Bệnh quai bị và độ tuổi mắc quai bị thường gặp nhất
Quai bị hay còn gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan thành dịch trong cộng đồng. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Vậy độ tuổi nào hay mắc quai bị nhất?
Quai bị tuy không đe dọa tới tính mạng người bệnh nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hơn nữa, đây là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp nên có thể gây ra thành dịch trong cộng đồng.
Mọi đối tượng ở nhiều lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc quai bị. Hiểu biết về độ tuổi mắc quai bị thường gặp sẽ giúp chúng ta phòng ngừa căn bệnh này cũng như sự lây lan của nó.
1. Độ tuổi mắc quai bị thường gặp
Quai bị là một trong những căn bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh. Đây là căn bệnh phổ biến, mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc quai bị. Tuy nhiên, lứa tuổi hay mắc quai bị nhất là lứa tuổi học đường. Cụ thể, theo các thống kê, có đến hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, trong đó, thường gặp nhất là những đối tượng là trẻ em từ 6 – 10 tuổi.
Ngoài ra, bệnh quai bị rất ít gặp ở những trẻ em dưới 2 tuổi. Những trẻ sau hai tuổi, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tăng dần. Tần suất bệnh quai bị xảy ra cao nhất ở tuổi thiếu niên, lưu ý là tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn ở nữ giới.
Do thường gặp ở lứa tuổi học đường mà quai bị lại lây truyền qua con đường hô hấp nên quai bị dễ lây lan thành ổ dịch tại các trường học do tập trung đông người. Vì thế, khi mắc bệnh quai bị, những bệnh nhân là học sinh phải nghỉ học ít nhất hai tuần, lưu ý không đến các khu vực công cộng để để hạn chế sự lây lan bệnh cho người khác.
Độ tuổi mắc quai bị thường gặp nhất là đối tượng trẻ em trẻ em từ 6 – 10 tuổi – Ảnh Internet
Thực tế, bệnh quai bị hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng do là bệnh dễ lây, lại thường gặp ở trẻ nhỏ nên khi bị bệnh, trẻ cần được cách ly, không dùng chung các vật dụng như khăn mặt, bát đũa, bàn chải đánh răng,…
Khi điều trị quai bị có thể sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chườm ấm bên má bị sưng giúp trẻ giảm đau.
Ngoài ra, trong chế độ ăn, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, sữa, ăn những thức ăn mềm như súp, cháo…. Đặc biệt, phụ huynh cần lưu ý trẻ cần nằm nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng, không được chạy nhảy nô đùa vì có thể làm nặng hơn biến chứng của bệnh. Khi trẻ có các dấu hiệu chuyển nặng, cần đưa trẻ ngay tới các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh quai bị ở lứa tuổi này là tiêm phòng bệnh quai bị cho trẻ. Lưu ý tiêm đúng và tiêm đủ mũi để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Video đang HOT
Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm thông tin về vaccine quai bị qua bài viết: Vắc xin quai bị và tổng hợp những thông tin chắc chắn cần biết.
2. Bệnh quai bị ở các lứa tuổi khác
Như đã nói, quai bị thường gặp ở lứa tuổi học đường. Tuy nhiên, các đối tượng khác không được chủ quan vì bất cứ ai cũng có thể mắc căn bệnh này.
Với đối tượng là người lớn, bệnh quai bị ít khi xảy ra. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp người lớn mắc quai bị do lây lan từ người khác. Nguy hiểm hơn, khi nhiễm bệnh, người lớn dễ gặp biến chứng nhanh hơn và nặng hơn so với quai bị ở trẻ em.
Tuyệt đối không chủ quan vì người lớn vẫn có nguy cơ mắc quai bị nếu không được tiêm phòng vaccine đầy đủ – Ảnh Internet
Cụ thể, biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của bệnh quai bị ở người lớn chính là tác động tiêu cực tới chức năng sinh sản của cả nam giới và nữ giới. Theo đó, biến chứng viêm tinh hoàn và biến chứng viêm mào tinh hoàn xảy ra ở hoảng 20-35% nam giới bị quai bị sau tuổi dậy thì.
