Bệnh nhân ung thư ở Mỹ bán nhà, sống trên xe cùng chó cưng
Kathleen Milbier (42 tuổi) đã từ bỏ căn hộ của mình để chuyển sang sống trên chiếc xe rộng 18 m2 với đầy đủ tiện nghi cùng chú chó Ernie.
Thủ thuật 15 phút giúp giảm nguy cơ mắc loại ung thư phải cắt "cậu nhỏ"
90% bệnh nhân ung thư dương vật bị hẹp bao quy đầu. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo nam giới cần thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu để giảm nguy cơ mắc loại ung thư dẫn đến phải cắt "cậu nhỏ".
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận nhiều trường hợp nam giới trưởng thành đến viện trong tình trạng đầu dương vật chảy dịch, xuất hiện khối sùi... có mùi khó chịu. Không ít trong số đó được chẩn đoán ung thư dương vật, phải cắt bỏ một phần, hoặc cắt bỏ hoàn toàn "cậu nhỏ", gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, cuộc sống người bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Đình Quân, Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, có những ca bệnh là thanh niên trẻ, chưa lập gia đình, nhưng vì phát hiện ung thư giai đoạn muộn nên các bác sĩ vẫn phải cắt bỏ phần dương vật bị ung thư.
"Đa phần bệnh nhân đến viện để khám trong tình trạng chảy dịch, có khối sùi... vì nghĩ viêm nhiễm bao quy đầu, do bệnh nhân bị hẹp bao quy đầu. Vì có biểu hiện ở vùng "nhạy cảm" nên phần lớn mọi người đều ngại đi khám, có trường hợp có dấu hiệu cả năm mới đến viện, nên bệnh đã ở giai đoạn muộn, thậm chí có tình trạng di căn xa, phải cắt bỏ toàn bộ dương vật, nạo vét hạch hai đùi", BS Quân cho biết.
Theo đó, ung thư dương vật hay gặp nhất ở nam giới độ tuổi 40-50, một số trường hợp gặp ở người trẻ tuổi, thậm chí chưa lập gia đình.
BS Quân cho biết, không phải ai bị hẹp bao quy đầu cũng đều bị ung thư dương vật. Tuy nhiên có đến 90% bệnh nhân ung thư dương vật có hẹp bao quy đầu. Do hẹp bao quy đầu kéo dài là yếu tố tạo điều kiện khiến nam giới bị viêm mạn tính niêm mạc bao quy đầu và quy đầu.
Tình trạng viêm kéo dài nhiều năm có thể gây biến đổi tế bào và diễn tiến thành ung thư. Tuy nhiên nhiều nam giới hẹp bao quy đầu chủ quan vì không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như quan hệ tình dục.
Vì thế, BS Quân khuyến cáo nam giới cần xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu. Đây là một thủ thuật đơn giản, có thể thực hiện ở các cơ sở y tế có bác sĩ ngoại khoa. Chỉ trong 15 phút thực hiện thủ thuật, sẽ giảm được nguy cơ mắc căn bệnh ung thư dẫn đến phải cắt bỏ "cậu nhỏ".
Nam giới nên khám và điều trị hẹp bao quy đầu từ sớm. Tùy tình trạng hẹp của bao quy đầu, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Với ung thư dương vật, phát hiện sớm sẽ giúp điều trị bảo tồn, cơ hội sống rất tốt cho bệnh nhân. Còn nếu đến muộn (từ giai đoạn 2) việc điều trị đã rất phúc tạp, đại đa số phải cắt cụt hoàn toàn, nạo vét hạch bẹn hai bên, xem tình trạng đã xâm lấn di căn hay chưa.
Vì thế, khi xuất hiện các tình trạng như viêm, sưng khi bị hẹp bao quy đầu, có nốt sùi nhỏ, loét ở vùng quy đầu, dễ chảy máu khi vệ sinh hoặc khi quan hệ tình dục... cần đến bệnh viện khám để được chẩn đoán, điều trị tốt nhất.
Những điều bệnh nhân ung thư cần biết khi tiêm phòng Covid-19 Bệnh nhân ung thư được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin Covid-19. Vậy người bệnh ung thư cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn tiêm chủng? Tất cả chúng ta cần thận trọng với Covid-19, đặc biệt là những người bị ung thư. Nhiều người bị ung thư đang tự hỏi liệu có an toàn khi tiêm một trong các...