Bệnh nhân viêm não bị ‘chuyển nhầm’ vào bệnh viện tâm thần
Mất trí nhớ, nói nhảm với nhiều hành vi khác thường, nữ bệnh nhân được gia đình đưa vào bệnh viện tâm thần điều trị. Sau sàng lọc bệnh, bác sĩ loại trừ bệnh lý tâm thần. Khi được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, bệnh nhân đã rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch.
Đó là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị Thúy H. (31 tuổi, ngụ tại Long An) hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM. Thông tin từ mẹ bệnh nhân cho hay, sau khi lập gia đình, sinh con đầu lòng được 7 tháng, thời gian gần đây chị Thúy H. thường than đau đầu, mệt. Gia đình đã đưa đi khám bác sĩ tư, mua thuốc về cho uống nhưng tình trạng của chị Thúy H. ngày càng nặng thêm.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Th. cho biết: “Con gái tôi hay cười nói một mình, lúc nhớ lúc quên, có khi hỏi tôi “bà là ai” hoặc hỏi con của nó “đứa bé này là” con nhà nào. Nhiều lúc nó cười phá lên rồi lại ôm đầu kêu đau, khóc… Gia đình đưa đến phòng mạch của bác sĩ khám, lấy thuốc uống nhiều lần nhưng không hết. Có người trong xóm bảo con tôi bị bệnh tâm thần rồi mách nên đưa đến Bệnh viên Tâm Thần Biên Hòa, Đồng Nai điều trị. Thấy biểu hiện của Thúy H. cũng như người điên nên gia đình sắp xếp đưa đi”.
Sau khi được chuyển đến Bệnh viện Tâm thần, tình trạng sức khỏe của người bệnh diễn tiến xấu, tri giác lơ mơ. Các bác sĩ tiến hành thăm khám, thực hiện xác xét nghiệm sàng lọc bệnh thì loại trừ bệnh lý tâm thần mà nghi ngờ bệnh nhân mắc viêm não. Ngay sau đó, người bệnh được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM.
Tại đây, qua xét nghiệm dịch não tủy, các bác sĩ xác định chị Thúy H. mắc bệnh viêm não tự miễn. Hiện bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê, phải thở máy, các bác sĩ đang tiến hành điều trị nội khoa tích cực cho người bệnh, dự kiến việc điều trị sẽ kéo dài, song tiên lượng điều trị vẫn chưa thể nói trước được điều gì.
Bệnh viêm não tự miễn là tình trạng tự cơ thể sinh ra kháng thể, những kháng thể này gắn kết vô các thụ thể của tế bào thần kinh gây ra viêm não. Viêm não tự miễn là bệnh ít gặp, khó xác định được nguyên nhân gây bệnh. Những biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh lý tâm thần nên người bệnh đối mặt với các nguy cơ phát hiện muộn, diễn tiến bệnh nặng.
Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, cộng đồng khi thấy người bệnh có các biểu hiện nói nhảm, chân tay vận động mất kiểm soát, hay bồn chồn, lo âu, tự nhai hàm răng trong vô thức, sốt hoặc có thể không sốt (trong thời gian đầu), gia đình cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán điều trị kịp thời.
Với những người làm công tác chuyên môn cần lưu ý những triệu chứng bất thường về tâm thần, hành vi hoặc rối loạn chức năng nhận thức, rối loạn chức năng nói, rối loạn vận động, co cứng hoặc tư thế bất thường, rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn nhịp thở… cần nghĩ ngay đến viêm não tự miễn để thực hiện các biện pháp chẩn đoán, điều trị, tránh nguy hiểm cho người bệnh.
Theo Dân Trí
Những ca hóc thạch kinh hoàng: Lời cảnh tỉnh đến các bậc làm cha mẹ khi cho con ăn
Món ăn được trẻ đặc biệt yêu thích này cũng ẩn chứa những nguy cơ đáng sợ như bị hóc, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời, đúng cách.
