Bệnh nhân ung thư kể về chuỗi ngày tự cách ly giữa điểm nóng Covid-19
“Mọi người đều giống như đang bước đi trên những quả trứng. Đại dịch này càng được kiểm soát sớm bao nhiêu, tôi và những bệnh nhân ung thư khác càng an toàn bấy nhiêu”, bệnh nhân này chia sẻ.
Trong đại dịch Covid-19, đối tượng dễ bị tổn thương hàng đầu là những người cao tuổi, người có bệnh nền hoặc bất kể lý do nào đó khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, trong danh sách này đương nhiên có sự góp mặt của những bệnh nhân ung thư.
Whitney O’Connor là một phụ nữ 33 tuổi sống tại bang Nam Carolina, đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư vú lần thứ 2. O’Connor bắt đầu liệu trình hóa trị vào đầu năm 2020, khi mà Covid-19 bắt đầu lan rộng ở Trung Quốc, nơi đầu tiên bùng phát dịch.
“Lúc đầu, tôi không nhận ra rằng, bản thân mình thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao trước dịch bệnh này. Tôi mắc ung thư nhưng tôi ít khi nghĩ rằng mình là người đang bị mang bệnh”.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các thông tin về dịch được phổ cập đến người dân, O’Connor đã ý thức được rủi ro sức khỏe của mình trước dịch bệnh này. Điều này khiến cô phải thay đổi hoàn toàn thói quen sinh hoạt và làm việc của mình để, đảm bảo an toàn cho bản thân.
Đến thời điểm hiện tại, nữ giám đốc marketing của công ty Aurora Pavilion đã tự cách ly gần 40 ngày. Trong giai đoạn này, Aurora Pavilion hoàn toàn không đi đến nơi công cộng, cô cũng chuyển sang làm việc tại nhà và chồng của cô luôn phải khử khuẩn quần áo mỗi khi từ bên ngoài về. Liệu trình hóa trị của O’Connor cũng bị ngưng lại.
Video đang HOT
O’Connor nói: “Tôi là một người hướng ngoại. Tôi thích việc giao tiếp và tụ tập với mọi người. Vì vậy, phải tự cách ly trong nhà suốt một chuỗi ngày dài thực sự là điều khó khăn”.
Để vượt qua quãng thời gian nhàm chán, O’Connor và chồng đã tạo ra một thời gian biểu những việc phải làm trong ngày, bao gồm: việc nhà và công việc cơ quan. Bên cạnh đó, họ cũng ghi lại những thước phim về khoảng thời gian tự cách ly và đăng tải thành nhiều tập trên kênh YouTube của mình.
Trên thực tế, dù ở nhà nhưng O’Connor không có quá nhiều thời gian rảnh rỗi, bởi ngoài công việc chính là giám đốc marketing, cô còn là người sáng lập của một công ty có tên Boobie Queen, với mục đích hỗ trợ cho phụ nữ mắc ung thư vú. Một trong những hoạt động nổi bật của Boobie Queen là trao tặng cho các bệnh nhân ung thư vú trong khu vực những chiếc áo ngực được trang trí sặc sỡ mang tên Boobie Crowns, để giúp họ có thêm động lực vượt qua bệnh tật.
“Tôi có ý tưởng này từ nhiều năm trước. Khi tìm hiểu về căn bệnh ung thư vú, tôi nhận ra rằng, một trong những khó khăn lớn nhất của các bệnh nhân sau khi điều trị chính là cố gắng trở thành người phụ nữ một lần nữa, khi mà một phần ngực của họ đã bị cắt bỏ. Do đó, chiếc áo ngực này sẽ chính là nguồn khích lệ để những người như tôi thích ứng với cơ thể mới của mình” – Bệnh nhân ung thư vú này chia sẻ.
Mặc dù dịch Covid-19 đã làm chậm dự án này của O’Connor nhưng cô cho biết rằng, mình sẽ thực hiện Boobie Crowns ngay trong thời gian tự cách ly và gửi về những người đồng cảnh ngộ, thông qua đường thư tín. O’Connor nhấn mạnh: “Điều quan trọng là giúp mọi người biết được rằng, họ không hề đơn độc trong lúc khó khăn này”.
Tuy nhiên, nỗi lo về dịch bệnh thì vẫn còn đó, khi Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp ở Mỹ và O’Connor cũng không thể bàng quan trước vấn đề này. “Mọi người đều giống như đang bước đi trên những quả trứng. Đại dịch này càng được kiểm soát sớm bao nhiêu, tôi và những bệnh nhân ung thư khác càng an toàn bấy nhiêu” – O’Connor chia sẻ – “Tôi muốn nói lời cảm ơn với tất cả những ai đang tuân thủ việc ở nhà theo yêu cầu giãn cách xã hội. Những người như vậy sẽ giúp các bệnh nhân ung thư sớm được ra khỏi nhà hơn. Đương nhiên, trải nghiệm phải chôn chân trong nhà thật sự khó khăn. Với những người bình thường, thời gian này có thể là 2 tuần, nhưng với chúng tôi sẽ là lâu hơn thế”.