Biến chứng viêm tinh hoàn khi bị quai bị thông thường xuất hiện trong khoảng từ 5-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Hậu quả của biến chứng viêm tinh hoàn là có thể dẫn đến teo tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng, từ đó gây vô sinh.
Còn đối với nữ giới, theo các thống kê, biến chứng viêm buồng trứng xảy ra ở khoảng 7% nữ giới sau tuổi dậy thì. Nguy hiểm hơn, với những người phụ nữ có thai, nếu nhiễm quai bị vào 3 tháng đầu quai bị, thai nhi có nguy cơ bị dị tật, thậm chí gây sảy thai, nếu nhiễm quai bị vào 3 tháng cuối thai kỳ, có nguy cơ sinh non hoặc bị thai lưu.
Như vậy, tuy không thường gặp như trẻ em, nhưng với những đối tượng khác, khi đã nhiễm quai bị thường gặp biến chứng nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Vì thế, cần có các biện pháp phòng tránh để hạn chế tối đa nguy cơ mắc quai bị cũng như tránh làm lây lan căn bệnh này ra cộng đồng và bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người xung quanh tốt nhất.
Bệnh quai bị và phương thức bệnh lây lan trong cộng đồng
Quai bị là căn bệnh thường gặp ở những đối tượng là trẻ em nên mọi phụ huynh có con nhỏ đều lo lắng. Vậy bệnh quai bị có lây không? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Quai bị là một căn bệnh do virus paramyxovirus gây nên. Mặc dù tỉ lệ tử vong do bệnh quai bị rất thấp nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, đặc biệt là quai bị ở người lớn có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị thường gặp là viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, viêm buồng trứng, nhồi máu phổi, tổn thương thần kinh. Vì thế, tìm hiểu về cách phòng tránh bệnh quai bị là điều vô cùng cần thiết để phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.
1. Bệnh quai bị có lây không?
Quai bị không không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao và thậm chí còn có thể biến thành dịch.
Vậy quai bị có lây không? thì câu trả lời cho câu hỏi này là có. Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có tính lây lan rất nhanh và có khả năng bùng dịch trong cộng đồng nếu không có các biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Bất cứ ai cũng có thể bị virus gây bệnh quai bị tấn công khi nói chuyện, tiếp xúc gần gũi, dùng chung ly, cốc và dụng cụ ăn uống với những bệnh nhân mắc quai bị.
Trên thế giới, căn bệnh này đã từng là đại dịch ở một số quốc gia châu Phi và vài tiểu bang của nước Mỹ. Điều đáng mừng là từ khi vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị ra đời (năm 1967), căn bệnh này đã tiết giảm đến 90%.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chúng ta vẫn có thể mắc bệnh quai bị sau khi tiêm vắc xin vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất có thể là hệ miễn dịch không có phản ứng tốt với vắc xin được tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 liều theo khuyến cáo của các tổ chức y tế.
2. Bệnh quai bị lây lan trong cộng đồng như thế nào?
2.1. Nguồn truyền nhiễm
Các nghiên cứu và các bác sĩ cho biết nguồn truyền nhiễm và ổ chứa của căn bệnh quai bị là người. Trong đó, nguồn truyền nhiễm quan trong nhất là người mắc bệnh quai bị trong giai đoạn khởi phát bệnh. Ngoài ra, những đối tượng đã mang virus quai bị mà chưa có các triệu chứng, dấu hiệu cụ thể cũng đóng vai trò là nguồn truyền nhiễm,
Theo các thống kê, trong một ổ dịch quai bị, thông thường cứ 1 bệnh nhân quai bị lâm sàng có khoảng từ 3-10 người mang virus lành, chủ yếu là những đối tượng có tiếp xúc gần với bệnh nhân trong thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh của bệnh.
Vius quai bị lây lan nhanh chóng trong giai đoạn khởi phát bệnh - Ảnh Internet.
