Bệnh nhi mắc các bệnh đường hô hấp tăng
Những ngày qua, Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, tiếp nhận gần trăm ca khám mỗi ngày, đa số liên quan các bệnh về đường hô hấp của trẻ nhỏ.
Bệnh nhi đang khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Duy Hiệu
Theo bác sỹ Dương Văn Long, Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, thời gian này, mỗi ngày, Khoa Nhi tiếp nhận 80-90 bệnh nhi đến khám. Số bệnh nhi nhập viện hàng ngày cũng lên đến 30 trẻ, nhiều hơn những ngày trước đó.
Hầu hết trẻ em đến khám đều có biểu hiện liên quan các bệnh về hô hấp như viêm mũi họng, nhiễm trùng đường hô hấp, các loại cúm, sốt vi rút.
Bác sỹ Long cũng cho biết thêm nhiều em đến khám do thời tiết chuyển mùa, cộng thêm tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội những ngày qua, làm gia tăng các bệnh lý về đường hô hấ, trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tác động nhất.
Trước thực trạng ô nhiễm không khí nặng nề và kéo dài tại Hà Nội, lần đầu tiên, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo để người dân dự phòng, bảo vệ sức khoẻ.
Theo hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí do Cục Quản lý Môi trường Y tế phối hợp Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam xây dựng, người dân được khuyến cáo thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí.
Cụ thể, trong tình trạng không khí xấu như hiện nay, người dân hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời; ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).
Video đang HOT
Người dân nên thực hiện một số vệ sinh cá nhân như mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường; tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Người hút thuốc lá nên bỏ hẳn hoặc hạn chế thói quen này. Người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc.
Người dân nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường, khu vực ô nhiễm. Bên cạnh đó, người dân cần phải thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân giảm ô nhiễm môi trường cần hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, từ hoặc bếp ga. Người dân nên trồng cây xanh trong và quanh nhà, giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.
“Người có bệnh hô hấp, tâm phế mạn tính, tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn, hạn chế ra ngoài, đặc biệt vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng, người bệnh nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa”, khuyến cáo của Bộ Y tế nhấn mạnh.
D.Ngân
Theo haiquanonline
Các nghiên cứu cho thấy giặt quần áo trẻ sơ sinh bằng máy giặt có khả năng khiến con bị mắc các bệnh nguy hiểm
Cho dù giặt đồ của con riêng, dùng xà phòng riêng, nước xả riêng, nhưng chung một máy giặt với cả gia đình thì khả năng trẻ sơ sinh bị nhiễm các mầm bệnh vẫn khá cao.
Máy giặt là một vật dụng rất quen thuộc, nó hiện diện hầu hết trong mọi gia đình. Không chỉ đảm trách nhiệm vụ giặt quần áo cho người lớn, các nhà sản xuất còn rất nhanh nhạy thiết kế cả chế độ giặt quần áo của trẻ sơ sinh, để giải phóng sức lao động cho người mẹ. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Viện Vệ sinh và Sức khỏe Cộng đồng (IHPH) của Bệnh viện Đại học Bonn (Đức) thì trong máy giặt chứa các vi khuẩn đa kháng kháng sinh, trong đó một loại vi khuẩn Klebsiella oxytoca đã được truyền lại cho trẻ sơ sinh.
Cụ thể, các bác sĩ ở một bệnh viện nhi khoa ở Đức đã thông báo rằng trẻ sơ sinh ở đây mắc phải một loại vi khuẩn kháng gần hết các loại thuốc kháng sinh, và họ không biết được là nguồn bệnh này ở đâu ra. Tiến sĩ Ricarda Schmithausen, Trưởng phòng Y tế của Viện Vệ sinh và Sức khỏe Cộng đồng (IHPH) đã lao vào nghiên cứu, và cuối cùng ông tìm thấy vi khuẩn Klebsiella oxytoca trong các lần kiểm tra vệ sinh máy giặt định kỳ tại khu vực sơ sinh của một bệnh viện trẻ em ở Đức.
Tiến sĩ Ricarda cho biết vi khuẩn Klebsiella oxytoca có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và đường hô hấp, thậm chí, trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết gây tử vong. Khi trẻ bị vi khuẩn này xâm nhập vào người thì trong hầu hết các trường hợp, kháng sinh thông thường chỉ có tác dụng chống lại mầm bệnh này ở một mức độ hạn chế hoặc hoàn toàn bất lực.
Giáo sư Martin Exner, Viện trưởng Viện Vệ sinh và Sức khỏe Cộng đồng tại Bệnh viện Đại học Bonn, cũng cho biết thêm rằng các vi khuẩn Klebsiella oxytoca đã đi vào cơ thể của trẻ sơ sinh thông qua quần áo: "Vi khuẩn này đã được xác định có mặt trong ngăn đựng chất rửa tẩy và trên túi lưới dùng để giặt vớ và mũ của trẻ sơ sinh".
Như vậy dùng máy giặt để giặt đồ cho con có thật sự sạch?
Tiến sĩ Chuck Gerba, nhà vi trùng học tại trường Đại học Arizona (Mỹ) cho biết máy giặt chỉ có thể làm sạch quần áo, nhưng không thể làm chết vi trùng. Thay vào đó, vi khuẩn sẽ bị pha loãng ra và bám vào những gì mà chúng ta giặt.
Tiến sĩ Chuck nói: "Đó là lý do tại sao bạn tuyệt đối đừng bao giờ giặt đồ trong chung với những thứ đồ khác, đặc biệt là khăn tay. Vì vi khuẩn từ đồ trong sẽ di chuyển qua khăn tay của bạn. Ngoại trừ khi bạn giặt chúng với nước nóng trên 180 độ thì mới diệt được các vi khuẩn trong quần áo, nhưng hầu như không có gia đình nào giặt bằng nước nóng cả".
Vậy phải giặt đồ trẻ sơ sinh như thế nào cho an toàn?
Giặt bằng nước ấm, phơi dưới nắng là những cách để giúp diệt mầm vi khuẩn trên quần áo của trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa).
Như vậy có thể thấy, cho dù giặt đồ của con riêng, dùng xà phòng riêng, nước xả riêng, nhưng chung một máy giặt với cả gia đình thì khả năng trẻ sơ sinh bị nhiễm các mầm bệnh vẫn khá cao. Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, tiến sĩ Ricarda khuyên cha mẹ nên "sử dụng nước ấm và xà phòng khi giặt quần áo bẩn hoặc ga trải giường, đặc biệt là quần áo và đồ dùng của trẻ sơ sinh".
Phó giáo sư Kelly Reynolds, làm việc tại trường đại học Arizona cũng hướng dẫn thêm cách giặt quần áo cho trẻ sơ sinh như sau:
- Cha mẹ nên sấy quần áo của con sau khi giặt ở nhiệt độ 28 độ trở lên để diệt các mầm bệnh.
- Phơi quần áo dưới nắng để khử trùng.
- Rửa tay với xà phòng sau khi kết thúc việc giặt giũ quần áo.
- Nếu có thể, hãy giặt quần áo của trẻ sơ sinh bằng tay thay vì bằng máy.
Theo Helino
Mỗi ngày, hàng chục người nhập viện do đột quỵ, Hà Nội yêu cầu chống rét cho bệnh nhân Trong 2 ngày cuối tuần vừa qua, chỉ riêng Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) đã tiếp nhận điều trị gần 20 bệnh nhân đột quỵ... Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Thanh Nhàn Đợt không khí lạnh nhất ở miền Bắc từ đầu mùa đông đến nay đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người cao tuổi, nhất là những...