Nhiều trẻ bị hóc thạch đến nỗi mất mạng, phụ huynh không được chủ quan
Vào mùa hè, nhất là những ngày nắng nóng đỉnh điểm, thạch luôn là món ăn mát lành, giải nhiệt với những sắc màu bắt mắt khác nhau khiến trẻ nhỏ vô cùng thích thú. Tuy nhiên, món ăn được trẻ đặc biệt yêu thích này cũng ẩn chứa những nguy cơ đáng sợ như bị hóc, có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời, đúng cách.
Mới vào tháng 2 năm nay, thông tin bé trai 1 tuổi bị tử vong vì hóc thạch rau câu khiến mọi người không khỏi rúng động. Trước đó, bé N.H.Đ (Nghệ An) ăn thạch rau câu thì bị hóc, sau đó nhanh chóng tử vong.
Vào năm 2018, cả nước được một phen chấn động khi xảy ra liên tiếp những vụ trẻ tử vong hóc thạch. Cuối tháng 12 năm 2018, Khoa Hồi sức chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận một bé trai 11 tháng tuổi (Cửa Lò, Nghệ An) bị hóc thạch rau câu. Theo người nhà bệnh nhi, bé đang ăn thạch thì bị sặc và tím tái toàn thân. Người nhà lập tức đưa đến bệnh viện tình trạng hôn mê sâu, ngừng tim, ngừng thở phải hồi sức tim phổi nhưng đồng tử 2 bên đã giãn, không còn phản xạ thần kinh.
Trẻ bị hóc thạch cũng như hóc dị vật nói chung chỉ có thời gian sơ cứu vàng 5-10 phút ngay sau khi bị hóc.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), trẻ bị hóc thạch cũng như hóc dị vật nói chung chỉ có thời gian sơ cứu vàng 5-10 phút ngay sau khi bị hóc. Qua thời gian này, trẻ dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm. Do đó, khi thấy con bị hóc dị vật cần đảm bảo sơ cứu đúng cách, kịp thời.
Một ca cấp cứu trẻ bị hóc thạch được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
Chuyên gia hướng dẫn sơ cứu hóc dị vật bằng thủ thuật Heimlich
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi bị hóc dị vật, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich. Đây là mẹo hay chữa bệnh mà bất cứ ai cũng nên dắt túi, đồng thời cũng là kỹ năng sống, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Để sơ cứu khi bị hóc dị vật cho trẻ, bạn cần nắm rõ những bước sơ cứu theo video hướng dẫn dưới đây:
Bác sĩ nhi hướng dẫn tường tận các bước sơ cứu hóc dị vật cho trẻ.
Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực:
- Ngay lập tức phải quay em bé lại và đặt nằm sấp trên tay, nếu bé nặng có thể một tay đỡ cổ còn phần dưới đặt lên chân mình cho đỡ nặng. Lưu ý để đầu bé chúc xuống nhưng cổ thẳng.
- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 - 7 cái vào lưng bé - chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
- Sau khi làm xong nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào vùng thượng vị (chỗ giữa ngực, trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.
- Nếu thấy cháo, sữa, canh... chảy từ mũi, miệng ra thì cha mẹ cần hút kỹ chúng để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.
- Nếu dị vật chưa ra hẳn, ta quay bé lại và dùng tay moi dị vật ra.
Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng biện pháp ép bụng (phương pháp Heimlich)
- Cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang người bé sao cho lưng bé áp sát vào bụng mình, để tay dưới xương ức trẻ, dùng sức mạnh xốc bé lên 5 cái. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.
- Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé vào viện ngay.
Lưu ý: Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.
Theo afamily
Ám ảnh những trẻ bỗng dưng vận động yếu, hạn chế nhận thức chỉ sau một cơn sốt PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc BV Nhi T.Ư cho biết, số ca số ca mắc viêm não/màng não đang có dấu hiệu gia tăng. Các ca nhập viện phần lớn là nặng. Đặc biệt hiện đang có 7 trẻ viêm não Nhật Bản đang được điều trị, tỉ lệ biến chứng khoảng 20%. Mùa hè - mùa viêm não PGS.TS Trần...