Bệnh sởi có thuốc điều trị đặc hiệu không, cách phòng ngừa thế nào?
Mới đây TP. Hồ Chí Minh đã công bố dịch sởi trên toàn thành phố. Về tính chất, mức độ bệnh sởi thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B. Người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ…
Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm rất cao do virus gây ra. Bệnh lây lan dễ dàng khi người bị nhiễm bệnh thở, ho hoặc hắt hơi…. có thể gây ra bệnh nặng, biến chứng và thậm chí tử vong.
Bệnh sởi có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai chưa có miễn dịch với sởi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em.
Sởi có khả năng lây truyền mạnh trong môi trường tập thể như trường mẫu giáo, nhà trẻ, khu dân cư… Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm vaccine và không có miễn dịch từ mẹ truyền sang là nhóm có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất. Trẻ suy dinh dưỡng hoặc người suy giảm miễn dịch cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ tử vong cao do sởi.
1. Bệnh sởi lây lan như thế nào?
Bệnh sởi thường lây lan mạnh qua tiếp xúc trực tiếp và qua không khí…
Bệnh sởi thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp và qua không khí. Virus lây nhiễm qua đường hô hấp và sau đó lan truyền khắp cơ thể.
Virus sởi có thể sống tới 2 giờ trên bề mặt hoặc trong không khí. Nếu người khác hít phải không khí bị ô nhiễm hoặc chạm vào bề mặt bị nhiễm bệnh rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng… có thể bị nhiễm bệnh. Người bị nhiễm bệnh có thể lây lan virus ngay cả trước khi họ có các triệu chứng điển hình (ví dụ như phát ban).
Do tính lây truyền cao, nên chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi nào đạt được> 95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu sởi trong quần thể dân cư.
2. Bệnh sởi có nguy hiểm không?
Bệnh sởi lây nhiễm đường hô hấp và sau đó lan ra khắp cơ thể. Các triệu chứng bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi và phát ban khắp cơ thể. Bệnh sởi là một căn bệnh dễ lây lan và có khả năng nghiêm trọng.
Hầu hết các ca tử vong do bệnh sởi là do các biến chứng liên quan đến bệnh. Biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 30 tuổi. Một trong 5 trẻ em bị nhiễm virus sởi có thể gặp phải biến chứng nghiêm trọng.
Các biến chứng có thể bao gồm:
Viêm não (nhiễm trùng gây sưng não và có khả năng gây tổn thương não)
Tiêu chảy nặng và mất nước liên quan
Video đang HOT
Nhiễm trùng tai có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn
Các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp bao gồm viêm phổi…
Nhiễm trùng sởi cũng được chứng minh là làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến họ khó chống lại các bệnh khác trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau khi bị bệnh sởi.
Nếu một phụ nữ mắc bệnh sởi trong thời kỳ mang thai, có thể nguy hiểm cho người mẹ và tăng khả năng sinh non, nhẹ cân…
Phát ban là triệu chứng phổ biến của bệnh sởi.
3. Bệnh sởi được điều trị như thế nào?
Không có cách điều trị cụ thể nào cho bệnh sởi. Uống đủ nước và điều trị mất nước có thể thay thế lượng dịch bị mất do tiêu chảy hoặc nôn mửa. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất quan trọng.
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm phổi do vi khuẩn thứ phát và nhiễm trùng tai và mắt. Tiêm vaccine hoặc immunoglobulin ở giai đoạn đầu sau khi nhiễm trùng đôi khi có thể ngăn ngừa bệnh nặng.
Tất cả trẻ em và người lớn bị sởi nên được bổ sung 2 liều vitamin A cách nhau 24 giờ. Điều này giúp phục hồi mức vitamin A thấp xảy ra ngay cả ở trẻ em được nuôi dưỡng tốt. Nó có thể giúp ngăn ngừa tổn thương mắt và mù lòa. Bổ sung vitamin A cũng có thể làm giảm số ca tử vong do bệnh sởi.
4. Phòng bệnh sởi như thế nào?
Chủ động tiêm ngừa sởi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Cách duy nhất để ngăn ngừa bệnh sởi là phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine. Vaccine sởi an toàn và hiệu quả. Đối với hầu hết mọi người, khả năng bảo vệ này là suốt đời.
Tại Việt Nam, hiện có 3 loại vaccine phòng sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng và dịch vụ bao gồm: Mũi sởi đơn, mũi vaccine phối hợp sởi-rubella và sởi – quai bị – rubella. Trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi trở lên cần tiêm đúng lịch, đủ mũi vaccine sởi.
Tùy vào lịch tiêm phòng trước đó, trẻ từ 4 đến 6 tuổi cần tiêm nhắc bổ sung vaccine sởi-quai bị-rubella để gia tăng hiệu quả miễn dịch. Người trưởng thành chưa tiêm hoặc không nhớ đã chủng ngừa hay chưa cần tiêm 2 mũi vaccine phòng sởi để tránh lây bệnh cho trẻ nhỏ và những người xung quanh. Tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine sởi tăng hiệu quả phòng bệnh đến 97%.
