Bệnh phình mạch não – sát thủ giấu mặt
Túi phình càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao, khi lớn hơn 5 mm hay hình thái túi không đều, cần phải điều trị.
Phó giáo sư Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, ngày 19/10 cho biết phình động mạch não rất hay gặp. 3-5% dân số bị phình động mạch não. Tuy nhiên, hầu hết túi phình động mạch não không vỡ, không có triệu chứng hay dấu hiệu bệnh. Chỉ khoảng 0,25% người mang túi phình động mạch não sẽ vỡ.
Bác sĩ Hệ cho biết phình động mạch não chưa vỡ rất hiếm khi biểu hiện lâm sàng. Do vậy, người bệnh thường không đi khám bệnh. Thực tế, người bệnh được chẩn đoán có (hay mang) túi phình động mạch não chưa vỡ thường khi chụp cắt lớp sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não. Lý do chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não chủ yếu do đau đầu, xuất huyết não do vỡ phình động mạch não.
“Chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não phát hiện được túi phình vỡ gây xuất huyết và phát hiện được túi phình động mạch não chưa vỡ. Khoảng 10-30% người bệnh có nhiều túi phình động mạch não”, bác sĩ Hệ nói.
Ngoài ra, người bệnh được chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ do chấn thương sọ não, do tai biến mạch máu não, do liệt dây thần kinh sọ, do động kinh, do tăng áp lực trong sọ, do dị dạng mạch não khác trong sọ… Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ghi nhận lý do chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não hay gặp nhất là đau đầu và chấn thương sọ não.
Khi chẩn đoán xác định người bệnh mang phình động mạch não chưa vỡ, bác sĩ sẽ đánh giá nhiều yếu tố để đưa ra khuyến cáo, tư vấn về cách thức điều trị. Vì phình động mạch não rất hiếm khi vỡ nên chỉ điều trị khi người bệnh có nhiều nguy cơ vỡ túi phình.
Video đang HOT
Những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ vỡ túi phình bao gồm kích thước túi phình, vị trí túi phình, hình thái túi phình, tiền sử bệnh, tiền sử gia đình và tuổi của người bệnh.
“Túi phình càng lớn, nguy cơ vỡ càng cao”, bác sĩ Hệ nói.
Theo bác sĩ Hệ, nếu túi phình lớn hơn 5 mm, nguy cơ vỡ cao nên bác sĩ thường khuyến cáo cần can thiệp. Một số tác giả cho rằng, đường kính túi phình lớn hơn 3 mm cũng nên can thiệp. Ngoài ra, những trường hợp nên can thiệp gồm: Hình thái túi phình không đều, người bệnh đã từng bị xuất huyết não… Nếu người bệnh trẻ, nên can thiệp. Nếu người bệnh cao tuổi (trên 70), xu hướng nên bảo tồn.
Bác sĩ Hệ đọc phim của bệnh nhân chụp sọ não. Ảnh: KIm Oanh.
Phình động mạch não chưa vỡ được điều trị bằng phẫu thuật (kẹp túi phình) hoặc nút mạch. Đây là hai phương pháp điều trị thường quy ở nhiều cơ sở y tế. Tỷ lệ thành công của hai phương pháp này tương đương nhau. Phương pháp nút mạch chi phí cao hơn do hầu hết dụng cụ, vật tư được nhập khẩu.
Nếu không điều trị, người bệnh mang túi phình động mạch não sẽ khám định kỳ 6 tháng một lần trong những năm đầu tiên và khám định kỳ 12 tháng một lần trong những năm tiếp theo. Khi khám lại, người bệnh sẽ được chụp cắt lớp vi tính mạch, hoặc chụp cộng hưởng từ mạch để đánh giá kích thước và hình thái túi phình. Nếu túi phình lớn hơn, to hơn, bờ túi phình thay đổi thì nên can thiệp.