Minh Nhật
Bệnh nhân ung thư Mỹ đứng trước quyết định khó khăn vì dịch Covid-19
Việc dịch Covid-19 ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Mỹ đã khiến cho những người dân, đặc biệt là bệnh nhân ung thư ở quốc gia này nhìn nhận một cách nghiêm túc về sự nguy hiểm của nó.
Yoko Williams, một phụ nữ người Mỹ được chẩn đoán mắc ung thư vú vào tháng 1/2020. Thời điểm này, dịch Covid-19 đã bùng phát nhưng nó vẫn là một điều gì đó rất xa vời với người dân phương Tây, đương nhiên trong đó có cả Williams, khi bà không mảy may nghĩ rằng, dịch bệnh này có thể gây ra bất cứ ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như việc điều trị của mình.
Ca phẫu thuật loại bỏ khối u của bà William sau đó không lâu cũng đã được thực hiện thành công. Tuy nhiên, vấn đề lại xảy đến khi bà bước vào quá trình hóa trị liệu. "Lịch hóa trị của tôi là vào tháng 3. Tuy nhiên đây cũng là thời gian Covid-19 đã ập đến quê nhà Springfield của tôi. Điều này khiến tôi rất băn khoăn về việc tiếp tục thực hiện hóa trị liệu" - Bà William chia sẻ.
Ở thời điểm hiện tại, theo thống kê dịch Covid-19, Mỹ là quốc gia dẫn đầu thế giới ở cả 2 chỉ số: số ca mắc (533.963 trường hợp) và số ca tử vong (20.608 trường hợp). Dịch bệnh Covid-19 bùng phát và ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Mỹ đã khiến cho những người dân, đặc biệt là bệnh nhân ung thư ở quốc gia này nhìn nhận một cách nghiêm túc về sự nguy hiểm của nó.
Bản thân bà William cũng đã tự đặt ra hàng tá câu hỏi để đi đến quyết định của cùng về việc hóa trị liệu: Liệu có an toàn khi đi đến các cơ sở y tế để điều trị hay không? Việc hóa trị có làm suy giảm hệ miễn dịch quá nhiều, từ đó tăng nguy cơ mắc Covid-19 hay không? Nếu bỏ qua hóa trị, liệu ung thư có quay trở lại hay không?
"Tôi nên dừng lại hay là nên tiếp tục? Những câu hỏi này khiến tôi cảm thấy tiêu cực và rất hoang mang" - Bà William nhớ lại. Cuối cùng, bệnh nhân ung thư vú 56 tuổi này đã quyết định tạm dừng liệu trình hóa trị của mình. Theo bác sĩ, bà William vẫn sẽ ổn nếu tạm dừng hóa trị liệu, bởi việc đến bệnh viện lúc này với các bệnh nhân ung thư như bà thực sự là một điều nguy hiểm.
Không chỉ có bà William, bởi mỗi năm, nước Mỹ có gần 250.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú. Đương nhiên, không ít trong số này cũng đang rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, khi mà liệu trình điều trị lại rơi vào đúng cao điểm dịch Covid-19. Bà William vẫn là một trường hợp còn tương đối may mắn khi có quyền tự quyết việc điều trị của mình, bởi rất nhiều bệnh nhân ung thư khác có nhu cầu chữa trị nhưng lại bị từ chối, vì các cơ sở y tế phải dồn nguồn lực cho cuộc chiến chống dịch Covid-19. Thậm chí, có trường hợp đã được chẩn đoán mắc ung thư nhưng lại bị trĩ hoãn thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u, dẫn đến nguy cơ cao làm lỡ mất "thời điểm vàng", trong điều trị ung thư.
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Trong số các bệnh ung thư ở nữ, ung thư vú chiếm tới 35%. Bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh càng cao. Ung thư vú có thể chữa khỏi 100% nếu được phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng. Tỷ lệ sống thêm sau 5 năm giảm dần khi bệnh được phát hiện và điều trị muộn hơn.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú gồm:
- Khối u không đau ở ngực;
- Thường xuyên bị ngứa và rát quanh núm vú;
- Núm vú bị rỉ máu, tiết dịch khác thường hoặc thụt vào, co lại;
- Làn da trên vú bị sần da cam, dày lên hoặc bị lún xuống, có nếp gấp;
- Có hạch ở hố nách.
Minh Nhật
Du học sinh Việt Nam nhiễm nCoV tại Hàn Quốc Ngày 14/4, cơ quan y tế Busan, Hàn Quốc, xác nhận ca nhiễm Covid-19 thứ 124 của tỉnh là một du học sinh Việt Nam. Nữ du học sinh Việt Nam 20 tuổi, cư trú tại Namgu, Busan. Cô nhập cảnh vào Hàn Quốc ngày 6/4 tại sân bay Incheon, được kiểm tra y tế và nhận kết quả bình thường. Sau đó,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga mời Mỹ và các nước "không thân thiện" dự diễn đàn an ninh quốc tế

