Bệnh nhi bị thủy đậu biến chứng xuất huyết phổi
Theo thông tin từ BV Nhi đồng 1, cháu bé sơ sinh bị thủy đậu biến chứng xuất huyết phổi đã bình phục và ra viện trong niềm vui hân hoan của gia đình và toàn thể bệnh viện.
Cháu bé khi ở viện
BS. Đặng Thị Thanh Tuyền, BV Nhi đồng 1 cho biết vào ngày 18/4/2014, khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 có tiếp nhận một bé sơ sinh nam 17 ngày tuổi với biểu hiện nổi nốt thủy đậu.
Bé nhập viện vào ngày thứ 4 của bệnh trong tình trạng sốt cao, lừ đừ, thở mệt, mạch nhanh, tiêu phân đen và các nốt thủy đậu nổi lan tỏa khắp người, điều đặc biệt là các nốt đậu đều trong tình trạng xuất huyết.
Qua khai thác bệnh sử, được biết trong gia đình bệnh nhân có bà nội mắc bệnh thủy đậu sau đó lây cho dì của bé cũng sống chung nhà và sang cho mẹ của bé, bệnh nhi xuất hiện nốt thủy đậu đầu tiên sau khi mẹ bị bệnh một tuần.
Bé được tiếp nhận và xử trí nhanh chóng với thở oxy, kháng vi rút, kháng sinh và truyền máu. Tuy nhiên, bé có diễn tiến bệnh không thuận lợi do biến chứng xuất huyết ngày càng nhiều hơn với xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết phổi ồ ạt, gây suy hô hấp.
Nhờ sự phối hợp điều trị giữa khoa Hồi Sức Sơ Sinh và khoa Nhiễm, bé phải thở máy với thông số áp lực cao và tiếp tục điều trị hồi sức tích cực. Sau hơn 2 tuần điều trị, vào ngày 02/5/14, bé đã được xuất viện hoàn toàn khỏe mạnh trong niềm hân hoan của gia đình và tập thể nhân viên y tế.
Theo bác sĩ Tuyền, bệnh thủy đậu là một bệnh dễ lây lan do siêu vi Varcella-zoster. Bệnh có biểu hiện sốt, nổi nốt thủy đậu có bóng nước đa dạng nhiều lứa tuổi toàn thân. Bệnh lây lan chủ yếu do ho, hắt hơi, do tiếp xúc hay hít phải virus có ở bóng nước.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bệnh có thể lây truyền từ người mẹ mang thai bị bệnh sang cho con, đặc biệt người mang thai ở 3 tháng cuối mắc bệnh thì có tỉ lệ lây sang cho con lên đến trên 80%. Bệnh thủy đậu thường nhẹ và tự khỏi, tuy nhiên có thể xảy ra biến chứng. Biến chứng thường xảy ra ở các đối tượng như: trẻ sơ sinh, người già, người suy giảm miễn dịch.
Thường gặp nhất là nhiễm trùng nốt thủy đậu, viêm phổi, nhiễm trùng huyết và các biến chứng khác ít gặp hơn như: viêm não, viêm màng não, viêm khớp và biến chứng xuất huyết. Các biến chứng có thể để lại hậu quả nặng nề, đôi khi để lại di chứng suốt đời và tử vong.
Hiện nay, bệnh thủy đậu đã có thuốc chủng ngừa và có thể sử dụng cho tất cả người lớn và trẻ em trên 12 tháng. Việc chủng ngừa thủy đậu nên được sử dụng rộng rãi không chỉ cho trẻ em mà còn cho cả người lớn, phụ nữ chuẩn bị mang thai để tránh tình trạng lây truyền trong gia đình và cộng đồng.
Bên cạnh đó, khi có người mắc bệnh nên hạn chế tối đa tiếp xúc với người chưa mắc bệnh, ngay cả trong gia đình. Khi có các biểu hiện bệnh, nên đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tích cực càng sớm càng tốt.
Khánh Ngọc
Theo Infonet
Suýt bỏ thai vì chồng mang bệnh lậu về "tặng"
Sau khi nghe tư vấn về các nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi khi bị bệnh, chị Hạnh đã nghĩ đến chuyện bỏ thai....
Suýt phá thai vì lậu
Trường hợp của chị Bùi Thị Hạnh trú tại Thanh Nhàn, Hà Nội khiến nhiều người nghe lạnh ớn người. Chị Hạnh mang bầu được hơn 6 tháng và đang phải điều trị bệnh lậu thai kỳ.
Chị Hạnh kể vợ chồng chị cưới nhau hơn hai năm nay mới có bầu bằng phương pháp bơm vào cổ tử cung. Sau khi có bầu, chị kiêng tuyệt đối chuyện chăn gối trong 3 tháng đầu.
Những ngày đầu, chị được chồng hợp tác cùng. Nhưng về sau, anh vẫn đồi hỏi vợ chiều. Chị Hạnh cố gắng né, anh ta nịnh nọt bằng mọi cách.
