Bệnh nhân tử vong không phản ánh độc lực của SARS-CoV-2
Theo Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nguy cơ tử vong của các bệnh nhân suy thận, ung thư luôn tiềm ẩn, dù có mắc Covid-19 hay không.
Ảnh minh họa
Trong 11 ngày (25/7-4/8), Việt Nam ghi nhận 239 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, 8 ca đã tử vong.
ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho hay dịch Covid-19 đang bùng phát ở Đà Nẵng có sự khác biệt khi SARS-CoV-2 lây lan trong 3 nhóm đối tượng đặc thù. Đó là những người suy thận mạn tính nhiều năm, bệnh nhân đang điều trị ung bướu và hồi sức tích cực.
“Ở các bệnh nhân này, nguy cơ tử vong luôn tiềm ẩn, bất kể mắc Covid-19 hay không. Đây là những người có sức đề kháng rất yếu. Việc mắc thêm Covid-19 giống như ‘giọt nước tràn ly’, khiến tỷ lệ tử vong tăng lên bất thường”, bác sĩ Cấp nhận định.
Do đó, các ca tử vong này không phản ánh sức khỏe cộng đồng hay độc lực của virus. Trước đó, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin virus được tìm thấy trong các bệnh nhân ở ổ dịch Đà Nẵng là chủng mới, có tốc độ lây nhanh hơn, song độc lực không tăng.
Video đang HOT
Diễn biến dịch Covid-19 tại Việt Nam đang có chiều hướng phức tạp. Đồ họa: Quốc Toàn.
Do diễn biến dịch phức tạp tại Đà Nẵng, nhất là ở nhóm bệnh nhân nặng, Bộ Y tế vừa chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chi viện nhân lực hỗ trợ thành phố này chống dịch Covid-19. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, ổ dịch Đà Nẵng được đánh giá là nguy hiểm, việc khống chế gặp nhiều khó khăn.
Trước mắt, bác sĩ Cấp sẽ cùng ThS.BS Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, vào Đà Nẵng để đánh giá tình hình, từ đó có phương án điều chuyển nhân lực phù hợp vào hỗ trợ.
Trong chuyến đi, họ sẽ mang theo một số trang thiết bị đặc biệt của bệnh viện như đồ phòng hộ, máy lọc không khí, mũ trùm đầu… Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng chuẩn bị các bài giảng để nâng cao năng lực điều trị cho đồng nghiệp. “Tùy thuộc yêu cầu của địa phương, họ cần gì chúng tôi sẽ đáp ứng điều đó”, bác sĩ Cấp chia sẻ.
Chống virus corona: Đừng hiểu sai về "cách ly"
Trước diễn biến của dịch bệnh do virus corona mới, dư luận không khỏi hoang mang vì đã có 3 người Việt nhiễm bệnh và hơn 100 người phải cách ly.
Cách ly là biện pháp phòng ngừa cần thiết
Trao đổi với PV VOV.VN, Ths.BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 - nơi đang điều trị cho 2 trường hợp bệnh nhân người Việt nhiễm bệnh và theo dõi cách ly nhiều người khác, cho biết rất nhiều người bị hoang mang vì đã có người Việt nhiễm bệnh do virus corona mới (nCoV) và cả trăm trường hợp phải cách ly. Tuy nhiên, được cách ly không có nghĩa là người đó nhiễm nCoV.
Khu vực cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Bác sĩ Cấp giải thích: "Những người nhiễm virus corona mới có những biểu hiện ban đầu như các ca mắc bệnh về đường hô hấp thông thường. Tuy nhiên, với tất cả các trường hợp có yếu tố dịch tễ là đi đến và trở về từ vùng có dịch hoặc tiếp xúc với những người nghi ngờ nhiễm bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và xét nghiệm để xác định là nhiễm virus corona hay mắc các bệnh cúm thông thường khác".
Theo bác sĩ Cấp, trong giai đoạn ủ bệnh, mọi hoạt động của người bệnh đều bình thường nên ở giai đoạn này hầu như không có cơ hội phát hiện. Chỉ khi xuất hiện các triệu chứng khởi đầu như sốt, sổ mũi, đau mỏi người... người bệnh phải đi khám và mới có cơ hội phát hiện bệnh. Cách ly là biện pháp phòng ngừa cần thiết để đảm bảo không bỏ sót ca bệnh và hạn chế virus phát tán ra cộng đồng.
Virus nCoV có "chết" ở nhiệt độ cao?
"Việc virus tồn tại được bao lâu sau khi phát tán từ người bệnh phụ thuộc vào điều kiện của môi trường nên rất khó nói nó tồn tại được bao lâu. Về mặt lý thuyết, virus tồn tại trong các giọt dịch tiết đường hô hấp phát tán từ người bệnh. Khi các giọt dịch tiết khô đi thì virus sẽ chết", bác sĩ Nguyễn Trung Cấp thông tin.
Giải thích rõ hơn về con đường phát tán và lây nhiễm của nCoV, bác sĩ Cấp cho biết, hiện vẫn chưa khẳng định được việc virus corona có lây nhiễm hay không trong thời gian ủ bệnh. Bởi đây là chủng virus corona mới và hiện chưa đủ dữ liệu để xác định yếu tố này.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách.
Nhiều thông tin cho rằng, ở môi trường trên 25 độC virus corona mới sẽ chết, song đây chỉ là vấn đề lý thuyết. Ví dụ, với 4 chủng virus corona thông thường gây cảm nặng chỉ gây bệnh và mùa Đông hay khi thời tiết lạnh. Nhưng có những chủng corona khác như MERS CoV xuất hiện ở vùng Trung Đông, thậm chí lưu hành ở những con dơi bay giữa sa mạc trong điều kiện thời tiết rất nóng.
"Do vậy, với chủng corona mới này, việc thời tiết và khí hậu nóng có làm nó giảm độc lực và khả năng lây nhiễm hay không thì vẫn chưa được kết luận. Lý thuyết nêu trên được suy ra từ virus corona thông thường, song vẫn có chủng corona chịu được khí hậu nóng", bác sĩ Cấp nói.
Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng nhấn mạnh, biện pháp phòng ngừa nCoV chỉ có 2 điều cơ bản là phòng lây truyền qua đường hô hấp bằng cách sử dụng khẩu trang.
Với người bệnh khi dùng khẩu trang sẽ giảm phát tán mầm bệnh ra ngoài. Với người xung quanh, khẩu trang sẽ giúp giảm nguy cơ hít phải virus corona.
Thứ 2 là vệ sinh bàn tay và vệ sinh bề mặt xung quanh người bệnh. Ở các khu vực công cộng có rất nhiều bề mặt dễ nhiễm khuẩn khi người bệnh chạm vào như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lang thang, nút bấm thang máy... cần được vệ sinh thường xuyên, nếu không khi chạm tay vào sẽ có nguy cơ lây bệnh, do đó phải đảm bảo vệ sinh thường xuyên./.
Theo Khánh Minh/VOV.VN
Test nhanh âm tính, có cần cách ly nữa không? Người có kết quả test nhanh nCoV âm tính vẫn có nguy cơ đang mang virus và gây lây nhiễm, cần cách ly đủ thời gian quy định. Để phát hiện nCoV trong cơ thể một người, hiện nay có hai nhóm phương pháp xét nghiệm gồm trực tiếp và gián tiếp, bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó trưởng khoa Hồi Sức tích...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đầy hơi và ợ chua vào buổi sáng

