Bệnh nhân ung thư chia sẻ những kinh nghiệm sống còn để vượt qua Covid-19
Trong đại dịch Covid-19, bệnh nhân ung thư được xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ biến chứng nặng cao hàng đầu, khi sức khỏe và hệ miễn dịch vốn đã bị bào mòn bởi khối u và các phương pháp điều trị.
Do đó, không cần đến khi chính quyền áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, mà ngay chính bản thân những bệnh nhân ung thư cũng đã phải chủ động tự cách ly, hạn chế tiếp xúc để đảm bảo an toàn tối đa cho chính bản thân mình, nhất là khi họ sinh sống tại các điểm nóng Covid-19.
Trong một chương trình phát thanh, Lauren Mahon, một bệnh nhân ung thư đã trải qua điều trị đã có những chia sẻ về cách để những người thuộc nhóm dễ tổn thương như cô, có thể vượt qua đại dịch này, dựa trên chính kinh nghiệm của bản thân mình.
Hãy đón nhận thử thách theo từng ngày
Theo Lauren , một trong những điều quan trọng nhất mà việc sống chung với ung thư dạy cho cô chính là hãy đón nhận cuộc sống theo từng ngày một, dù đó là niềm vui hay nỗi buồn, thử thách. “Nghĩ đến những khó khăn của ngày mai, ngày kia hay thậm chí là nhiều tuần, nhiều tháng tiếp theo sẽ khiến bạn bị quá tải với những cảm xúc tiêu cực. Trong khoảng thời gian khó khăn như hiện tại, hãy chỉ tập trung giải quyết xong các vấn đề của ngày hôm nay” – Lauren chia sẻ.
Đừng kì vọng quá nhiều
Video đang HOT
Khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, mọi người dần trở về với cuộc sống vui tươi như trước đây. Tuy nhiên, Lauren khuyến cáo rằng, các bệnh nhân ung thư hãy nhớ, bản thân mình không giống với những người bình thường, bởi khối u vẫn còn đó và nó sẽ không hề quan tâm đến lệnh giãn cách xã hội đã được nới lỏng hay chưa. Chỉ cần một chút sơ suất, khi virus SARS-CoV-2 tấn công được vào bên trong cơ thể và kết hợp với ung thư thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Hãy tử tế với chính bản thân mình
“Đại dịch Covid-19 hoành hành là khoảng thời gian khó khăn và kì lạ với tất cả mọi người. Tuy nhiên, các bệnh nhân ung thư cũng có thể nhân cơ hội này để chiều chuộng bản thân mình hơn” – Lauren chia sẻ từ chính kinh nghiệm của cô. Theo Lauren, có thêm thời gian nghỉ ngơi, nằm nghe nhạc hay quây quần cùng các thành viên trong gia đình chính là “đặc ân” mà Covid-19 mang lại. Vì vậy, hãy tận dụng chính những mặt tích cực này để vượt qua những khó khăn đang phải đối mặt.
Luôn nhớ rằng, con người sinh ra là để thích nghi
Suốt chiều dài lịch sử, thế giới đã có nhiều biến động nhưng con người luôn tìm cách thích nghi để tồn tại và phát triển. Theo Lauren, những bệnh nhân ung thư thậm chí còn có khả năng thích nghi với khó khăn mạnh mẽ hơn cả người khỏe mạnh, điều cần thiết nhất lúc này chính là sự tự tin và nghị lực.
“Tôi biết rằng, thay đổi là một thứ gì đó rất đáng sợ với nhiều người trong chúng ta. Tuy nhiên, cần nhìn thẳng vào thực tế rằng, từ khi biết mình mắc ung thư, cuộc sống của chúng ta đã thay đổi rất nhiều và có nhiều thứ không bao giờ có thể quay trở lại như trước. Vì vậy, khi đại dịch ập đến hãy sẵn sàng để bắt đầu một cuộc sống bình thường mới” – Lauren nhấn mạnh.
