Bệnh nhi xuất huyết, nôn ra máu vì căn bệnh thường gặp trong mùa đông
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh thường gặp ở trẻ từ 3-15 tuổi, diễn ra quanh năm nhưng cao điểm mùa đông, xuân, khi người bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng,…
Vừa qua, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.H.G (14 tuổi, Na Hang, Tuyên Quang) trong tình trạng đi ngoài ra máu đỏ tươi, đau bụng, nôn ra máu đen, sưng đau các khớp đầu gối, cổ chân, buồn nôn, nổi ban đỏ toàn thân. Từ kết quả xét nghiệm máu và các biểu hiện lâm sàng đặc trưng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm mao mạch dị ứng (Henoch Schonlein) dẫn đến xuất huyết tiêu hóa.
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự miễn dịch gây viêm các mạch máu nhỏ trên cơ thể. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 3-15 tuổi, diễn ra quanh năm nhưng cao điểm mùa đông, xuân, khi người bệnh bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng,… Bệnh dễ gây nhầm lẫn cho cha mẹ với biểu hiện giống bệnh ngoài da nên rất nguy hiểm nếu tự điều trị tại nhà.
Viêm mao mạch dị ứng là bệnh tự miễn dịch gây viêm các mạch máu nhỏ trên cơ thể. Ảnh: BVCC.
Bệnh nhi G. có biểu hiện điển hình của bệnh viêm mao mạch dị ứng nhưng không được nhập viện điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa nặng. Sau khi nhập viện điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh nhi ổn định và chuyển khoa Nội – Nhi – Đông y theo dõi.
Những biểu hiện đặc trưng trên cơ thể khi mắc bệnh:
- Triệu chứng ngoài da: xuất hiện ban đỏ dạng xuất huyết như muỗi đốt dày đặc hoặc rải rác ở hai cẳng chân, quanh mắt cá chân, mông, đùi, cẳng tay, toàn cơ thể.
- Triệu chứng tại khớp: sưng đau các khớp gối, cổ chân, khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay, khuỷu tay. Phần lớn đau ở khớp gối, khớp cổ chân.
Video đang HOT
- Triệu chứng tiêu hóa: đau bụng là triệu chứng hay gặp chiếm 70-80% các trường hợp. Đau âm ỉ quanh rốn hoặc hố chậu, có khi đau dữ dội. Xuất huyết tiêu hóa, nôn, đi ngoài ra máu, phân đen, có thể biến chứng tắc ruột, lồng ruột, nhồi máu, viêm tụy cấp.
- Triệu chứng ở thận: bệnh nhân đái ra máu, phù, có thể diễn biến viêm cầu thận, suy thận mạn, hội chứng thận hư.
Trẻ có những biểu hiện như trên cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không cho trẻ chạy, nhảy, hoạt động mạnh khiến ban xuất huyết xuất hiện. Bệnh tái phát nhiều lần dẫn đến suy thận, nguy hiểm tính mạng của trẻ.
Theo Zing
Trời rét đậm dễ bị cảm lạnh, hãy làm ngay những điều này để phòng bệnh
Những ngày trời chuyển rét, hãy bỏ túi ngay một số mẹo nhỏ sau để phòng ngừa chứng cảm lạnh hiệu quả.
Cảm lạnh là một vấn đề sức khỏe thường gặp phải trong mùa đông. Đặc biệt là trong những ngày trời chuyển rét, nhiệt độ giảm thấp. Không khí khô hanh lúc này là tác nhân khiến mũi và họng dễ bị khô, gây ra tình trạng ho, nhiễm lạnh. Nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng khiến bạn dễ mắc phải chứng cảm lạnh.
Bên cạnh việc chú ý giữ ấm cơ thể thì bạn cũng nên duy trì các thói quen giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một số thói quen sau sẽ giúp cơ thể phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi, cảm lạnh... trong những ngày trời chuyển rét.
Thêm hành và tỏi vào thực đơn
Hệ miễn dịch kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ mắc chứng cảm lạnh khi thay đổi thời tiết. Lúc này, bạn có thể thêm các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch trong thực đơn hàng ngày như hành và tỏi. Hai loại gia vị này có tác dụng kháng viêm tự nhiên, làm sạch cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Thường xuyên ăn chúng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, trong đó có cảm lạnh. Bạn có thể thêm hai loại gia vị trên vào các món ăn phù hợp và với lượng vừa đủ để nhận được những lợi ích trên.
Tắm đúng cách
Tắm quá muộn, tắm lâu... là những thói quen cần thay đổi nếu bạn đang mắc phải. Do tắm quá lâu trong thời tiết này có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và bị cảm. Thói quen tắm muộn mà nhiều người hay mắc phải cũng làm tăng các nguy cơ sức khỏe như cảm lạnh, đột quỵ... Do đó, bạn nên chú ý không tắm lâu, quá muộn và tắm trong phòng kín gió.
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C
Nhóm thực phẩm giàu vitamin có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Loại vitamin thiết yếu này còn giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh về hô hấp. Một số thực phẩm giàu vitamin C như rau màu xanh đậm, các loại quả có múi hay mọng nước nên được thêm vào chế độ ăn. Chúng không chỉ giúp cung cấp vitamin C mà còn có tác dụng bù nước hiệu quả trong những ngày thời tiết khô lạnh.
Dùng đồ uống ấm thay vì lạnh
Đồ uống lạnh không phải là lựa chọn phù hợp cho những ngày trời lạnh. Bởi việc uống nước lạnh có thể gây ảnh hưởng đến họng và dễ gây bệnh về hô hấp. Lúc này, bạn hãy duy trì thói quen dùng các loại đồ uống ấm. Một số loại đồ uống như trà gừng, trà quế, cacao nóng hay mật ong nước ấm cũng rất có lợi cho sức khỏe. Bởi chúng không chỉ làm ấm cơ thể mà còn hỗ trợ hệ miễn dịch và ngăn ngừa chứng cảm lạnh hiệu quả.
Giữ ấm cơ thể đúng cách
Những ngày trời chuyển rét đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. Nếu không giữ ấm đúng cách, cơ thể sẽ dễ bi nhiễm lạnh và gây bệnh. Để tránh tình trạng này, bạn hãy chú ý đến việc giữ ấm cơ thể trước khi ra đường. Các bộ phận quan trọng như đầu, cổ, tay, chân cũng cần được che chắn đầy đủ. Thay vì mặc quá nhiều quần áo dày cộm, bạn có thể mặc áo giữ nhiệt bên trong để giữ ấm dễ dàng hơn.
Theo Helino
Bí kíp "5 ấm, 1 mát" giúp cả nhà tránh ho suốt mùa đông Mùa Đông đến cũng là lúc cần chú ý tới sức khoẻ của cả gia đình và tạo ra một lớp áo giáp mạnh mẽ để bảo vệ mỗi thành viên khỏi chứng ho dai dẳng. Cùng chúng tôi khám phá bí kíp vàng "5 ấm 1 mát" cho gia đình luôn yên vui! 5 ấm Đầu: Đầu là trung khu điều khiển...