Bệnh nướu răng gây hại cho sức khỏe nhiều hơn chúng ta tưởng
Bệnh nướu răng khá phổ biến và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nướu răng cũng có thể đóng vai trò trong một loạt các vấn đề sức khỏe tưởng chừng như không liên quan, theo Medicalnewstoday.
Shutterstock
Làm sạch răng quan trọng hơn ta nghĩ
Mảng bám – một chất dính có chứa vi khuẩn – tích tụ trên răng. Nếu nó không được loại bỏ, vi khuẩn có thể gây kích ứng nướu. Nướu sau đó có thể bị sưng, đau hoặc nhiễm trùng gây ra viêm nướu.
Nói chung, bệnh nướu răng có thể được điều trị hoặc phòng ngừa bằng cách duy trì chế độ sức khỏe răng miệng tốt.
Nếu viêm nướu răng kéo dài, nó có thể gây viêm nha chu, làm suy yếu các cấu trúc hỗ trợ của răng. Bệnh nướu răng, còn được gọi là bệnh nha chu, là bệnh phổ biến.
Các cơ chế đằng sau bệnh nha chu tương đối dễ hiểu và nghiên cứu mới hơn cho thấy vấn đề sức khỏe này có thể đóng vai trò trong sự phát triển của một số bệnh khác, bao gồm bệnh Alzheimer, ung thư và bệnh hô hấp, theo Medicalnewstoday.
Nướu răng và não
Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh nha chu với mất răng và chức năng nhận thức. Một nghiên cứu quan sát vào hiệu suất nhận thức đã theo dõi 597 nam giới trong tối đa 32 năm. Các tác giả kết luận: “Bệnh nha chu và sâu răng, lý do chính cho việc mất răng, cũng liên quan đến suy giảm nhận thức”.
Các nhà nghiên cứu cũng đã liên kết bệnh nha chu với sự gia tăng beta-amyloid trong não – dấu hiệu thần kinh của bệnh Alzheimer.
Các thí nghiệm khác đã đưa ra bằng chứng cho thấy một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong các trường hợp viêm nha chu – porphyromonas gingivalis – có thể được tìm thấy trong não của những người mắc bệnh Alzheimer, theo Medicalnewstoday.
Video đang HOT
Nướu răng và tim
Mặc dù không phải ai mắc bệnh tim cũng mắc bệnh nướu răng và không phải ai mắc bệnh nướu cũng mắc bệnh tim, nhưng dường như có một mối tương quan.
Một số nghĩ rằng liên kết có thể liên quan đến viêm. Chủ yếu, viêm là một phản ứng với các chất kích thích hoặc mầm bệnh; nó là một cơ chế bảo vệ. Tuy nhiên, nếu tiếp tục viêm trong thời gian dài, nó có thể làm hỏng các mô và cơ quan, theo Medicalnewstoday.
Có thể là tình trạng viêm ở nướu tạo ra một dòng thác gây ảnh hưởng tim mạch. Ngoài ra, mối liên hệ giữa các bệnh về tim và nướu có thể là do vi khuẩn.
Vi khuẩn trong nướu có thể xâm nhập vào máu và được đưa đến các điểm bao gồm cả tim, nơi chúng có thể gây viêm và tổn thương.
Bằng chứng là các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng P. gingivalis là loài vi khuẩn thường được tìm thấy nhất trong động mạch vành.
Nướu răng và ung thư
Một lần nữa, bệnh nướu răng và ung thư, dường như có nhiều điểm chung.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2008 đã điều tra mất răng và ung thư ở 48.375 nam giới. Các tác giả kết luận rằng, thực sự có mối liên hệ giữa bệnh nướu răng và ung thư. Bệnh nha chu có liên quan đến sự gia tăng nhỏ, nhưng đáng kể, nguy cơ ung thư nói chung.
Một nghiên cứu khác, gần đây hơn, liên quan đến hơn 68.000 người trưởng thành đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh nướu răng và nguy cơ ung thư nói chung; trong đó có ung thư tuyến tụy.
Ước tính 50% nam giới trên 40 tuổi bị rối loạn cương dương. Đó là tình trạng phức tạp có thể xuất phát từ cả yếu tố tâm lý và sinh lý.
Một số yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm hút thuốc lá, uống đồ có cồn và tăng huyết áp. Theo một số nhà khoa học, bệnh nha chu cũng có thể làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương, theo Medicalnewstoday.
Chẳng hạn, các tác giả của một bài phê bình xuất bản năm 2016 xác định mối liên quan giữa rối loạn cương dương và viêm nha chu mạn tính, theo Medicalnewstoday.
