Bệnh phụ khoa: ‘Cơn ác mộng’ của chị em
Là phụ nữ, ai cũng từng một lần mắc bệnh phụ khoa, nhưng vì nhiều lý do, chị em “bỏ quên” việc chăm sóc, thăm khám đến khi không thể chịu đựng được nữa thì đã muộn.
Ngày 3/5, báo Tiền Phong phối hợp với Phòng khám Hồng Đức ở TPHCM tổ chức tọa đàm trực tuyến “Giải tỏa nỗi lo bệnh khó nói ở phụ nữ”, nhằm cung cấp những kiến thức bổ ích để chị em có thể chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách chủ động.
Chị Lê Thủy Tiên (22 tuổi, sinh viên tại TPHCM) thắc mắc, triệu chứng nào để nhận biết mình mắc bệnh phụ khoa? Còn một nữ độc giả xin giấu tên bộc bạch, có khí hư ra nhiều bất thường, “vùng kín” hơi ngứa thì có viêm không? Có nên đi khám hay chỉ cần ngâm nước muối là tự khỏi?
BS CK2 Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Giám đốc chuyên môn phòng khám Hồng Đức cho rằng, đây là trường hợp tiêu biểu cho sự “chủ quan” của không ít phụ nữ. Nhiều bạn tự làm bác sĩ để chẩn đoán bệnh cho mình mà không đi thăm khám.
Theo BS Tuyết, nếu huyết trắng (khí hư) có màu lạ, kết cấu đặc hơn bình thường thì không cần đợi chờ gì thêm. Không nên tự ý đi mua thuốc ngoài mà chưa đi khám, có khi không hết mà còn hại cho cơ thể, lờn thuốc…
“Các bạn không được “ỷ lại” về kiến thức của chính mình mà tự đoán bệnh, tự đi mua thuốc mà không cần thăm khám và có chỉ định của bác sĩ. Vì chỉ có bác sĩ lành nghề, lâu năm thì may ra phán đoán được những nguyên nhân gây viêm nhiễm phổ biến, nhưng bắt buộc cũng phải kiểm tra nhiều loại xét nghiệm để tìm ra được hết tất cả các nguyên nhân gây bệnh cho bệnh nhân, chứ không thể nào nhìn mắt thường mà biết hết được” – BS Tuyết khẳng định và nói thêm, chị em phải thăm khám đều đặn thường xuyên 3-6 tháng/lần, cho dù không có bất kỳ triệu chứng nào, điều này quan trọng nên phải nhắc đi nhắc lại. Còn một khi có triệu chứng thì khám ngay, không cần phải bàn cãi gì thêm.
Không ít trường hợp chị em mắc bệnh phụ khoa, dù đã chữa khỏi nhưng vẫn tái đi tái lại. BS Tuyết cho rằng, nếu để tái đi tái lại thì phải xem có kiêng quan hệ không, có chữa cho người phối ngẫu chưa?
“Theo kinh nghiệm công tác của tôi thì đến 90% ca mắc nấm Candida đều bị tái lại, đa số là do không kiêng khem đầy đủ và không chữa trên người chồng. Dù thông thường nấm không gây ngứa trên dương vật, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại bám dính ở các nếp nhăn dương vật, nên khi có phát sinh quan hệ thì người vợ lại tiếp tục nhiễm nấm.
Vì vậy phải trị cả vợ lẫn chồng đồng thời phải kiêng quan hệ trong thời gian chữa bệnh thì mới tránh được việc tái viêm nhiễm do nấm. Còn đã làm thủ thuật rồi mà vẫn tái viêm thì chính là do vệ sinh sai cách hoặc quan hệ quá sớm, không kiêng cử đủ cho đến khi lành hẳn” – BS Tuyết chia sẻ.
Video đang HOT
Đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân “tiền mất tật mang” khi gửi sức khỏe ở các phòng khám chưa được cấp phép, chị Trần Lâm Mỹ Uyên, Nhà sáng lập Phòng khám sản khoa Hồng Đức kể, đó là nữ bệnh nhân được chẩn đoán viêm lộ tuyến và bác sĩ tại phòng khám đó bắt phải đốt ngay trong ngày. Họ còn dọa bệnh nhân nếu bỏ về nguy hiểm đến tính mạng thì phòng khám không chịu trách nhiệm. Có chị không mang đủ tiền, phải nằm trên giường khám gọi điện nhờ người nhà đem tiền lên để làm tiểu phẫu gấp.