Dù không muốn nhưng chị vẫn cố gắng quan hệ tình dục với chồng từ phía sau. Được vài lần, chị Hạnh thấy ngứa ngáy vùng kín và ra nhiều khí hư và màu như mủ. Chị lên mạng tìm kiếm thông tin. Chị kiên trì rửa vùng kín bằng nước trà xanh và uống nhiều nước. Nhưng tình trạng vẫn không thay đổi.
Chị Hạnh đi kiểm tra thai nhi và thử xét nghiệm khí hư vì nghĩ viêm nhiễm. Kết quả, chị Hạnh dương tính với vi khuẩn lậu cầu. Bác sĩ cho biết chị bị bệnh lậu. Sau khi nghe tư vấn về các nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi khi bị bệnh, chị Hạnh đã nghĩ đến chuyện bỏ thai.
Bệnh lậu ở nữ giới biến chứng nguy hiểm, người có bầu bị lậu sinh con có thể mù mắt
Chị và chồng cãi nhau gay gắt về chuyện mắc bệnh lậu. Chồng chị đành khai thật khi bị vợ cấm vận, anh ta trót ra ngoài xả nhu cầu. Chồng chị ra sức thanh minh, anh có sử dụng bao cao su nhưng không hiểu vì sao vẫn mang bệnh. Khi cùng vợ đến khám bệnh, bác sĩ hỏi anh chỉ cúi đầu nhớ hôm đi "giải ngố" có sử dụng quan hệ tình dục bằng miệng. Có lẽ vi khuẩn lậu đã lây qua đường miệng truyền bệnh cho gia đình anh.
Trong lúc đang hoang mang vì có nguy cơ phải phá thai, vợ chồng chị chuẩn bị tâm lý đầy đủ chờ điều trị dứt điểm lậu sẽ đến bệnh viện. Chị Hạnh thấy quảng cáo chữa bệnh lậu trong thai kỳ nên đến bệnh viện Đa khoa Hà Nội khám. Các bác sĩ ở đây đã sử dụng phương pháp điều trị lậu riêng biệt cho phụ nữ có thai. Các vi khuẩn lậu trú ngụ ở vùng âm đạo và cổ tử cung đã bị tiêu diệt. Xét nghiệm khí hư không còn bệnh. Chị Hạnh không cần phá bỏ thai.
BS CK I Phùng Thanh Vân - bệnh viện Đa khoa Hà Nội cho biết, rất may chị Hạnh chưa bỏ thai vì khi bỏ thai là dịp tốt để vi khuẩn lậu tấn công vào tử cung của chị.
Điều trị lậu ở phụ nữ có thai không khó
Bá sĩ Vân cho biết, ở phụ nữ, khi có bệnh lậu nếu không được chữa trị, vi khuẩn lậu sẽ tấn công vào tử cung, ống dẫn trứng, gây nên các chứng bệnh thuộc khung xương chậu.
Triệu chứng điển hình là đau bụng dưới, đau lưng, đau khi quan hệ; ra máu âm đạo, sốt và nôn. Trường hợp mắc bệnh lậu ngoài giai đoạn có thai, vi khuẩn lậu sẽ đe dọa ống dẫn trứng, dẫn tới những cơn đau khung xương chậu, giảm khả năng sinh sản. Một số trường hợp, bệnh còn dẫn tới nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Trường hợp hiếm, vi khuẩn lậu sẽ di chuyển vào mạch máu. Triệu chứng điển hình khi đó là sốt, ớn lạnh, đau da, đau háng. Cũng có khi, bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, tim, gây nên hiện tượng viêm màng não.
Khi có quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu hoặc có những tiếp xúc với các vật dụng có nhiễm cầu lậu trong quá trình mang thai (như dùng chung khăn tắm với người mắc bệnh lậu) cần đi khám ngay vì khi thai được 6 tháng, thời gian lâu như vậy bệnh sẽ ngày một trở nên nặng, gây nguy hiểm đến thai nhi, và cũng khó điều trị khỏi sớm.
Lậu có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh - loại an toàn dành cho bà bầu. Nếu thai phụ vừa mắc lậu, vừa mắc kèm theo một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, như chứng bệnh Chlamydia thì bác sĩ sẽ điều trị đồng thời 2 bệnh.
Phụ nữ mang thai bị bệnh lậu không nên đi nạo thai. Vì vết thương do nạo thai để lại sẽ tạo điều kiện và cơ hội để khuẩn cầu đôi gây bệnh lậu xâm nhập vào cổ tử cung, từ đó gây viêm nhiễm khoang chậu và cơ quan nội tạng, thậm chí dẫn đến vô sinh. Cần thăm khám ở bác sĩ thường xuyên sau khi được điều trị bằng kháng sinh để đảm bảo rằng vi khuẩn lậu đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Khánh Ngọc
Theo Infonet
Sau 'bão' sởi sẽ là siêu bão' viêm não Nhật Bản Dịch sởi vẫn gia tăng số trẻ mắc và tử vong. Tại các bệnh viện (BV), nhiều ca biến chứng sởi nặng vẫn trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc". Lúc này dịch tay-chân-miệng đã bùng phát mạnh và bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản cũng bắt đầu vào mùa. Tình trạng dịch chồng dịch đã đến rất gần... Sởi...