Bệnh nhân ung thư đi 250 km chỉ để bổ sung hai chữ ‘hồ sơ’: BHXH sẽ xin lỗi người bệnh
Sau khi xác minh làm rõ nếu cá nhân nào có sai phạm sẽ xử lý, nhưng về mặt tình cảm, việc để ông H. bị bệnh ung thư phải đi lại từ An Giang lên TP.HCM là điều không hay, nên BHXH sẽ trực tiếp xin lỗi, mong ông thông cảm cho sự việc đã xảy ra.
Mẫu “tóm tắt hồ sơ bệnh án” theo Thông tư 56/2017 (ảnh trên) và mẫu “tóm tắt bệnh án” của Bệnh viện Chợ Rẫy DUY TÍNH
Ngày 10.9, ông Diệp Thanh Bu, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh An Giang, cho biết liên quan đến thông tin Báo Thanh Niên phản ánh bệnh nhân ung thư phải đi hơn 250 km chỉ để bổ sung hai chữ “hồ sơ” (đăng ngày 10.9), ban giám đốc đã khẩn trương làm rõ.
Theo ông Bu, qua rà soát thì trường hợp báo nêu xảy ra tại BHXH chi nhánh huyện Tri Tôn.
Ngay sau đó ban giám đốc đã yêu cầu chuyên viên trực tiếp hướng dẫn cho cha con ông N.H.H làm hồ sơ viết tường trình lại sự việc xảy ra; đồng thời yêu cầu giám đốc chi nhánh báo cáo vụ việc bằng văn bản.
Theo ông Bu, sau khi xác minh làm rõ nếu cá nhân nào có sai phạm sẽ xử lý, nhưng về mặt tình cảm, việc để ông H. bị bệnh ung thư phải đi lại từ An Giang lên TP.HCM là điều không hay, nên BHXH sẽ trực tiếp xin lỗi, mong ông thông cảm cho sự việc đã xảy ra.
Theo TNO
Video đang HOT
"Quay cuồng" với lũ... bất thường
Về sớm hơn quy luật thường niên rồi lại lên đỉnh sớm hơn dự báo ban đầu đến 1 tháng. Sự bất thường của con lũ năm 2018 đã dồn đẩy người dân vùng đầu nguồn ĐBSCL quay cuồng với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt...
Dân quân đang bảo vệ bờ bao bảo vệ 150ha lúa tại xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ảnh: Lục Tùng
"Quay cuồng" theo dòng nước
Đi dọc cánh đồng của xã Lương An Trà, Vĩnh Phước, Vĩnh Gia và Lạc Quới huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nhìn các ruộng lúa bên trong các bờ bao, mà chúng tôi thêm nặng lòng. Bởi ngoài các đoạn được cơ giới hỗ trợ, phần lớn bờ bao được đắp thủ công bằng đất bùn mới vét vội ngay dưới chân, thậm chí có nơi nước ngập quá sâu, người dân phải đốn thân chuối độn vào... Chỉ cần, vâng, chỉ cần 1 sóng nhỏ thôi, dòng nước hừng hực bên ngoài đã muốn xông thân đê... tràn vào bên trong.
Tất cả càng trở nên mong manh, dễ vỡ khi chênh lệch giữa mực nước lũ bên ngoài với mặt ruộng bên trong lên đến 1,5m, thậm chí có nơi lên đến 2m.
Ngồi cạnh tôi, ông Phan Văn Sương - Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn chia sẻ, toàn huyện hiện còn 2.607ha lúa gieo trồng ngoài vùng quy hoạch (đây cũng là địa phương có diện tich gieo trồng ngoài đê bao lớn nhất tỉnh An Giang) nên cần phải huy động lực lượng bảo vệ.
Khi chúng tôi đến cánh đồng xã Vĩnh Gia, bắt gặp hơn 50 cán bộ chiến sĩ xã đội và huyện đội Tri Tôn đang sát cánh cùng người dân địa phương tất bật bảo vệ 150ha lúa Thu đông đang đoạn trổ cong trái me. Chênh lệch mực nước bên ngoài và mặt ruộng ở đây lên đến trên 2m nên việc lấy đất vô cùng vất vả.
Tận mắt nhìn những người lính Cụ Hồ lặn sâu vào dòng nước vét từng nắm đất rồi cho vào bao để be bờ, tôi mới thấy hết mặt quái ác của cơn lũ. Vậy mà, thỉnh thoảng nước lũ lại tràn qua cuốn phăng bao đất... các chiến sĩ lại ào tới lấy thân mình, tấm nylon để ngăn lũ tràn vào ruộng. Nhận thấy áp lực lũ quá lớn, sức người khó kham, ông Sương lập tức lệnh cho trẹt chở xe cuốc đến hỗ trợ.
Nhưng ngay cả cơ giới cũng tưởng chừng bỏ cuộc trước sự cuồng nộ của cơn lũ nếu không có kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã giúp tài công Dũng. Sau khi nghiên cứu dòng chảy, địa hình, anh Dũng chọn 2 cây bạch đàn to dài trên 4m rồi đóng sâu vào lòng đất trước và sau thân trẹt rồi dùng dây cố định để giữ thân bằng, lúc đó mới đưa gàu lấy đất từ biển nước.
"Đây được xem là gánh nặng kép khi tỉnh còn phải căng mình ra bảo vệ 20.599ha lúa hè thu và 6.966ha lúa thu đông trong vùng đê bao bảo vệ, chưa thu hoạch "- Giám đốc Sở NNPTNT An Giang Trần Anh Thư - chia sẻ thêm.
