Bệnh nhân tử vong tại PK Maria do sốc phản vệ
Viện Pháp y Quân đội vừa kết luận bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Phong, 35 tuổi, ở quận Hà Đông, Hà Nội tử vong tại Phòng khám Maria là do sốc thuốc.
Mới hoạt động chưa đầy 2 năm, Phòng khám Maria đã bị cơ quan chức năng xử phạt 4 lần. Ảnh: Internet.
Theo kết luận này, bệnh nhân Phong khi tiêm, truyền thuốc tại Phòng khám Maria đã bị sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Hiện Viện Pháp y Quân đội đã chuyển kết luận giám định pháp y này đến công an quận Đống Đa, Hà Nội.
Căn cứ vào kết luận pháp y trên, cơ quan Công an sẽ xem xét đến việc có khởi tố vụ án hình sự hay không.
Trước đó, khoảng 17 giờ ngày 14/7, chị Nguyễn Thị Thu Phong ( SN 1977, ở La Khê, Hà Đông, Hà Nội) đến Phòng khám Maria để khám bệnh nhưng đến 22 giờ chị Phong đã tử vong.
Ngay sau khi chị Phong tử vong, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra, làm rõ. Theo tường trình của Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư An Thịnh (chủ đầu tư phòng khám Maria), kíp trực tối hôm đó gồm 10 người, trong đó có 3 bác sĩ Trung Quốc trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Phong là: Châu Kiện Kiều (Zhou Ji Anjao), Đặng Cẩm Chi (Deng Qin Zhi) và Trương Lệnh Công (Zhang Ling Gong).
Video đang HOT
Sau khi khám và soi tử cung cho chị Phong, bác sĩ Châu Kiện Kiều chẩn đoán bệnh nhân bị viêm lộ tuyến tử cung độ 3 và tư vấn điều trị bằng kỹ thuật Laze bán dẫn (dao Leep). Bệnh nhân được đưa lên tầng 6 để bác sĩ Đặng Cẩm Chi làm thủ thuật, đồng thời chỉ định truyền một chai Gluco 5% 100 ml. Sau khi làm thủ thuật, bệnh nhân có hiện tượng ngạt mũi nên được bác sĩ chỉ định tiêm 2 ống Dexamethazone 4mg/1ml.
Tiếp đó, chị Phong được chuyển xuống tầng 5 giao cho y tế theo dõi, chăm sóc truyền chai Gluco và một chai Negatidazol 0,4g/100ml. Lúc mới xuống tầng 5, bệnh nhân hơi mệt nhưng vẫn nói chuyện bình thường.
Khi truyền đến chai Levofloxaxin (thuốc kháng sinh), bệnh nhân mệt, phát ban ở tay, vai và có biểu hiện phản ứng thuốc. Y tá trực tiếp liên hệ với bác sĩ tiến hành cấp cứu, dừng truyền kháng sinh và thay bằng chai Gluco 5% 100 ml. Bệnh nhân có hiện tượng khó thở nên được kíp trực bóp bóng, ép ngực, tiêm 2 ống Dexamethazone 4mg/1ml trực tiếp vào tĩnh mạch, sau đó liên hệ với Cấp cứu 115.
Sức khỏe bệnh nhân không tiến triển nên được duy trì bóp bóng và tiêm 2 ống Adrenaline. 20 phút sau, cấp cứu 115 đến nơi tiếp tục phối hợp cùng y bác sĩ phòng khám cấp cứu nhưng bệnh nhân không qua khỏi.
Theo yêu cầu của người nhà chị Phong, Công an quận Đống Đa đã trưng cầu Viện Pháp y Quân đội vào cuộc, tiến hành phẫu thuật tử thi để làm rõ nguyên nhân tử vong.
Sau khi bệnh nhân tử vong, 3 bác sĩ Trung Quốc trực tiếp điều trị cho chị Phong đã bỏ trốn về nước. Phòng khám Maria đã bị đình chỉ hoạt động vào ngày hôm sau.
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, việc xem xét xử lí các sai phạm của Phòng khám Maria hiện do cơ quan công an thực hiện. Sau vụ chết người tại Phòng khám Maria, Thanh tra y tế Hà Nội đã tăng cường kiểm tra hoạt động các phòng khám có yếu tố nước ngoài. Một số sai phạm đã được phát hiện và xử lí nghiêm túc.
Theo LD
Mù mắt vì thuốc đau đầu
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn, Trung tâm Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày TT tiếp nhận khoảng 10 ca nhập viện điều trị do dị ứng thuốc. Nhiều trường hợp bị dị ứng nặng gây sốc phản vệ và đe dọa tính mạng người bệnh.