Sai lầm cần tránh trước khi tập thể dục

Dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh sởi

Tại sao phụ nữ lại dễ bị thiếu hụt magiê hơn?

Cách phòng ngừa cục máu đông

Người bệnh ung thư bị ảnh hưởng bởi trào lưu thực dưỡng, keto lan tràn mạng

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Bí ẩn y học: Nam sinh quên tiếng mẹ đẻ sau ca phẫu thuật đầu gối

Đẻ rơi trước cổng công ty mới biết mình mang thai

Bé 3 tuổi nhập viện vì mũi đầy dị vật, bác sĩ gắp ra vật bất ngờ

Trẻ lười ăn rau, có thể bổ sung chất xơ từ đâu?

Lợi ích và rủi ro của chế độ ăn nhiều thịt
Có thể bạn quan tâm

Ông Zelensky nói sắp đạt thỏa thuận về lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine
Thế giới
20:58:26 06/04/2025
HÓNG: Rộ tin 1 nam rapper Vbiz hôn gái lạ trong quán bar dù đã có bạn gái 8 năm
Sao việt
20:54:40 06/04/2025
Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 nghỉ 3 ngày, không thể bỏ qua những món ăn này nếu gia đình bạn đang 'bám trụ Thủ đô'
Ẩm thực
20:41:17 06/04/2025
Vụ Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục: Hoa hậu Thùy Tiên có liên quan
Tin nổi bật
20:37:20 06/04/2025
Sao nam Địa Đạo mới đầu năm đã đóng 3 phim hot: Diễn xuất siêu đỉnh, biết thân thế ai cũng sốc
Hậu trường phim
20:20:37 06/04/2025
"Địa Đạo: Mặt Trời Trong Bóng Tối": Vệt máu đỏ thẫm trên bức tranh chiến thắng huy hoàng
Phim việt
20:15:54 06/04/2025
"Hot girl Việt đời đầu" từng huỷ hôn giờ cưới thiếu gia: Giàu có vẫn làm một điều đúng chuẩn "người đẹp tri thức"
Netizen
20:01:09 06/04/2025
Van Persie đảo ngược tình thế
Sao thể thao
19:59:11 06/04/2025
Người mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm từng lãnh 40 tháng tù
Pháp luật
19:57:53 06/04/2025
Bộ phim hay vô địch màn ảnh Hàn hiện tại: Rating tăng như tên lửa, sắp chiếu full mà không xem thì quá phí
Phim châu á
19:57:24 06/04/2025