Hé lộ quy mô cuộc duyệt binh của Mỹ

Mexico: Hai quan chức của Mexico City bị sát hại

Loạt UAV áp sát, tiếng nổ lớn vang lên, "nhiều sân bay Nga gián đoạn"

Công tác phân phối viện trợ tại Gaza gặp trở ngại

Ông Biden phản hồi nghi vấn giấu bệnh ung thư khi còn làm tổng thống

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn gây tranh cãi về giá gạo

Xung đột Hamas - Israel: Các nước châu Âu gia tăng áp lực với Israel

Tiêm kích F-35 bay tại Mỹ nhưng truyền được dữ liệu tới tận châu Âu

Thay đổi bất ngờ của dư luận Mỹ trong bối cảnh Tổng thống Trump không có ý định áp đặt biện pháp mới với Nga

Israel có thể sắp tấn công cơ sở hạt nhân Iran

Tuyên bố của Nga về lãnh thổ sáp nhập từ Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Cựu thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc lĩnh 3 năm tù
Pháp luật
18:21:41 21/05/2025
Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!
Netizen
18:14:39 21/05/2025
Tài xế lái xe ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn
Tin nổi bật
18:13:29 21/05/2025
Đêm tân hôn, bí mật dưới lớp váy cưới của vợ khiến tôi day dứt mãi
Góc tâm tình
18:07:28 21/05/2025
Á hậu Ngọc Hằng hóa 'nàng thơ' với thiết kế áo dài của Đỗ Trịnh Hoài Nam
Phong cách sao
18:04:25 21/05/2025
Nguyễn Filip: Đẳng cấp cần khẳng định trước Thái Lan
Sao thể thao
17:59:14 21/05/2025
Cặp diễn viên - nhạc sĩ Vbiz đi hẹn hò, 60.000 người dán mắt xem vì quá dễ thương!
Sao việt
17:56:06 21/05/2025
Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời
Sức khỏe
17:42:21 21/05/2025
Thương hiệu ô tô nội địa Trung Quốc đẩy lùi BMW và Mercedes
Ôtô
17:37:35 21/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Tuệ Minh muốn ông Chính cầu hôn
Phim việt
17:34:03 21/05/2025