Trong thời gian theo dõi khám định kỳ, người bệnh được khuyến cáo không được hút thuốc (cả thuốc lá và thuốc lào đều làm tăng nguy cơ vỡ túi phình), tránh huyết áp cao hoặc điều trị huyết áp, kiểm soát huyết áp thật tốt, điều trị mỡ máu cao, tránh uống rượu, không nên dùng phương pháp tránh thai bằng uống thuốc ngừa thai.
Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về cách phòng, chăm sóc, theo dõi và điều trị các bệnh lý Dị dạng mạch máu não, ngày 31/10, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tổ chức chương trình Khám và tư vấn miễn phí bệnh lý Dị dạng mạch máu não.
Tham gia chương trình, ngoài được các chuyên gia tư vấn miễn phí, 5 người bệnh có chỉ định chụp cắt lớp vi tính đầu tiên, đặt lịch trước qua Tổng đài 19001902 sẽ được chụp cắt lớp vi tính miễn phí.
Nguy hiểm khi cố hát giọng cao
Cố hát giọng cao vô tình tạo áp lực trong lồng ngực, tăng nguy cơ vỡ phổi ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Bác sĩ Hoàng Văn Dũng, Trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM, cho biết vỡ phổi hay mạch máu não khi hát tông giọng cao là trường hợp rất hiếm gặp. Nhưng một số trường hợp được chẩn đoán vỡ phổi, xuất huyết não do hát karaoke lên giọng cao là có cơ sở.
Hát giọng quá cao so với khả năng có thể làm tăng áp lực trong phổi. Điều này khiến một số phế nang hoặc kén khí ở ngoại vi phổi (nếu có) bị vỡ vào khoang màng phổi.
Tình trạng này có thể xảy ra ở những người bệnh phổi trước đó, thậm chí cả người khoẻ mạnh bình thường. Vỡ kén khí phổi thường gặp ở người cao, gầy vì cơ địa này có áp lực đỉnh phổi thấp hơn, dễ gây vỡ các bóng khí.
Theo bác sĩ Dũng, ngoài hát lên tông giọng cao, việc gắng sức khiêng, vác vật nặng, thậm chí ho nhiều có thể vô tình tạo áp lực cao trong lồng ngực, gây vỡ phổi ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Các bác sĩ cảnh báo hát tông giọng cao so với khả năng là thói quen tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Ảnh: Shutterstock.
Bác sĩ Dũng cũng cho biết khi lấy hơi quá sức có thể làm tăng áp lực trong sọ não.
"Ở người cơ địa có bệnh huyết áp chưa được kiểm soát tốt, lấy hơi hết sức có thể làm tăng áp lực lên não, gây tình trạng tai biến. Ngoài ra, với những người có dị dạng mạch máu não, lên giọng cao cũng dễ gặp nguy cơ này", bác sĩ Dũng cho biết.
Nếu bạn đột nhiên cảm thấy một bên như "dao đâm" và khó thở tăng dần, đau đầu dữ dội hoặc yếu, liệt nửa người khi cố hát giọng cao, cần lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên chọn hát những bài có tông giọng thay đổi. Chúng ta nên tránh hát liên tục với tông giọng cao. Đặc biệt, người thường xuyên hút thuốc lá, có bệnh phổi mạn tính, mệt mỏi lâu ngày, stress, dễ xúc động, cao huyết áp..., không nên gắng sức lấy hơi, cố mang vác vật nặng để tránh những tai nạn đáng tiếc.
"Rước họa vào thân" vì An cung ngưu hoàng hoàn An cung ngưu hoàng hoàn có dược tính là làm giảm hiện tượng đông máu. Do đó, việc sử dụng An cung ngưu hoàng hoàn với người đang bị vỡ mạch máu não hay xuất huyết não không khác gì "thêm dầu vào lửa". Một ca điều trị đột quỵ tại Trung tâm Đột quỵ tim mạch Cần Thơ. Ảnh: BVCC. Phòng hay...