Bệnh nhân tiểu đường có giảm ham muốn tình dục?
Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó chuyện quan hệ giữa các cặp vợ chồng là chủ đề nóng được rất nhiều người quan tâm.
Một vấn đề sức khỏe tình dục phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường là giảm ham muốn tình dục hoặc mất ham muốn tình dục.
Điều này có thể gây khó chịu, căng thẳng với nhiều người, nhất là người có ham muốn tình dục mạnh mẽ và cuộc sống tình dục thỏa mãn trước khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Khi một người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể của họ không thể trung hòa insulin đúng cách, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Theo thời gian, chúng có thể dẫn đến các biến chứng như tổn thương thần kinh và các vấn đề tim mạch, ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục.
(Ảnh: Shutterstock)
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến đời sống tình dục của bệnh nhân?
Giảm chất lượng “cuộc yêu”
Đối với người đàn ông, bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây nên những tổn thương hệ thần kinh sau một khoảng thời gian dài, còn được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường. Ngoài ra, căn bệnh này còn gây tổn thương đến dây thần kinh ở bộ phận sinh dục, dẫn đến tình trạng không thể cương cứng hoặc chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường có thể khiến cho người đàn ông bị liệt dương. Trung bình cứ 3 người mắc phải căn bệnh này thì có 1 trường hợp bị liệt dương. Nhìn chung, bệnh tiểu đường gây nên những biến chứng hết sức nguy hiểm và đáng buồn đối với cơ thể người đàn ông.
Theo Bác sĩ nội tiết Shirisha Avadhanula, “Béo phì, huyết áp cao, ngưng thở khi ngủ và trầm cảm là những tình trạng phổ biến xảy ra cùng với bệnh tiểu đường. Béo phì có thể gián tiếp dẫn đến rối loạn cương dương (ED). Ngưng thở khi ngủ có thể khiến phụ nữ gặp khó khăn khi quan hệ tình dục cao. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể tác động tiêu cực đến ham muốn tình dục”.
Ở phụ nữ, lưu lượng máu giảm có thể làm khô âm đạo và giảm khả năng đạt cực khoái. Ngoài ra, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như tưa miệng, viêm bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu. Tất cả những điều này có thể ảnh hưởng xấu đến ham muốn và quá trình quan hệ tình dục.
Giảm ham muốn tình dục
Video đang HOT
Những thay đổi về testosterone hoặc estrogen (do bệnh tiểu đường, mãn kinh hoặc các tình trạng đồng thời xảy ra) có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục. Các nghiên cứu cho thấy nam giới mắc bệnh tiểu đường thường bị giảm mức testosterone, điều này có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của họ.
Ảnh hưởng tâm lý
Sống chung với bệnh tiểu đường có thể gây ra một số ảnh hưởng tâm lý, cũng có thể khiến việc quan hệ tình dục trở nên khó khăn hơn. Một số hiệu ứng này bao gồm: lo lắng, trầm cảm, và mất tự tin khi không thể thỏa mãn bạn tình.
Làm thế nào để cải thiện đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường?
Các cặp đôi đang phải đối mặt với vấn đề này cần lưu ý những điều sau để có thể cải thiện, lấy lại cảm hứng tình dục cho người bị tiểu đường.
Ảnh: Shutterstock
Luôn giữ tinh thần thoải mái
Không chỉ đối với riêng căn bệnh tiểu đường, những bệnh khác cũng vậy, nếu muốn tiến triển tốt, duy trì sự ổn định thì rất cần giữ một tinh thần thoải mái. Khi đạt được điều này, các hoạt động trong đời sống mới bình thường được. Những người mắc bệnh tiểu đường nên có suy nghĩ tích cực trong quan hệ vợ chồng, tránh những suy nghĩ bi quan về bệnh tật. Ngoài ra, việc chia sẻ, tâm sự với người bạn đời của mình cũng rất quan trọng, giúp hiểu rõ tình trạng sức khỏe của nhau hơn.
Tuân thủ việc điều trị
Đây là một căn bệnh cần có phương pháp điều trị lâu dài, người bệnh nên tuân thủ các cách điều trị của bác sĩ để giúp kiểm soát lượng đường huyết, duy trì trạng thái cơ thể ổn định.