Nướu răng và phổi
Tất nhiên, miệng là một cửa ngõ đến nướu và phổi, làm cho mối liên kết giữa nướu và bệnh phổi ít gây ngạc nhiên hơn so với một số bệnh khác mà chúng ta đã gặp phải.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 năm 2019 đã điều tra hồ sơ của 1.380 nam giới. Các tác giả đã tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa viêm nha chu mạn tính và giảm chức năng hô hấp.
Theo thanhnien
Dùng bàn chải mà không chú ý tới những điều này thì bảo sao bạn dễ bị mắc bệnh răng miệng
Bàn chải vốn là dụng cụ làm sạch răng miệng mỗi ngày, nhưng nếu không chú ý tới việc vệ sinh bàn chải thường xuyên thì nó cũng có thể trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh mà bạn không ngờ tới.
Thường thì bạn sẽ chỉ nhớ đến việc đánh răng 2 lần/ngày mà không để ý rằng, cần phải vệ sinh bàn chải thường xuyên để giúp làm sạch răng miệng hiệu quả hơn. Một số người chỉ nghĩ đơn giản là khi rửa nước vào bàn chải thì nó đã được làm sạch rồi. Nhưng thực tế thì nó lại không hề mang đến hiệu quả làm sạch gì.
Dưới đây là một số nguyên tắc khi dùng bàn chải mà bạn cần nhớ để chiếc bàn chải luôn làm tròn công dụng của nó.
Rửa bàn chải thường xuyên
Bạn nên chà rửa bàn chải đánh răng dưới vòi nước sạch trong vòng từ 1 - 2 phút để loại bỏ những mảng bám còn tồn đọng lại sau khi đánh răng. Đặc biệt, nếu bạn đang mắc một hội chứng rối loạn miễn dịch nào đó thì sau khi rửa bàn chải với nước, hãy ngâm bàn chải trong dung dịch nước súc miệng diệt khuẩn khoảng vài phút để giúp chiếc bàn chải được vệ sinh sạch sẽ hơn.
Bảo quản bàn chải đúng cách
Sau mỗi lần đánh răng, bạn đừng vội cất bàn chải chung với những chiếc bàn chải khô hay đặt trong tủ đóng kín, khóa ngăn kéo... Hãy đặt bàn chải ở nơi khô ráo, thoáng mát (như giá hoặc móc treo bàn chải riêng) để tránh nguy cơ ẩm mốc, vi khuẩn, bụi bẩn bám vào sẽ làm ảnh hưởng tới việc vệ sinh răng miệng.
Đặt bàn chải cách xa bồn cầu
Nếu phòng tắm của bạn chung với bệ toilet thì bạn nên thiết kế nơi để bàn chải đánh răng cách xa khoảng 2m. Vì mỗi lần xả nước ở bồn cầu là một lần bạn phát tán hàng triệu vi khuẩn ra khắp không gian phòng tắm. Ngay sau đó, chúng có thể bám lại ở mọi nơi, kể cả trên chính chiếc bàn chải của bạn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có tới 100 triệu con vi khuẩn, bao gồm cả khuẩn E.coli (gây bệnh tiêu chảy) hay tụ cầu khuẩn (gây bệnh nhiễm trùng da) đã bám lại trên chiếc bàn chải đánh răng được đặt gần bệ toilet. Do đó, nếu không chú ý bảo quản bàn chải thì nó cũng có thể trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh cho bạn cũng như người thân trong gia đình.
Thay bàn chải định kỳ
Cứ sau khoảng 3 - 4 tháng sử dụng, bạn nên chủ động thay mới một chiếc bàn chải khác. Bởi dù nó không có dấu hiệu bị mòn thì phần lông bàn chải cũng ít nhiều đã bị sờn, không thể hỗ trợ việc làm sạch kẽ răng hay nướu răng một cách hiệu quả.
Tuyệt đối không dùng bàn chải với người khác
Bàn chải đánh răng là vật dụng cá nhân mà bạn cần tránh để người khác sử dụng chung. Việc chia sẻ chiếc bàn chải của mình với người khác khiến bạn có thể bị lây truyền vi khuẩn thông qua đường nước bọt, từ đó dẫn tới các bệnh răng miệng như sâu răng, hôi miệng...
Theo Helino
Điều gì xảy ra khi hàng chục tỉ vi khuẩn trong miệng mất cân bằng? Mỗi người trung bình có từ 20 - 100 tỉ vi khuẩn, thuộc hơn 700 loại khác nhau sống trong miệng. Một trong những điều kiện quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng là phải duy trì cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu. Chải răng thường xuyên giúp bảo vệ hiệu quả sức khỏe răng miệng - SHUTTERSTOCK Vấn...