Do thời tiết nắng nóng bệnh dịch gia tăng, người bệnh tưởng đơn giản nên thường tự mua thuốc về điều trị. "Bệnh nhân dùng thuốc theo kiểu bủa vây, dùng thuốc chưa có chỉ định, thậm chí bản thân họ cũng chưa rõ đang uống những loại thuốc gì và công dụng của nó ra sao". BS Đoàn cho biết,.
Bệnh nhân bị dị ứng thuốc. (Ảnh do BS cung cấp)
Trường hợp gần đây nhất là em Nguyễn Văn K, 14 tuổi bị đau đầu. Sau 2 ngày uống 4 viên panadol 500 mg (chứa thành phần paracetamol) bỗng xuất hiện hội chứng Steven Johnson (hội chứng gây tổn thương hồng ban đa dạng ở da và niêm mạc do dị ứng hoặc nhiễm siêu vi, vi trùng, có thể gây biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải). Mặc dù được điều trị tại Trung tâm một thời gian dài nhưng do tổn thương quá nặng bệnh nhân đã bị mù hoàn toàn.
Bệnh nhân Nguyễn Thị M. 28 tuổi bị viêm họng. Sau 3 ngày uống amoxylin 500 mg (2 viên/ngày) xuất hiện tổn thương trên da, loét bờ mi, tăng tiết nhày, loét da và niêm mạc mắt phải nằm điều trị dài ngày tại TT Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, BV Bạch Mai.
Bệnh nhân Hoàng Thị X. 29 tuổi bị viêm màng não. Sau khi tiêm bắp 2 lọ pennesilin xuất hiện sốt cao, li bì cộng với những đám trượt trên da, loét các hốc tự nhiên.
Lở loét toàn thân do dị ứng thuốc tây. (Ảnh do BS cung cấp)
PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn cho biết: "Những bệnh nhân bị dị ứng thuốc là phản ứng quá mức gây hại cho người bệnh khi họ tiếp xúc với thuốc. Dị ứng thuốc như các trường hợp BS. Đoàn gặp phải đều không phụ thuộc vào liều lượng thuốc. Trường hợp bị dị ứng thuốc thì hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra mức độ nhạy thuốc cực lớn, nhất là khi dùng thuốc lần đầu. Thông thường cơ thể của chúng ta thường sản sinh ra các chất kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn. Có trường hợp dùng thuốc lần đầu không bị dị ứng nhưng lần tiếp theo lại bị dị ứng. Những loại thuốc dễ gây dị ứng gồm có penesilin và các loại thuốc kháng sinh khác".
Dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu của dị ứng thuốc như: xuất hiện từng mảng da sưng tấy đỏ và đau, sờ vào đau rát, nốt phồng chứa nước xảy ra gần vị trí môi và mắt... Một trong những dấu hiệu dị ứng nguy hiểm là kiểu kháng thể phản vệ, nó xảy ra sau vài giờ khi dùng thuốc, khó thở, thở khò khè, phát ban trên cơ thể, sưng mặt, chân tay run rẩy, đi không vững, suy yếu toàn thân, tim đập nhanh, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. PGS. TS. Nguyễn Văn Đoàn cho biết.
Trực tiếp điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương da, tổn thương mắt, gan, thận do dị ứng thuốc, BS Đoàn khuyến cáo người bệnh không tự mua thuốc điều trị bệnh, chỉ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng theo sự mách bảo hay mượn đơn thuốc của người khác khi thấy cùng triệu chứng. Không dùng thuốc mất nhãn, chuyển màu hay có vật lạ, kết tủa trong ống thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
Sau khi tiếp xúc với thuốc tân dược, thuốc Đông Y, thức ăn, thực phẩm chức năng nếu thấy các dấu hiệu bất thường như nổi ban đỏ, sẩn ngứa trên da, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, nhịp tim nhanh, khó thở, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị bệnh. (PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn, GĐ TT Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai)
Theo khám phá
Ngứa, nóng rát vì dị ứng bao cao su Một số triệu chứng thường gặp của việc dị ứng với bao cao su thường là nhẹ. Tuy nhiên, nếu bị nhiều lần thì chuyện sẽ không đơn giản nữa. Cảm giác nóng rát Một triệu chứng rất phổ biến với các ca dị ứng bao cao su là cảm giác giống như bị bỏng. Bạn có thể nhận biết triệu chứng này...