Bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 nguy cơ tiến triển nặng như thế nào?
Người bệnh ung thư/người từng mắc ung thư liệu có nguy cơ mắc Covid-19 (hoặc Covid-19 tiến triển nặng) cao hơn người bình thường không?
TS.BS Phùng Thị Huyền , Trưởng khoa Nội 6, Bệnh viện K trả lời:
Người bệnh ung thư có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư.
Theo nghiên cứu được các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện và công bố trên tạp chí khoa học nổi tiếng thế giới The Lancet Oncology tháng 3/2020 cho thấy, người bệnh ung thư có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn so với người không mắc bệnh ung thư. Người bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư phổi) đang hoặc vừa được điều trị phẫu thuật hay hóa chất, khi nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ gặp biến cố lâm sàng nặng cao hơn người không ung thư.
Bệnh nhân ung thư, người nhà bệnh nhân ung thư được sàng lọc, kiểm tra khi đến khám tại Bệnh viện K.
Khi khởi phát, nhiễm SARS-CoV-2 có thể gây ho khan, sốt. Trường hợp tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Do đó, khi người bệnh ung thư phổi đã có tổn thương ở phổi thì việc nhiễm thêm SARS-CoV-2 càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt với người bệnh ung thư phổi đang xạ trị, hóa trị, nếu mắc SARS-CoV-2 bệnh dễ có nguy cơ diễn biến nặng hơn.
Không riêng gì bệnh ung thư, người bệnh có các bệnh lý nền mạn tính khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận … có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao hơn và nếu mắc Covid-19 thì tình trạng bệnh sẽ nặng hơn so với những người không mắc các bệnh kèm theo này.
Video đang HOT
Vì thế, bệnh nhân ung thư/đã từng mắc ung thư nên thực hiện 5K, tiêm vắc xin, tăng cường dinh dưỡng, sức khỏe… để giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2.
Với người bệnh cần đi khám ung thư trong mùa dịch và cả những bệnh nhân đang điều trị, các bác sĩ khuyến cáo:
- Tránh tiếp xúc với nguồn lây, tránh đến nơi đông người.
- Chủ động đeo khẩu trang khi đến bệnh viện và những nơi đông người.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước (trong 20 giây) hoặc bằng dung dịch vệ sinh tay khô có ít nhất 60% cồn.
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.
- Sử dụng khăn giấy nếu ho hoặc hắt hơi. Sau đó bỏ khăn giấy đi.
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
- Làm sạch các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào như: tay nắm cửa, quầy hàng, nhà vệ sinh, bàn phím, máy tính bảng, điện thoại…
Cùng với đó, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng tích cực để duy trì sức khỏe, tăng cường miễn dịch vừa điều trị bệnh ung thư vừa phòng ngừa dịch bệnh.
Giãn cách xã hội: Vận động tại nhà nhiều hơn để giảm nguy cơ ung thư
Quỹ Nghiên cứu ung thư Thế giới ước tính ít nhất 18% tất cả các bệnh ung thư được chẩn đoán ở Hoa Kỳ có liên quan đến sự dư thừa chất béo trong cơ thể, ít vận động, uống rượu, và/hoặc dinh dưỡng kém
Quỹ Nghiên cứu ung thư Thế giới ước tính ít nhất 18% tất cả các bệnh ung thư được chẩn đoán ở Hoa Kỳ có liên quan đến sự dư thừa chất béo trong cơ thể, ít vận động, uống rượu, và/hoặc dinh dưỡng kém, do đó có thể được ngăn ngừa.
Theo đó, thừa cân có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư vú (ở phụ nữ đã mãn kinh), đại trực tràng, nội mạc tử cung, thực quản, tụy, gan, thận và một số bệnh ung thư khác.
Việc kiểm soát cân nặng hợp lý không chỉ ngăn ngừa các bệnh lý mạn tính, ung thư, tiểu đường, mà còn giảm nguy cơ ung thư.
Hãy kiểm tra chỉ số khối cơ thể (BMI) để biết được mình có nguy cơ béo phì hay không. Theo WHO thì thừa cân là tình trạng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể của lipid trong các tổ chức mỡ tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg. Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.
Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9.
Theo đó, nếu ở ngưỡng béo phì, bạn hãy kiểm soát cân nặng bằng điều chỉnh chế độ ăn và vận động đều đặn mỗi ngày. Hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, loại bỏ đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ ra khỏi thực đơn, cắt giảm bớt khẩu phần ăn.
Chạy bộ/đi bộ tại chỗ rất hiệu quả trong mùa dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, hãy vận động mỗi ngày. Các khuyến nghị mới nhất dành cho người lớn là vận động 150-300 phút với cường độ vừa phải (là các hoạt động như đi bộ nhanh, đạp xe, làm việc nhà...) hoặc vận động 75-150 phút hoạt động cường độ mạnh mỗi tuần, hoặc kết hợp cả hai. Đạt đến hoặc vượt mức 300 phút là lý tưởng. Đối với trẻ em, khuyến nghị là vận động ít nhất 60 phút với cường độ vừa phải hoặc mạnh mỗi ngày.
Ngay trong những ngày giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, đừng nằm, ngồi một chỗ để xem ti vi. Trong những lúc không phải làm việc, học online, cả nhà hãy bật đoạn video đi bộ tại chỗ trên mạng, hay đứng, đi lại, xoay người... khi cùng xem một bộ phim. Mỗi ngày hãy cố gắng duy trì vận động 60 phút sẽ mang lại những lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
2 loại thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng Các chuyên gia cho biết hai mặt hàng chủ lực này có thể bảo vệ chống lại căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở Mỹ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt. ẢNH: SHUTTERSTOCK Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng quá nhiều thịt có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, ngay cả ở những người trẻ tuổi......