Bệnh sởi ở trẻ nhỏ: Cẩn trọng trước những biến chứng nguy hiểm
Số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở trẻ nhỏ, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch .
Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí tử vong…
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ( CDC ) Hà Nội, tuần qua thành phố ghi nhận 120 trường hợp mắc sởi.
Kể từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 745 trường hợp mắc sởi tại 30/30 quận, huyện; tăng so với cùng kỳ năm 2024. Số ca mắc dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là nhóm trẻ trên 10 tuổi.
Không chỉ tại Hà Nội, thời gian qua tỉnh Quảng Nam cũng ghi nhận 255 các trường hợp sốt kèm phát ban, có khả năng cao liên quan đến bệnh sởi do trước đó đã có nhiều trường hợp xét nghiệm dương tính với sởi. 149 trẻ đã khỏi bệnh, 2 trẻ tử vong và 104 trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Năm 2024, cả nước ghi nhận 45.554 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó 7.583 trường hợp dương tính và 16 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.
Nguy cơ bùng phát dịch sởi cũng đang được cảnh báo ở nhiều quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, Canada, với nhiều trường hợp tử vong xảy ra ở các bệnh nhân chưa tiêm phòng vaccine.
VIRUS NGUY HIỂM
Sởi là một căn bệnh có tính lây nhiễm cao do virus sởi thuộc họ Morbillivirus gây ra. Theo CDC, sởi là một trong những loại virus có khả năng lây nhiễm cao nhất trên thế giới.
Video đang HOT
Đây là một bệnh lây qua đường không khí, có nghĩa là virus có thể phát tán khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc thở. Một người mắc sởi có thể lây cho 12 đến 18 người khác, trong khi bệnh cúm chỉ lây cho khoảng 3 người. Virus sởi lây qua các giọt nhỏ trong không khí và có thể tồn tại trong phòng tới hai giờ sau khi người nhiễm rời đi.
Bệnh sởi có thể lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, bao gồm nói chuyện, dùng chung đồ ăn thức uống, hôn, bắt tay hoặc ôm; chạm vào bề mặt hoặc vật dụng có virus rồi đưa tay lên miệng, mũi hoặc mắt…; lây truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ, lúc sinh hoặc khi cho con bú.
TRIỆU CHỨNG NÊN BIẾT
Bệnh gây phát ban trên diện rộng và các triệu chứng giống cúm. Tuy nhiên, sởi không chỉ đơn thuần là một bệnh phát ban. Nó có thể khiến người mắc bị ốm nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não và viêm phổi . Ngoài ra, bệnh sởi còn làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác.
Các triệu chứng điển hình của bệnh sởi bao gồm sốt cao, ho khan, mắt đỏ hoặc xuất huyết kết mạc, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, xuất hiện các đốm trắng ở trong miệng (đốm Koplik), phát ban, các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn, đau họng, đau nhức cơ bắp, đau đầu.
Thông thường triệu chứng của bệnh sởi không xuất hiện cùng lúc. Ban đầu, người bệnh có thể bị sốt, ho, sổ mũi và đỏ mắt. Sau khoảng 2 – 3 ngày, các đốm Koplik xuất hiện trong miệng và sau đó mờ dần khi phát ban bắt đầu. Phát ban thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến thứ 5 sau các triệu chứng ban đầu. Lúc này, sốt cao có thể đi kèm với phát ban.
Phát ban do sởi thường bắt đầu với các nốt phẳng trên mặt. Ở những người có làn da sáng, ban có màu đỏ, trong khi ở những người có làn da sẫm màu, ban có thể có màu tím hoặc tối hơn màu da xung quanh. Đôi khi, ban sởi khó nhận thấy trên da tối màu. Phát ban lan dần xuống cổ, ngực, lưng, tay, chân và bàn chân. Các nốt ban có thể kết hợp lại với nhau thành mảng lớn, có khu vực nổi cộm và khu vực phẳng. Thông thường, ban sởi không gây ngứa.
NGUY CƠ BIẾN CHỨNG
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng tai, mất nước do tiêu chảy nặng, viêm phế quản , viêm thanh quản , viêm phổi, mù lòa , viêm não (sưng não), viêm xơ hóa bán cấp (SSPE) – một biến chứng hiếm gặp nhưng dễ gây tử vong, xảy ra nhiều năm sau khi nhiễm sởi, viêm màng não mủ (MIBE) – một biến chứng có thể xuất hiện từ vài ngày đến vài năm sau khi nhiễm sởi, thường gặp ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Nếu người mẹ mắc sởi khi mang thai, thai nhi có thể bị sinh non hoặc nhẹ cân.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và rất cao và những nơi hiện có chùm ca sởi (ghi nhận những trường hợp sởi chẩn đoán xác định), cần triển khai tiêm chủng chiến dịch vaccine ngừa sởi. Phía CDC đã và đang phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để phát hiện sớm các ca mắc bệnh, khoanh vùng, xử lý dịch.
Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm
Thời tiết nồm ẩm, các loại virus, nấm mốc có thể sinh sôi, gây nên nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, dưới đây là một số bệnh dễ mắc phải khi thời tiết nồm ẩm.
Theo điều dưỡng Đỗ Thị Nhiên, khoa Quốc tế, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, độ ẩm quá cao tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh viện đường hô hấp, thủy đậu, sốt phát ban, sởi, rubella phát triển.
Giai đoạn giao mùa như hiện nay cũng là cao điểm của một số bệnh lý hô hấp, khi mắc bệnh nếu không được điều trị sớm, virus có thể đi vào phổi và gây suy hô hấp rất nhanh.
Các loại nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng. Thời điểm này người sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.
Bệnh nhân mắc bệnh lý đường hô hấp điều trị tại Bệnh viện 108. (Ảnh: BV)
Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm
Bệnh thủy đậu xuất hiện các nốt nhỏ mọc khắp cơ thể, gây ra bởi virus Varicella Zoster. Thời tiết ẩm làm cho các mụn nước lây lan nhanh, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh không nguy hiểm nhưng cần điều trị đúng cách tránh nhiễm trùng, để lại sẹo.
Bệnh sởi thường bùng phát vào những ngày thời tiết ẩm ướt, tuy lành tính nhưng không được điều trị kịp thời lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong.
Bệnh sốt virus khá phổ biến khi thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường. Sốt virus không quá nguy hiểm, thường tự diễn biến và khỏi trong 5-7 ngày, nhưng sốt virus rất dễ lây lan từ người bệnh sang cộng đồng, đặc biệt là những người tiếp xúc gần trong gia đình hoặc môi trường làm việc.
Ngoài ra, một số bệnh lý phát tán mạnh trong không khí có độ ẩm cao có thể kể đến như viêm phổi, hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng hay bệnh về da liễu như viêm da, dị ứng hoặc đau mắt đỏ, tiêu chảy cấp khi ăn thức ăn bảo quản không đúng cách.
Phòng bệnh khi thời tiết nồm ẩm
Để phòng bệnh trong mùa nồm ẩm, cách tốt nhất bạn cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Bạn làm sạch và thông thoáng không gian trong nhà bằng cách sử dụng điều hòa nhiệt độ, máy hút ẩm, dùng khăn khô lau sàn, duy trì độ ẩm không khí ở mức 40-60% là tốt nhất. Các gia đình cần hạn chế mở cửa để ngăn không khí ẩm nồm vào nhà. Lưu ý sàn nhà là nơi đọng nhiều nước, trơn trượt dễ ngã, các gia đình có người già và trẻ nhỏ cần cẩn trọng.
Bạn chú ý vệ sinh thân thể thường xuyên, giữ ấm cơ thể khi ra ngoài, dùng bàn là, máy sấy quần áo khô hẳn trước khi mặc để tránh nấm mốc và các bệnh ngoài da.
Để đảm bảo sức khỏe, người dân cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết, kết hợp tập thể dục nâng cao sức đề kháng.
Người có bệnh mạn tính cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, khi thấy biểu hiện bất thường, không tự ý sử dụng thuốc và cần liên hệ ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tăng cường phòng, chống bệnh sởi Sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Ngoài ra, người lớn chưa tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm chưa đủ mũi cũng có thể mắc bệnh. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay số ca mắc bệnh sởi điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bé gái liên tục nôn ra dòi khiến bác sĩ bối rối tìm nguyên nhân