“Tôi cũng không chắc những người này có phải bác sĩ không. Vì theo đúng quy trình khám bệnh đáng lẽ ra phải kê thuốc uống, thuốc đặt trước. Nếu không đỡ hoặc trở nặng, không còn cách khác thì mới đốt hoặc áp lạnh. Chưa kể chi phí khi làm làm tiểu phẫu ở các phòng khám đó cũng không hề rẻ, đắt hơn gấp nhiều lần so với với ở bệnh viện. Làm xong mấy tháng sau vẫn chưa lành, đành phải đi vái tứ phương và có cơ duyên gặp được Hồng Đức nên mới khỏi” – chị Mỹ Uyên nói.
Do đó, theo chị Mỹ Uyên, không phải cứ đến phòng khám tư là sẽ tốt. Các chị em cần phải tìm hiểu thật kỹ càng, trang bị kiến thức cho mình trước khi đưa ra bất kỳ quyết định gì.
Chia sẻ về phương pháp điều trị phụ khoa Đông – Tây y kết hợp tại phòng khám sản khoa Hồng Đức, chị Mỹ Uyên khẳng định, Tây y sẽ tập trung chữa trị cấp tính, thiên về phần ngọn; còn khi kết hợp với Đông y sẽ chữa được thêm phần mạn tính.
“Điển hình là tại Hồng Đức, khi kết hợp tinh hoa Tây y lẫn Đông y, tập trung vào chữa phần gốc, chủ yếu là cân bằng lại nội tiết tố, tiêu viêm một cách tự nhiên, khôi phục và cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường âm đạo, không những chữa trị mà còn phải dùng bộ sản phẩm dự phòng thì sẽ tránh tái nhiễm hiệu quả” – chị Mỹ Uyên tư vấn.
Chị Trần Lâm Mỹ Uyên, Nhà sáng lập Phòng khám sản khoa Hồng Đức cho rằng, ngày nay phụ nữ làm việc tất bật không thua kém đàn ông, nên khi triệu chứng chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thì chị em chủ yếu tìm đến những phương pháp tại nhà, hoặc tự mua thuốc uống cho nhanh. Nhưng với bệnh phụ nữ, bắt buộc phải khám cho kỹ thì mới có thể điều trị đúng bệnh được.
“Đây cũng chính là lý do tôi mở Phòng khám Hồng Đức để giúp những chị em không có nhiều thời gian. Đến đây chị em sẽ được thăm khám nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời chi phí phù hợp với mọi đối tượng” – chị Mỹ Uyên bộc bạch.
Loại nấm gây bệnh phụ khoa cho chị em trong mùa lũ
Trong điều kiện sinh hoạt kém, môi trường ẩm ướt, phụ nữ dễ bị nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh đường sinh dục. Dưới đây là cách chữa nấm Candida vùng kín bằng bài thuốc y học cổ truyền.
Lũ đi qua, nước bẩn tràn đồng, việc thiếu nước sạch trong sinh hoạt, nhà vệ sinh không sạch sẽ... dễ khiến chị em dễ bị nhiễm nấm âm đạo do một loại nấm có tên Candida Albican gây ra.
Loại nấm này thường ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo của phụ nữ. Thông thường, môi trường hơi acid trong âm đạo sẽ "kháng cự" không cho nấm phát triển. Nhưng vì một lý do nào, đó môi trường này bị thay đổi, mất cân bằng chẳng hạn như bị acid hoá, nấm sẽ bùng phát và gây nên chứng nhiễm nấm âm đạo. Những vùng cơ thể ẩm ướt là nơi mà bệnh thường xuất hiện.
Dấu hiệu nhiễm nấm Candida âm đạo
Tùy thuộc vào vùng bị nhiễm và mức độ nhiễm mà các dấu hiệu nhận biết bệnh nấm Candida có thể khác nhau. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: vùng âm đạo tấy đỏ, ngứa và đau rát. Bệnh nhân thường gãi khiến cho nấm lan rộng tới hậu môn, bẹn.