Ngoài việc chủng ngừa đầy đủ vaccine sởi, người dân cần thực hiện thêm các biện pháp phòng bệnh như: Đeo khẩu trang khi ra đường đặc biệt là khi đến những nơi đông đúc, tránh tiếp xúc với người bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân (rửa tay thường xuyên, vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt hằng ngày), giữ ấm cơ thể kết hợp cùng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường đề kháng.
Bị bệnh sởi dùng thuốc gì?
Sởi là một bệnh hô hấp do virus, rất dễ lây lan, có thể gây ra các triệu chứng sốt, phát ban, ho, sổ mũi và đỏ mắt, chảy nước mắt...
Bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng bao gồm: Tiêu chảy nặng (dẫn đến mất nước), nhiễm trùng tai, khó thở, viêm phổi, mù lòa và viêm não (sưng não)...
Sốt cao, mệt mỏi... là một trong những triệu chứng của bệnh sởi.
1. Các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh sởi
Sởi do virus gây ra nên hiện chưa có phương pháp điều trị kháng virus cụ thể cho bệnh sởi. Các phương pháp điều trị tập trung vào chăm sóc hỗ trợ có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Dưới đây là một số thuốc có thể dùng để trị triệu chứng của sởi:
1.1 Thuốc hạ sốt, giảm đau
Khi người bệnh sởi sốt cao, đau họng, đau cơ... có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol, ibuprofen... để giảm bớt sự khó chịu ở cho người bệnh.
- Paracetamol: Là thuốc hạ sốt giảm đau không kê đơn phổ biến có thể mua tại các nhà thuốc. Liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất (trong hướng dẫn sử dụng) hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ, dược sĩ. Paracetamol thường dùng uống. ối với người bệnh không uống được, có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng.
Lưu ý: Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao (trên 39,5OC), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng.
Tác dụng không mong muốn của thuốc: Ban da (thường là ban đỏ, mày đay) và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
Chống chỉ định: Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan; người bệnh quá mẫn với paracetamol; người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydro-genase.
- Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ.
Tác dụng phụ thường gặp: Sốt, mỏi mệt; chướng bụng, buồn nôn, nôn; nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn; mẩn ngứa, ngoại ban...
Chống chỉ định:Mẫn cảm với ibuprofen; loét dạ dày tá tràng tiến triển; quá mẫn với aspirin hay với các thuốc chống viêm không steroid khác (hen, viêm mũi, nổi mày đay sau khi dùng aspirin); người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (lưu lượng lọc cầu thận dưới 30 ml/phút); người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin; người bệnh bị suy tim sung huyết, bị giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận); 3 tháng cuối của thai kỳ...
Ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như chườm mát, lau nước ấm...
1.2 Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống
Có thể mua oserol pha và uống theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Chỉ truyền dịch (tại cơ sở y tế) khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải).
1.3 Bổ sung vitamin A
Trong một số trường hợp, nên bổ sung vitamin A theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là ở trẻ em - để giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện khả năng phục hồi. Có những nghiên cứu cho thấy vitamin A thực sự hữu ích trong việc làm bệnh sởi bớt nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, người bệnh nên uống nhiều chất lỏng, súc miệng bằng nước muối sinh lý, tránh ánh sáng gay gắt nếu mắt bị đau...
2. Lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh sởi
- Người bệnh sởi cần dùng đúng liều lượng thuốc theo khuyến cáo và khoáng cách giữa các liều dùng thuốc.
- Uống thuốc với nước đun sôi để nguội.
- Không dùng aspirin để hạ sốt giảm đau cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên (trừ khi có ý kiến của bác sĩ), vì nguy cơ mắc hội chứng Reye khi trẻ dùng thuốc này. Hội chứng Reye là một dạng hiếm gặp của bệnh não cấp tính và gan nhiễm mỡ, hầu như chỉ xảy ra ở trẻ em
- Khi bị sởi người bệnh nên nghỉ làm ở nhà. Đối với trẻ cho nghỉ học để tránh lây sởi cho người khác.
- Trong trường hợp sởi biến chứng cần điều trị các biến chứng tại cơ sở y tế.
3. Phòng ngừa bệnh sởi như thế nào?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh sởi là tiêm vaccine phòng ngừa. Tiêm chủng có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh sởi, với một liều duy nhất mang lại sự bảo vệ cho 93% số người được tiêm chủng và tiêm hai liều sẽ tăng khả năng bảo vệ này lên 97%.
Có hai loại vaccine (dùng dưới dạng tiêm) để bảo vệ chống lại bệnh sởi:
Vaccine MMR (sởi, quai bị, rubella)
Vaccine MMRV (sởi, quai bị, rubella, thủy đậu)
Thực hiện 2 mũi tiêm chủng vaccine cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo qui định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi).
Tiêm vaccine phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sởi Người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh sởi, chủ động đưa trẻ em đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch, và thực hiện các biện pháp phòng bệnh... Ảnh minh họa. Khuyến cáo vừa được ngành Y tế đưa trong bối cảnh tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, và mới đây TP. HCM...