Nhà khoa học Việt sáng chế gel tái tạo khớp, mở hướng điều trị không cần mổ

Căn bệnh thầm lặng ảnh hưởng 500 triệu người trên thế giới

Say rượu ngã úp mặt, đôi đũa nhựa cắm mũi suốt một năm nhưng không biết

Cách khắc phục tình trạng bó cơ tại nhà

Bị ong vò vẽ đốt 30 mũi, cụ ông sốc phản vệ, phải lọc máu liên tục

Đừng lạm dụng bổ sung vitamin cho trẻ!

Tê tay do hội chứng ống cổ tay cần phát hiện sớm

Cẩn trọng với bệnh thủy đậu gây biến chứng

Đau bụng kinh kéo dài - dấu hiệu cảnh báo u nang socola nguy hiểm

Rắc một loại gia vị vào cơm, bác sĩ Nhật Bản giảm thành công 31kg

Nam thanh niên nhập viện vì đồ chơi tình dục tự chế
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Mỹ nhân Vbiz xách váy trên thảm đỏ mà tưởng đại minh tinh đi catwalk, thần thái này không thi Hoa hậu quá phí
Hậu trường phim
23:58:25 02/07/2025
Ngô Thanh Vân bùng nổ ở bom tấn Hollywood, báo quốc tế tung hô tận mây xanh
Phim âu mỹ
23:46:39 02/07/2025
Phim cực hot bị xóa ngay trong đêm, phạm vào lệnh cấm ở Cbiz
Phim châu á
23:44:02 02/07/2025
Clip cho thấy thái độ thật của thiếu gia Minh Đạt đối với Midu sau 1 năm cưới
Sao việt
23:38:06 02/07/2025
Chấn động: "Ông trùm tội tình dục" Diddy được tuyên trắng án các tội nghiêm trọng nhất!
Sao âu mỹ
23:28:35 02/07/2025
Poster chính thức của 'Mang mẹ đi bỏ' đặt ra câu hỏi đáng suy ngẫm: Sẽ thế nào khi yêu thương là gánh nặng?
Phim việt
23:17:33 02/07/2025
Lâm Hùng, Lâm Vũ, Quách Tuấn Du và Châu Gia Kiệt phản ứng khi bị nói 'hết thời'
Nhạc việt
22:55:23 02/07/2025
Tài xế lái ô tô khách lấn đường, tông người đi xe máy tử vong
Tin nổi bật
22:50:07 02/07/2025
Campuchia nêu điều kiện để nối lại đàm phán biên giới với Thái Lan
Thế giới
22:48:17 02/07/2025
Tài xế "dính" ma túy, không giấy phép lái xe bị phạt hơn 56 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 02/07/2025