Ngoài ra, dịch âm đạo có màu trắng vón cục, thành từng mảng dày dính vào thành âm đạo, không hôi. Khi quan hệ có cảm giác bị đau đớn. Niêm mạc âm hộ bị viêm đỏ. Khí hư ra nhiều, đi tiểu khó, tiểu nhiều. Nếu bị nặng thì âm hộ, môi bé, môi lớn có thể bị đỏ và phù nề.
Khi quan hệ tình dục với phụ nữ bị nấm Candida âm đạo, nam giới có thể bị viêm quy đầu với các dấu hiệu như: đỏ, ngứa, và xuất hiện chất nhầy trắng. Sau khi giao hợp vài phút hoặc vài giờ, bệnh sẽ xảy ra. Sau khi được vệ sinh, rửa sạch bệnh thường sẽ tự khỏi.
Cách chữa nấm Candida vùng kín
- Tỳ giải thẩm thấp thang gia thương truật: Tỳ giải 12g; Sinh ý dĩ 20g; Hoàng bá 12g; Xích thược 12g; Đan bì 16g; Trạch tả 12g; Hoạt thạch 12g; Thông thảo g; Thương truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang.
- Đan chi tiêu dao: Đan bì 12g; Sơn chi 8g; Sài hồ 12g; Bạch thược 12g; Đương quy 12g; Bạch truật 8g; Phục linh 12g; Bạc hà 4g; Đại táo 12g; Gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang
- Thể nhiệt uất ở kinh can: Ngứa cửa mình, u uất, dễ cáu giận, ngủ ít, miệng khô đắng, đại tiện táo, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Có thể dùng bài thuốc Tả can thang: Long đởm 8g; Sinh địa 8g; Sài hồ 8g; Trạch tả 8g; Đương quy 8g; Mộc thông 8g; Sa tiền tử 8g; Chi tử sao 8g; Hoàng cầm 8g; Cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 5-7 thang.
Ngoài thuốc uống, còn dùng thuốc đặt tại chỗ cũng rất tốt. Viên bột đặt tiêu viêm được bào chế gồm: Hoàng bá, Lá móng tay, Lưu huỳnh. Các vị thuốc sấy khô, tán mịn, đảm bảo độ pH của âm đạo 94,5. Mỗi ngày đặt 1 lần 10g vào âm đạo, đặt 5-7 ngày, có thể đặt liên tục hoặc cách ngày.
Phòng bệnh nhiễm nấm mùa lũ cần chú ý
Không để vùng kín ngâm mình trong nước bẩn, những vùng ngập quá đầu gối thì không nên lội nước mà di chuyển bằng thuyền... và khử khuẩn nước bẩn trước khi sử dụng theo hướng dẫn của ngành y tế.
Tránh các chất kích thích như xà phòng, sữa tắm, chất khử mùi âm đạo, thụt rửa âm đạo... bởi đây có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng.
Tránh mặc quần bó sát, đồ lót quá chật để vùng âm đạo luôn được khô thoáng. Bộ phận sinh dục phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, quần áo phải phơi nơi có ánh sáng mặt trời.
Đảm bảo lượng đường trong máu cơ thể ở mức cho phép nếu bạn bị tiểu đường. Nếu bệnh tái đi tái lại, hãy đi kiểm tra bởi rất có thể bạn đang bị đái tháo đường hoặc do việc dùng kháng sinh kéo dài, dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen... khiến cho cơ thể suy giảm sức đề kháng.
Khi bị nhiễm nấm Candida âm đạo, tốt nhất chị em cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn dùng thuốc cho phù hợp, không nên tự ý điều trị.
Cô gái suýt ung thư âm đạo vì sai lầm nhiều người mắc Mới 23 tuổi, cô gái trẻ được kết luận tổn thương tiền ung thư vùng âm hộ. Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ việc sử dụng quần lót không đúng cách - sai lầm rất nhiều người mắc. Trang Sohu của Trung Quốc đưa tin, sự việc xảy ra với bệnh nhân 23 tuổi (xin phép không tiết lộ danh tính). Cách...