Bệnh nhi 3 tuổi bị bỏng nhiệt cháy 17% cơ thể
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bị bỏng nhiệt do lửa cháy vùng cổ – ngực – lưng- bụng – tay, chân độ 2-3, diện tích bỏng 17% cơ thể.
Các bác sĩ Khoa Ngoại và Chuyên khoa (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh) vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi Chíu Thị P. (03 tuổi, dân tộc Dao, thường trú tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) bị bỏng nhiệt do lửa cháy vùng cổ – ngực – lưng- bụng – tay, chân độ 2-3, diện tích bỏng 17% cơ thể.
Trước đó, bệnh nhi được sơ cứu kịp thời tại Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) sau đó chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh cấp cứu trong tình trạng đau đớn, kích thích, bỏng vị trí cổ, ngực, lưng, cánh tay trái, cẳng tay phải…
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bị bỏng nhiệt do lửa cháy vùng cổ – ngực – lưng- bụng – tay, chân độ 2-3, diện tích bỏng 17% cơ thể.
Video đang HOT
Bệnh nhi được chẩn đoán bỏng nước nhiệt độ II, III, vết bỏng sâu rộng, trợt da, phỏng nước, dịch thấm băng nhiều các vị trí từ ngực, lưng, cánh tay trái, cẳng tay phải, vùng cổ, vùng đùi… chuyển Khoa Ngoại và chuyên khoa điều trị.
Tại đây, các bác sĩ đã tập trung xử trí, cấp cứu, tạo đường truyền bù dịch, giảm đau, chống sốc, cắt lọc các tổ chức da hoại tử do trợt, làm sạch diện bỏng và băng đắp gạc Silverin vết bỏng. Hiện tại, sau hơn 1 tuần điều trị bệnh nhi tạm ổn, tiếp tục được điều trị tích cực tại Khoa Ngoại và Chuyên khoa bệnh viện (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh).
Bác sĩ Trịnh Trương Tuyên – Trưởng Khoa Ngoại và Chuyên khoa (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trường hợp trẻ bị tai nạn vô cùng hy hữu như bỏng do ngã vào lửa, nước sôi, uống nhầm dầu hỏa, nuốt nhầm đồ chơi, đồng xu… Tất cả các bệnh nhi đều nhập viện trong tình trạng nguy hiểm, kích thích, đau đớn.
Các bé may mắn hiện sức khỏe đều trong tình trạng ổn định song những tổn thương về cơ thể, về tinh thần chắc chắn sẽ còn đeo đẳng và ám ảnh các bé lâu dài.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo mỗi phụ huynh hãy đảm bảo một môi trường sống an toàn cho trẻ, sự bất cẩn của người lớn sẽ vô tình khiến trẻ em gặp phải những tai nạn đau đớn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Uống nhầm thuốc chống trầm cảm, 3 chị em ruột nguy kịch
Sau khi uống nhầm thuốc chống trầm cảm của người lớn, 3 chị em ruột gồm 2 bé gái và 1 bé trai rơi vào tình trạng hôn mê, co giật, trong đó bé út xuất hiện ngừng tim, ngừng thở...
Một trong 3 trẻ tại thời điểm được cấp cứu tại bệnh viện
Theo thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, viện này vừa cấp cứu điều trị thành công cho 3 chị em bị ngộ độc thuốc chống trầm cảm, dưới sự hỗ trợ từ các bác sĩ của Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương.
Các bệnh nhân gồm ba chị em ruột là: bé gái N.T.H.P. (13 tuổi), em gái N.H.A. (8 tuổi), em trai là N.G.B. (6 tuổi), ở Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Trước đó, trưa 8-1, trong lúc chơi đùa ở nhà với nhau, 3 chị em không may uống nhầm thuốc điều trị bệnh trầm cảm của người lớn trong nhà. Khi người thân phát hiện thì các em đều đã rơi vào hôn mê, co giật. Ngay lập tức, 3 em được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Hai cháu gái là N.H.A và cháu N.T.H.P vào viện trong tình trạng suy hô hấp, co giật, hôn mê, bé trai N.G.B. khi vào viện đã ngừng hô hấp, tuần hoàn. Sau khi được cấp cứu, bé tuần hoàn trở lại. Cả 3 bệnh nhi được đặt ống nội khí quản, rửa dạ dày, dùng than hoạt tính ngay tại khoa Cấp cứu.
Xác định nguy cơ tử vong của cả 3 trẻ rất cao, ngay trong đêm, các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa, liên viện tới các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và Trung tâm Chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), thống nhất phác đồ điều trị.
Do tình trạng bệnh nhi quá nặng, nguy cơ tử vong ngay trên đường cấp cứu nếu chuyển ra Hà Nội là rất cao, các bác sĩ quyết định không thể chuyển tuyến. Ba trẻ được điều trị tích cực thở máy, kiềm hóa máu và nước tiểu.
Với trường hợp bé trai có xuất hiện rối loạn nhịp rung thất, bác sĩ phải tiến hành sốc điện chuyển nhịp nhiều lần và duy trì thuốc chống loạn nhịp.
Sau 8 ngày điều trị, 2 bé gái tình trạng cải thiện. Đến ngày 25-1, bệnh nhân nặng nhất là cháu N.G.B. được rút ống nội khí quản, không còn rối loạn nhịp. Hiện cả 3 chị em đều đã được xuất viện.
Theo các bác sĩ Khoa Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, 3 bé uống nhầm amitriptyline - loại thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, thuốc có liều độc nguy hiểm khi hàm lượng vượt quá 10mg/kg do tác dụng độc trên tim mạch và hệ thần kinh trung ương gây ra các biến chứng nặng nề.
55 học sinh tiểu học ở Hậu Giang nhập viện sau khi uống sữa Số sữa trên do Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi vận động, không báo cáo với phòng GD&ĐT TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) xin ý kiến, chủ trương. Ngày 22-12, liên quan vụ 55 học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nghi bị ngộ độc thực phẩm, ông Phan Văn Nhớ, Trưởng phòng GD&ĐT TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), cho...