Bệnh nhi bị trượt chỏm xương đùi 2 bên hiếm gặp
Sáng ngày 19/6, khoa Chấn thương Chỉnh hình Nhi – Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á đã phẫu thuật điều trị trượt chỏm xương đùi 2 bên cho bệnh nhi H.Đ.H. (11 tuổi, ngụ tại Hóc Môn, TP.HCM).
Trượt chỏm xương đùi thường xảy ra với tỉ lệ 1/10.000, hiếm khi bị cả 2 bên (khoảng 20%). Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng 2 chân sưng đau dữ dội, đi lại đau nhiều, vận động khó khăn. Người nhà cho biết, em H. bị đau sau khi ngã trong trận đá bóng khoảng 1 tháng trước. Do tình trạng đau ngày càng tăng, nên người nhà đã đưa trẻ đến bệnh viện khám.
Qua thăm khám và chẩn đoán hình ảnh, BS.CKII. Phan Văn Tiếp – chuyên gia lĩnh vực chấn thương chỉnh hình nhi cho biết, bệnh nhi bị trượt chỏm xương đùi cả 2 bên vô cùng hiếm gặp. Việc đau sau khi ngã chỉ là yếu tố tình cờ để phát hiện. Bệnh nhi cần được phẫu thuật điều trị sớm để giải phóng cơn đau cũng như hạn chế nguy cơ hoại tử chỏm xương đùi về sau.
Video đang HOT
Các bác sĩ tiến hành dùng bàn kéo chỉnh hình, nắn chỏm xương đùi 2 bên, cố định chỏm xương đùi bằng 1 vis dài 6.5×75 mm được kiểm tra dưới màn tăng sáng. Sau đó bó bột đùi bàn chân 2 bên.
Bé H. bị đau chân dữ dội khoảng 1 tháng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
BS. Tiếp cho biết: “Trượt chỏm xương đùi thường xảy ra với tỉ lệ 1/10.000, hiếm khi bị cả 2 bên (khoảng 20%). Thường xảy ra ở những trẻ từ 10-16 tuổi (bé trai thường bị hơn bé gái). Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh thường là: Trẻ béo phì, mắc các bệnh về nội tiết, bệnh về chuyển hóa,… Khi mắc bệnh, chỏm xương đùi sẽ trượt xuống dần dần làm cho máu nuôi chỏm thiếu sẽ gây ra hoại tử chỏm, hỏng chỏm xương đùi. Nếu không điều trị trẻ sẽ không thể đi lại được, khớp háng bị hỏng và sẽ phải thay chỏm xương đùi sớm”.
Do đó, khi phát hiện, tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ theo dõi, điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Mục đích của phẫu thuật là nắn chỏm xương đùi ở vị trí cơ thể và cố định chỏm không trượt thêm, giúp cho chỏm phát triển tốt.
Phép mầu đến với chàng trai ở Gò Vấp sau 30 năm chờ đợi
Bị sốt bại liệt từ nhỏ khiến 30 năm qua chàng trai bị chân cong vẹo khập khiễng, đau nhức, sống trong tự ti và mới đây một phép mầu đã đến với anh.
Sáng 3-3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP HCM) cho hay vừa phẫu thuật cứu được chân cong vẹo cho anh T.V. (30 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) bị sốt bại liệt từ lúc nhỏ khiến anh chịu cảnh khập khiễng, đau nhức thường xuyên, không thể đứng lâu, đi phải chống nạn.
Bất lợi về ngoại hình, sức khỏe khiến 30 năm qua chàng trai sống trong tự ti, mong muốn có một phép mầu thay đổi cuộc đời.
Đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, các bác sĩ xác định có phương cách cứu chữa chân vẹo cho anh, giúp lấy lại tư thế đi đứng thăng bằng, tránh thoái hóa, đau cột sống kéo dài...
Chân cong của chàng trai được phẫu thuật chỉnh trục thẳng lại sau 30 năm chịu tật nguyền
Ca mổ được BS.CKII Phan Văn Tiếp, Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Xuyên Á (người điều trị trực tiếp) thực hiện chỉnh trục cho gối trái hết ưỡn và vẹo ngoài. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.
"Phẫu thuật chỉnh trục gối ưỡn là tiến hành cắt xương chỉnh trục và gắn vào xương một dụng cụ chuyên dụng tạo hình xương để làm gối hết ưỡn và vẹo ngoài. Đối với trường hợp biến dạng gối như: gối chữ X, gối chữ O, gối ưỡn nên khám và điều trị lúc tuổi nhỏ, lúc xương còn đang phát triển. Và tùy theo độ tuổi sẽ có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả hơn tuổi trưởng thành" - BS Tiếp chia sẻ.
Nguyễn Thạnh
Theo Người lao động
Sán bò trong gan người đàn ông thích ăn đồ sống Do thói quen thích ăn rau, gỏi cá sống và không tẩy giun định kỳ, người đàn ông phải nhập viện vì mắc sán lá gan. Sáng 15/6, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, TP.HCM, cho biết các bác sĩ tại đây vừa phẫu thuật nội soi gắp số lượng lớn sán lá gan trong đường mật bệnh nhân V.Đ. (55 tuổi, ngụ...