5 thắc mắc thường gặp về bệnh ung thư bạn cần biết
Ăn nhiều chất xơ có thể ngăn ngừa ung thư hoặc kéo dài thời gian sống hay ung thư ở trẻ em có dễ chữa hơn... là thắc mắc phổ biến của nhiều người khi nói đến bệnh ung thư.
Khi bị ung thư nếu bồi dưỡng, ăn uống quá đầy đủ sẽ làm cho khối u phát triển nhanh hơn, điều này là đúng hay sai?
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội: Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào xác minh việc bệnh nhân ung thư nếu bồi dưỡng, ăn uống quá đầy đủ sẽ làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Ngược lại, ở người bệnh ung thư khi thể trạng sụt giảm: sụt cân, suy dinh dưỡng sẽ làm cho người bệnh giảm đáp ứng với điều trị, tăng biến chứng nhiễm trùng, dẫn đến suy kiệt rồi tử vong.
Vì vậy, điều cơ bản trước tiên và vô cùng quan trọng trong một phác đồ điều trị ung thư là chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Nếu tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân không đủ đáp ứng, bác sĩ sẽ không thể thực hiện phác đồ điều trị hoặc điều trị sẽ không hiệu quả vì bệnh nhân không đủ sức khỏe để chịu đựng những tác dụng phụ của quá trình điều trị. Do đó, dinh dưỡng là một phần quan trọng góp phần tăng hiệu quả điều trị ung thư.
Ăn nhiều chất xơ có thể ngăn ngừa ung thư hoặc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư, điều này có đúng không?
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội: Một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột (đại trực tràng). Các nhà khoa học giải thích chất xơ trong bữa ăn hàng ngày giúp ống tiêu hóa hoạt động bài tiết tốt hơn, tránh ứ đọng các chất độc có khả năng sinh ung thư trong lòng ruột.
Có phải ung thư ở trẻ em có khả năng chữa khỏi cao hơn so với ở người lớn?
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội: Ung thư ở trẻ em có khả năng chữa khỏi cao hơn so với ở người lớn là đúng. Vì ung thư ở trẻ em hay gặp u nguồn gốc tế bào mầm nên đáp ứng với hóa chất và xạ trị cao hơn.
Có phải các loại ung thư nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu đều chắc chắn chữa được?
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội: Một số loại ung thư, như: ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư đại trực tràng... nếu được khám tầm soát ung thư sớm (trong giai đoạn đầu) thì có thể chữa khỏi.
Một số loại ung thư khác nếu được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn, chi phí điều trị thấp hơn, ít ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trên cơ thể và chất lượng cuộc sống.
Ung thư cổ tử cung có điều trị dứt điểm được không?
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội: Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, nếu được điều trị kịp thời sẽ có tiên lượng rất tốt. Theo thống kê của Hiệp hội sản phụ khoa quốc tế (FIGO) từ năm 1999-2001 tỷ lệ sống 5 năm của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu (IA1) lên đến 97,5%. Tuy nhiên, sang tới giai đoạn cuối (IVB) tỷ lệ này chỉ còn 9,3%.
Vì vậy, việc tầm soát ung thư sớm có ý nghĩa rất quan trọng, mang lại cơ hội chữa trị thành công cao.
Tỷ lệ mắc ung thư chuẩn hóa theo tuổi ở cả hai giới là 151,4/100.000 người và tỷ lệ tử vong là 104,4/100.000 người. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 70% bệnh nhân ung thư chẩn đoán ở giai đoạn muộn (III hoặc IV), trong đó có cả các bệnh có thể sàng lọc, phát hiện sớm bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Phương pháp đột phá phát hiện nhiều loại ung thư trước khi khối u thành hình Lần đầu tiên, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy nhiều loại ung thư chỉ thông qua xét nghiệm máu ở rất nhiều người vẫn đang khỏe mạnh bình thường. Phương pháp mới này được phát triển bởi Đại học John Hopkins (Mỹ), nhằm phát hiện ung thư giai đoạn sớm nhất, khi những thay đổi chỉ mới xảy ra ở cấp...