên quan, các xã, phường tổ chức 3 vòng chiến dịch diệt lăng quăng tại những phường có số trường hợp mắc bệnh cao như: Phước Tân, Tam Phước, An Bình. Tại các đợt ra quân, nhân viên y tế của các phường, xã đã đến tận nhà người dân để phát tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn người dân đổ bỏ nước trong các dụng cụ chứa nước không cần thiết, nuôi cá cảnh để diệt lăng quăng, sử dụng vợt điện, nhang muỗi... để diệt muỗi vào những giờ cao điểm mà muỗi xuất hiện nhiều như chập tối và đầu sáng...
Chị Phan Thị Thu (ngụ P.Phước Tân, TP.Biên Hòa) chia sẻ, do nhà có 2 con nhỏ nên việc đảm bảo vệ sinh nhà cửa luôn được vợ chồng chị quan tâm. Mỗi tối đi ngủ, gia đình chị đều giăng mùng và mặc quần áo dài tay, bôi kem chống muỗi cho các con.
"Do cháu lớn đã từng bị sốt xuất huyết, phải nằm viện điều trị liên tục cả tuần nên chúng tôi rất hiểu nỗi khổ khi bị bệnh và phải nằm viện. Vì thế, sau đợt đó, gia đình tôi không dám chủ quan và thực hiện tốt các biện pháp để phòng bệnh. Vì phòng bệnh bao giờ cũng dễ hơn chữa bệnh, mà lại không tốn kém nhiều" - chị Thu tâm sự.
Tại buổi kiểm tra công tác phòng, chống các loại dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh mới đây, BS Dương Chấn Quang, Quyền Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh Viện Pasteur TP.HCM cho biết, qua kiểm tra thực tế trên địa bàn H.Long Thành cho thấy, chỉ số véc tơ sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đồng Nai còn khá cao, vượt quá ngưỡng an toàn. Cụ thể, tại 100 hộ gia đình có tới 140 con muỗi, trong khi ngưỡng an toàn là 100 hộ gia đình chỉ được phép có 30 con muỗi.
"Số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2020 tuy giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2019 nhưng nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn hiện hữu. Do đó, ngành Y tế Đồng Nai cần thực hiện giám sát y tế chặt chẽ, huy động toàn dân tham gia phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết bên cạnh phòng chống dịch Covid-19 để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Bản thân mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức tự giác, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh" - BS Quang nhấn mạnh.
Sai lầm trong điều trị sốt xuất huyết Từ đầu năm 2020 đến nay, riêng Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận và điều trị hàng trăm trường hợp sốt xuất huyết (SXH) phải nhập viện, trong đó một số trường hợp bị nặng, nguy hiểm đến tính mạng. Một bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới ảnh: Hiển Minh...