Bệnh nhân tim mạch tập thể dục quá sức, nguy cơ tử vong cao
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Hartford (Hoa Kỳ) cho thấy, bệnh nhân có tiền sử đau tim sẽ gia tăng nguy cơ tử vong nếu tập thể dục quá sức.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Hartford (Hoa Kỳ) cho thấy, bệnh nhân có tiền sử đau tim sẽ gia tăng nguy cơ tử vong nếu tập thể dục quá sức. Tuy nhiên, họ khuyến khích bệnh nhân tập thể dục điều độ thường xuyên để kiểm soát bệnh tim mạch và giảm nguy cơ tử vong do tăng huyết áp, đột quỵ và đái tháo đường týp 2.
Các nhà khoa học phân tích số liệu của khoảng 2.400 bệnh nhân tập thể dục thường xuyên có tiền sử đau tim đã chỉ ra rằng, nguy cơ tử vong do các vấn đề tim mạch giảm tới 65% ở nhóm các bệnh nhân chạy ít hơn 30 dặm (khoảng 48,2km) 1 tuần hoặc đi bộ ít hơn 46 dặm (khoảng 74km) 1 tuần.
Tuy nhiên, nếu tập thể dục nhiều hơn mức này, các lợi ích của việc thể dục sẽ bị mất đi. Đây là các số liệu đầu tiên trên người cho thấy các nguy cơ tim mạch tăng cao đáng kể ở bệnh nhân tập thể dục quá sức.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các tác giả cũng lưu ý các đối tượng nghiên cứu đều là bệnh nhân đã từng bị đau tim nên không tổng quát hóa kết quả nghiên cứu cho tất cả các trường hợp tập thể dục nặng.
Theo SKDS
Mỗi năm thế giới có 1,6 triệu người chết vì ăn mặn
Khẩu phần muối trung bình hiện nay cao gần gấp đôi khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới và là yếu tố chính góp phần gây tử vong do bệnh tim mạch.
Ăn quá nhiều muối là nguyên nhân của 1,6 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm trên thế giới - Photo: Alamy
Ăn quá nhiều muối là thủ phạm khiến 1,6 người chết vì bệnh tim mạch trên thế giới mỗi năm.
Đây là phát hiện dựa trên phân tích 205 khảo sát về khẩu phần muối natri ở những nước chiếm gần 3/4 dân số thế giới.
Mức tiêu thụ muối trung bình năm 2010 là 3,95g/ngày - gần gấp đôi mức 2g theo khuyến nghị của WHO.
Tổng cộng các nhà nghiên cứu đã tính được rằng có 1,65 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch xảy ra mỗi năm là hậu quả của việc ăn nhiều muối hơn khuyến cáo của WHO.
TS Dariush Mozaffarian, trường Đại học Tufts, Mỹ cho biết: "Ăn mặn làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim và đột quị.
1,65 triệu cái chết này chiếm gần 1/10 số tử vong do nguyên nhân tim mạch trên khắp thế giới. Không có khu vực hay nước nào là ngoại lệ".
Muối dùng trong nấu ăn, rắc lên thức ăn, hoặc đưa vào các sản phẩm thực phẩm, là nguồn natri lớn nhất từ việc ăn uống.
Nghiên cứu thấy rằng người Mỹ tiêu thụ trung bình 3,6g muối mỗi ngày. Lượng muối trong khẩu phần ăn trên thế giới đi từ 2,18g/ngày ở tiểu vùng Sahara đến 5,51g/ngày ở trung Á.
John Powles, trường Đại học Cambridge, đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: "4/5 số người chết do ăn lượng muối nhiều hơn khuyến nghị là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Các chương trình giám muối có thể là cách thực tế và hiệu quả để giảm số tử vong sớm ở người trưởng thành trên khắp thế giới".
Theo Dân trí
Tăng huyết áp: Nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não Bên cạnh các nguyên nhân như đái tháo đường, bệnh tim mạch... thì tăng huyết áp được xem là yếu tố hàng đầu gây tai biến mạch máu não (chiếm đến 80%). Theo nhiều nghiên cứu, những người bị tăng huyết áp (trên 140/90 mmHg) có nguy cơ tai biến mạch máu não gấp 4 lần so với người huyết áp bình thường....