Bệnh quai bị và phương thức bệnh lây lan trong cộng đồng
Quai bị là căn bệnh thường gặp ở những đối tượng là trẻ em nên mọi phụ huynh có con nhỏ đều lo lắng. Vậy bệnh quai bị có lây không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Quai bị là một căn bệnh do virus paramyxovirus gây nên. Mặc dù tỉ lệ tử vong do bệnh quai bị rất thấp nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, đặc biệt là quai bị ở người lớn có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị thường gặp là viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, viêm buồng trứng, nhồi máu phổi, tổn thương thần kinh. Vì thế, tìm hiểu về cách phòng tránh bệnh quai bị là điều vô cùng cần thiết để phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.
1. Bệnh quai bị có lây không?
Quai bị không không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao và thậm chí còn có thể biến thành dịch.
Vậy quai bị có lây không? thì câu trả lời cho câu hỏi này là có. Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính lây lan rất nhanh và có khả năng bùng dịch trong cộng đồng nếu không có các biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Bất cứ ai cũng có thể bị virus gây bệnh quai bị tấn công khi nói chuyện, tiếp xúc gần gũi, dùng chung ly, cốc và dụng cụ ăn uống với những bệnh nhân mắc quai bị.
Trên thế giới, căn bệnh này đã từng là đại dịch ở một số quốc gia châu Phi và vài tiểu bang của nước Mỹ. Điều đáng mừng là từ khi vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị ra đời (năm 1967), căn bệnh này đã tiết giảm đến 90%.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng ta vẫn có thể mắc bệnh quai bị sau khi tiêm vắc xin vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất có thể là hệ miễn dịch không có phản ứng tốt với vắc xin được tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 liều theo khuyến cáo của các tổ chức y tế.
2. Bệnh quai bị lây lan trong cộng đồng như thế nào?
2.1. Nguồn truyền nhiễm
Các nghiên cứu và các bác sĩ cho biết nguồn truyền nhiễm và ổ chứa của căn bệnh quai bị là người. Trong đó, nguồn truyền nhiễm quan trong nhất là người mắc bệnh quai bị trong giai đoạn khởi phát bệnh. Ngoài ra, những đối tượng đã mang virus quai bị mà chưa có các triệu chứng, dấu hiệu cụ thể cũng đóng vai trò là nguồn truyền nhiễm,
Theo các thống kê, trong một ổ dịch quai bị, thông thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng có khoảng từ 3-10 người mang virus lành, chủ yếu là những đối tượng có tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh của bệnh.
Video đang HOT
Vius quai bị lây lan nhanh chóng trong giai đoạn khởi phát bệnh – Ảnh Internet.
2.2. Thời điểm dễ lây nhiễm
Ở nước ta, thời gian lây lan của bệnh quai bị ra cộng đông có thể tản phát quanh năm.Tuy nhiên, thời điểm dễ lây nhiễm quai bị nhất là vào các tháng thu – đông vì lúc này khí hậu mát, lạnh và khô hanh. Những điều kiện thời tiết này góp phần làm cho bệnh quai bị có thể lan truyền mạnh hơn.
Theo các nghiên cứu, giai đoạn lây truyền của bệnh là thời điểm virus có trong nước bọt của bệnh nhân quai bị trước khi khởi phát (có triệu chứng sốt và viêm tuyến nước bọt) khoảng 3-5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng 7-10 ngày. Ngoài ra, khi tiến hành kiểm tra y tế, virus cũng có thể thấy ở nước tiểu của người bệnh trong vòng 2 tuần.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bệnh quai bị có thể lây trước khi các tuyến nước bọt sưng và kéo dài đến 5 ngày sau khi bắt đầu sưng. Vì vậy, khi biết mình bị mắc bệnh quai bị, chúng ta cần tránh tiếp xúc với người khác ít nhất 5 ngày sau khi triệu chứng sưng tuyến nước bọt xuất hiện, để hạn chế lây lan bệnh ra cộng đồng.
Đọc thêm kiến thức về bệnh quai bị qua bài viết: Sưng đau tuyến nước bọt là gì? Khi nào là dấu hiệu của quai bị.
Điều đáng lo ngại là theo khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu, có tới 25% người bệnh bị nhiễm virus quai bị lại không có bất kỳ biểu hiện nào rõ rệt và có nguy cơ cao lây nhiễm sang những người xung quanh mà không hề hay biết .
2.3. Phương thức lây truyền của bệnh
Phương thức lây truyền của bệnh quai bị là lây qua đường hô hấp. Theo đó, virus gây ra bệnh quai bị có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi,… Khi người chưa mắc bệnh hít phải trực tiếp các dịch tiết này hoặc qua các đồ dùng do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh quai bị.
Các thống kê đã chỉ ra rằng những hạt nước bọt chứa virus sống gây bệnh có kích thước nhỏ (từ 5 – 100 mm) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét. Còn lại, những hạt cực nhỏ, ở dạng khí dung (có kích thước dưới 5 mm) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín,khi gặp gió các hạt khí dung chứa virus có thể phát tán xa hơn, gây nên sự lây lan quai bị trong cộng đồng.
Như vậy, quai bị là căn bệnh có thể lây lan nhanh và có thể lây qua nước bọt hoặc chất nhầy từ miệng, mũi hoặc cổ họng của người bệnh. Cụ thể, người mắc bệnh quai bị có thể lây bệnh cho người khác qua các con đường sau:
- Ho hoặc hắt hơi.
- Dùng chung đồ dùng như dao, kéo và đĩa với người mắc bệnh quai bị.