2.2. Thời điểm dễ lây nhiễm
Ở nước ta, thời gian lây lan của bệnh quai bị ra cộng đông có thể tản phát quanh năm.Tuy nhiên, thời điểm dễ lây nhiễm quai bị nhất là vào các tháng thu - đông vì lúc này khí hậu mát, lạnh và khô hanh. Những điều kiện thời tiết này góp phần làm cho bệnh quai bị có thể lan truyền mạnh hơn.
Theo các nghiên cứu, giai đoạn lây truyền của bệnh là thời điểm virus có trong nước bọt của bệnh nhân quai bị trước khi khởi phát (có triệu chứng sốt và viêm tuyến nước bọt) khoảng 3-5 ngày, và sau khi khởi phát khoảng 7-10 ngày. Ngoài ra, khi tiến hành kiểm tra y tế, virus cũng có thể thấy ở nước tiểu của người bệnh trong vòng 2 tuần.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bệnh quai bị có thể lây trước khi các tuyến nước bọt sưng và kéo dài đến 5 ngày sau khi bắt đầu sưng. Vì vậy, khi biết mình bị mắc bệnh quai bị, chúng ta cần tránh tiếp xúc với người khác ít nhất 5 ngày sau khi triệu chứng sưng tuyến nước bọt xuất hiện, để hạn chế lây lan bệnh ra cộng đồng.
Đọc thêm kiến thức về bệnh quai bị qua bài viết: Sưng đau tuyến nước bọt là gì? Khi nào là dấu hiệu của quai bị.
Điều đáng lo ngại là theo khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu, có tới 25% người bệnh bị nhiễm virus quai bị lại không có bất kỳ biểu hiện nào rõ rệt và có nguy cơ cao lây nhiễm sang những người xung quanh mà không hề hay biết .
2.3. Phương thức lây truyền của bệnh
Phương thức lây truyền của bệnh quai bị là lây qua đường hô hấp. Theo đó, virus gây ra bệnh quai bị có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi,... Khi người chưa mắc bệnh hít phải trực tiếp các dịch tiết này hoặc qua các đồ dùng do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh quai bị.
Các thống kê đã chỉ ra rằng những hạt nước bọt chứa virus sống gây bệnh có kích thước nhỏ (từ 5 - 100 mm) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét. Còn lại, những hạt cực nhỏ, ở dạng khí dung (có kích thước dưới 5 mm) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín,khi gặp gió các hạt khí dung chứa virus có thể phát tán xa hơn, gây nên sự lây lan quai bị trong cộng đồng.
Như vậy, quai bị là căn bệnh có thể lây lan nhanh và có thể lây qua nước bọt hoặc chất nhầy từ miệng, mũi hoặc cổ họng của người bệnh. Cụ thể, người mắc bệnh quai bị có thể lây bệnh cho người khác qua các con đường sau:
- Ho hoặc hắt hơi.
- Dùng chung đồ dùng như dao, kéo và đĩa với người mắc bệnh quai bị.
- Chia sẻ thực phẩm với người bị nhiếm bệnh.
- Lây lan khi hôn nhau.
- Lây lan khi người mắc bệnh chạm vào mũi hoặc miệng của mình, sau đó truyền nó lên bề mặt mà người khác có thể chạm vào như ly nước.
Với những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ rằng quai bị là một bệnh có lây truyền và lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng nếu không có các biện pháp bảo vệ và phòng tránh kịp thời. Vì vậy, để phòng ngừa quai bị hiệu quả cần chú ý phát hiện kịp thời để ngăn chặn khả năng lây nhiễm bệnh cho mọi người.
Quai bị quan hệ tình dục có sao không? Có cần kiêng không? Rất nhiều người vẫn thắc mắc liệu mắc bệnh quai bị quan hệ tình dục có sao không; có ảnh hưởng đến sức khỏe hay chất lượng cuộc "yêu" hay không? Quai bị là một bệnh lây lan qua đường hô hấp và cần thực hiện một số kiêng khem trong thời gian bệnh toàn phát. Vậy nên nhiều người vẫn thắc mắc...