Tuy nhiên ấn tượng nhất về lũ lớn năm nay chính là sự "chết ngộp" của cây lúa mùa nổi (floating rice) ngay trên thủ phủ của nó khi Tri Tôn là địa phương có số lượng trồng giống lúa này nhiều nhất toàn vùng ĐBSCL. Đây là giống lúa bản địa của vùng ĐBSCL có cơ chế sinh học vô cùng độc đáo: Lũ lên tới đâu, cây lúa vươn lóng tới đó nên được gọi là lúa mùa nổi, tức lúa nổi trong biển nước.
Mấy chục năm gắn bó với nghề, đây là lần đầu tiên tôi thấy lúa mùa nổi bị lũ nhấn chìm - ông Nguyễn Văn Nào - người trồng lúa mùa nổi kỳ cựu ở xã Lương An Trà - chia sẻ: "Nước về sớm lại lên nhanh, cây lúa không kịp lớn để đủ sức vươn lóng". Không chỉ 3,5ha của ông mà gần như toàn bộ diện tích lúa mùa nổi tại 2 xã Lương An Trà và Vĩnh Phước cũng bị lũ nhấn chìm.
Bất thường
"Không chỉ về sớm 1 tháng, rồi lên nhanh, lũ năm nay lại vượt quy luật nhiều năm khi có xu thế mạnh dần ở khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên hơn cả tại 2 nhánh sông chính là Tiền Giang và Hậu Giang" - chỉ qua câu mở đầu buổi trò chuyện của Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn An Giang Lưu Văn Ninh, cũng quá đủ để chúng tôi hình dung về mùa lũ 2018 đầy bất thường.
Theo quy luật nhiều năm qua, sau khi chảy tràn trên 2 nhánh sông chính của hạ lưu Mekong là Tiền Giang và Hậu Giang, lũ mới theo kênh rạch chảy tràn vào nội đồng. Thế nhưng năm nay, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu lại thấp hơn mực nước nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên.
Diễn biến bất thường đến mức An Giang phải xả lũ khẩn cấp tại hai đập tràn Tha La và Trà Sư (huyện Tịnh Biên) sớm hơn dự kiến đến những 3 ngày, dù rằng kế hoạch này đã sớm hơn trung bình nhiều năm đến cả tháng.
Cụ thể, theo kế hoạch ban đầu, An Giang dự kiến ngày 3.9 sẽ tiến hành xả lũ, nhưng trước diễn biến bất thường của lũ từ thượng và trung nguồn dồn dập đổ về ngoài dự báo, đã buộc An Giang phải thực hiện xả lũ khẩn cấp 2 đập này vào ngày 31.8, sớm hơn dự kiến để giảm áp lực ngập sâu cho vùng lân cận và an toàn thân đập.
Thế nhưng, chừng ấy vẫn chưa thể hiện hết sự quái ác của mùa lũ phức tạp. Bởi theo dự báo mới nhất của ngành khí tượng thủy văn, nhiều khả năng đỉnh lũ năm 2018 sẽ cao hơn dự báo ban đầu và thời gian đạt đỉnh cũng đến sớm hơn dự báo ban đầu gần 1 tháng.
Cụ thể, theo ông Trần Anh Thư - Giám đốc Sở NNPTNT An Giang - dự báo đến khoảng 15 - 20.9, lũ sẽ đạt đỉnh ở mức xấp xỉ báo động III, nhưng cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt thì mức báo động 3. Bởi theo ông Thư, theo dự báo, thời điểm lũ đạt đỉnh có khả năng trùng với triều cường và mưa bão. Khi đó khó khăn sẽ thêm chồng chất.
Không chỉ cứu lúa
Báo cáo với đoàn công tác làm việc với lãnh đạo huyện Tri Tôn, ông Lữ Cẩm Khường - PGĐ Sở NNPTNT An Giang - cho biết, theo dự báo, từ nay đến khi đạt đỉnh, nước lũ sẽ còn dâng cao thêm 0,3 - 0,4m. Đây là điều rất nan giải cho việc hộ đê cứu lúa khi mà trên thực tế chuyến khảo sát cho thấy, phần lớn các tuyến bờ bao chỉ cao hơn nước lũ 0,2m và ở thế rất mỏng manh. Tuy nhiên tinh thần của lãnh đạo tỉnh An Giang là phải quyết tâm bảo vệ.
"Tình huống rất xấu, vỡ đê có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng tinh thần là kiên quyết giữ vững đến khi không còn có thể. Bởi bảo vệ đê không chỉ là bảo vệ lúa mà còn nhiều ý nghĩa khác" - ông Võ Anh Kiệt - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang - truyền đạt quyết tâm của lãnh đạo tỉnh An Giang đến lãnh đạo huyện Tri Tôn sau chuyến khảo sát thực tế - "Bằng mọi giá, huy động mọi nguồn lực gia cố đê bao, trực đê 24/24 trên tinh thần 4 tại chỗ".
LỤC TÙNG
Theo Laodong
Lũ về sớm, béo cá linh nhưng lúa mùa nổi cao tới 5m vẫn chết chìm Năm nay, lũ thượng nguồn đổ về sớm giúp người dân vùng ĐBSCL trúng mùa cá linh, tuy nhiên do lũ lên với tốc độ nhanh, khiến gần như toàn bộ diện tích lúa mùa nổi vùng ĐBSCL bị nhấn chìm, nguy cơ thất thu lớn. Cây lúa mùa nổi ở huyện Tri Tôn đã chìm trong làn nước lũ về sớm và...