- Chia sẻ thực phẩm với người bị nhiếm bệnh.
- Lây lan khi hôn nhau.
- Lây lan khi người mắc bệnh chạm vào mũi hoặc miệng của mình, sau đó truyền nó lên bề mặt mà người khác có thể chạm vào như ly nước.
Với những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ rằng quai bị là một bệnh có lây truyền và lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng nếu không có các biện pháp bảo vệ và phòng tránh kịp thời. Vì vậy, để phòng ngừa quai bị hiệu quả cần chú ý phát hiện kịp thời để ngăn chặn khả năng lây nhiễm bệnh cho mọi người.
Quai bị quan hệ tình dục có sao không? Có cần kiêng không?
Rất nhiều người vẫn thắc mắc liệu mắc bệnh quai bị quan hệ tình dục có sao không; có ảnh hưởng đến sức khỏe hay chất lượng cuộc "yêu" hay không?
Quai bị là một bệnh lây lan qua đường hô hấp và cần thực hiện một số kiêng khem trong thời gian bệnh toàn phát. Vậy nên nhiều người vẫn thắc mắc rằng quai bị quan hệ tình dục có sao không?
Dưới đây là bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề quai bị quan hệ tình dục có sao không; có nên quan hệ tình dục khi bị quai bị không và liệu rằng quan hệ có làm lây bệnh cho bạn tình hay không?
1. Có nên quan hệ tình dục khi bị quai bị không?
Quai bị là căn bệnh do vi rút gây ra, thông thường người mắc bệnh có các biểu hiện như viêm tuyến nước bọt sau mang tai. Bạn có thể tìm hiểu lý do Sưng tuyến nước bọt khi bị quai bị là do đâu?.
Rất nhiều người vẫn thắc mắc liệu mắc bệnh quai bị quan hệ tình dục có sao không - Ảnh: scripps
Căn bệnh này gây ra đau đớn, khó chịu cho người mắc bệnh, nhất là trong việc ăn uống và sinh hoạt. Ngoài ra, quai bị còn có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm màng não...
Theo các bác sĩ, người mắc bệnh quai bị nên được cách ly để tránh lây truyền virus cho người khác; đồng thời nên tránh vận động để các vị trí sưng tấy nhanh chóng hồi phục hơn. Việc tránh vận động bao gồm cả hoạt động quan hệ tình dục bởi hoạt động này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh lẫn người bạn tình.
Việc quan hệ tình dục hầu như không liên quan đến các biến chứng của bệnh quai bị, thế nhưng việc tiếp xúc gần gũi có thể lây truyền virus sáng đối phương. Ngoài ra, quá trình vận động trong khi quan hệ có thể khiến cơ thể người bệnh thêm mệt mỏi, khiến sức đề kháng và sức khỏe tổng quát bị giảm sút.
Bài viết giải đáp thắc mắc về vấn đề quai bị quan hệ tình dục có sao không - Ảnh: besthealthmag
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, người mắc bệnh quai bị không nên quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh. Và người bệnh có thể quan hệ tình dục trở lại sau khi khỏi bệnh 10 ngày trở lên, khi đảm bảo được rằng không có bất kì biến chứng nào đối với tinh hoàn.
Ngoài ra, người bệnh nên chú ý vệ sinh cơ thể, răng miệng, nên ăn thức ăn mềm lỏng và uống nhiều nước để cơ thể được nâng cao sức đề kháng. Theo dõi nếu cơ thể có biểu hiện sốt cao hoặc đau ở tinh hoàn thì nên đến bệnh viện khám để được điều trị.
2. Quai bị quan hệ tình dục có sao không?
"Chuyện yêu" là nhu cầu rất bình thường của mỗi người, thế nhưng quai bị quan hệ tình dục có sao không là thắc mắc của rất nhiều người. Và nếu mắc quai bị mà vẫn quan hệ thì có xảy ra nguy hiểm gì không?
Đáp án của câu hỏi quai bị quan hệ tình dục có sao không chính là người bệnh có thể bị suy giảm sức khỏe cũng như mắc một số hệ lụy như sau:
Đáp án của câu hỏi quai bị quan hệ tình dục có sao không chính là người bệnh có thể bị suy giảm sức khỏe - Ảnh: theburgnews
- Kéo dài thời gian mắc bệnh: Thời gian khỏi bệnh lâu hơn so với bình thường nếu như bạn mắc quai bị và vẫn quan hệ tình dục. Bởi hoạt động này khiến người bệnh tiêu tốn khá nhiều năng lượng, khiến cơ thể mệt mỏi hơn rất nhiều.
- Nếu "đối tác" chưa có miễn dịch với bệnh, bạn có thể làm lây nhiễm bệnh cho bạn tình.
- Cuộc "yêu" sẽ không được hoàn hảo bởi lý do sức khỏe cộng với tâm lý dè dặt.
- Có thể gây đau đớn cho cả người bệnh lẫn bạn tình của họ.
- Ảnh hưởng đến tâm lý khi "yêu" vào những lần sau. Bởi bất cứ sự trở ngại nào cũng để lại dấu ấn không tốt đối với bản thân người bệnh lẫn bạn tình của họ.
Những lưu ý khi tinh hoàn không đều Một số bệnh trong cơ thể của nam giới sẽ làm phát sinh hiện tượng thay đổi kích thước của hai bên tình hoàn. Khi hai bên tinh hoàn không đều nhau kèm theo một số triệu chứng bất thường sẽ là dấu hiệu của một số bệnh cần lưu ý và chữa trị. Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Hữu Việt - Trưởng...