Bổ sung chất kẽm
Đối với người bệnh tiểu đường, cần bổ sung nhiều loại thực phẩm, đồ ăn tăng khả năng ham muốn tình dục. Trong số đó, kẽm được coi là một nguyên tố vi lượng giúp tăng cường sự sản sinh của testosterone, gia tăng sự ham muốn của người bệnh. Các thực phẩm chứa kẽm bao gồm: sò, thịt heo nạc, thịt bò, đậu Hà Lan,…
Tập thể dục đều đặn
Việc tập thể dục thường xuyên đối với người mắc bệnh tiểu đường là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp người bệnh tăng khả năng chịu đựng, quá trình lưu thông máu được diễn ra tốt hơn. Có được một sức khỏe tốt, giúp quá trình quan hệ vợ chồng không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý thực hiện những bài tập vừa sức. Nếu có thắc mắc về những bài tập phù hợp, bệnh nhân nên chủ động hỏi ý kiến của bác sĩ để phần nào tăng sự hiệu quả, chất lượng của quá trình luyện tập đối với tình trạng sức khỏe của bạn.
Bị tiểu đường có cần kiêng tuyệt đối chất bột đường?
Chất bột đường là thành phần chủ yếu gây tăng đường huyết sau ăn, vậy người tiểu đường có cần kiêng thực phẩm này?
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
Người mắc đái tháo đường được khuyến cáo hạn chế ăn chất bột đường nhưng không phải kiêng tuyệt đối như nhiều người đang làm. Theo khuyến cáo trong khẩu phần ăn hàng ngày đây là chất bắt buộc phải có.
Người cao tuổi bị đái tháo đường nên ăn gì?
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường hoàn toàn không phải kiêng tuyệt đối một loại thực phẩm nào bởi có thể dẫn tới thiếu chất nếu kéo dài và làm giảm chất lượng cuộc sống. Bữa ăn khoa học cho người cao tuổi đái tháo đường cũng nên tuân thủ các nguyên tắc của bữa ăn lành mạnh, đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như glucid, protein, lipid, chất xơ.
Theo TS Nguyễn Trọng Hưng, với người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng cần cá thể hóa để tránh các biến chứng, đặc biệt là hạ đường huyết nếu người bệnh kiêng quá mức.
Không kiêng tuyệt đối chất bột đường
Chất bột đường cung cấp 50-60% tổng năng lượng. Tuy chất bột đường là thành phần chủ yếu gây tăng đường huyết sau ăn, nhưng với người đái tháo đường nói chung và người cao tuổi đái tháo đường nói riêng không phải kiêng tuyệt đối chất bột đường. Chất bột đường là chất rất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, người mắc đái tháo đường nên chọn các loại chất bột đường ít gây tăng đường huyết nhanh sau ăn.
Chất bột đường (glucid) có trong ngũ cốc, các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, sữa, các sản phẩm từ sữa, rau, củ, quả, đường, mật ong, ...
Chất bột đường cần được kiểm soát trong khẩu phần ăn từng bữa, từng ngày của người cao tuổi đái tháo đường, để không những tránh tăng đường huyết quá mức sau ăn hoặc tránh hạ đường huyết xa bữa ăn, đặc biệt là hạ đường huyết trong đêm.
Tuy nhiên, các khuyến cáo chỉ ra rằng nên cung cấp tối thiểu trong khẩu phần ăn mỗi ngày 130-150 g chất bột đường (3 lưng bát cơm 200g trái cây/ ngày) hoặc tùy theo các tình trạng dinh dưỡng và các bệnh cùng mắc cho người cao tuổi đái tháo đường.
Không nên ăn miến thay cơm
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng cũng cho biết, miến là một trong những thực phẩm nhiều người mắc bệnh đái tháo đường lựa chọn trong bữa phụ. Người bệnh đái tháo đường thường ăn miến vì nghĩ ăn miến tốt, hạ đường huyết nhưng thực chất chỉ số đường huyết của miến rất cao. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường vào viện cấp cứu vì ăn miến thay cơm.
Theo chuyên gia y tế, thực chất, miến là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và hàm lượng đường cao hơn gạo tẻ. Chỉ số đường huyết của miến là GI=95, hàm lượng đường trong 100g miến là 82,2g. Trong khi đó, chỉ số đường huyết của gạo tẻ là 83, hàm lượng đường trong 100g gạo tẻ là 76,1g.
Nếu ăn cùng 1 khối lượng thì lượng tinh bột cơ thể sẽ hấp thu từ miến cũng nhiều hơn cơm. Nếu ăn 100g miến thì lượng đường huyết của miến là GL = 78; còn gạo tẻ là 63.
BS khuyến cáo chỉ nên ăn một lượng miến vừa phải và kết hợp với thực phẩm khác. Không dùng để thay thế tuyệt đối các thực phẩm bột đường khác. Mỗi tuần, chỉ nên ăn 3 - 4 bữa miến.
Theo BS Nguyễn Trọng Hưng, người mắc bệnh đái tháo đường cần tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả chín ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt....
Chất xơ có nhiều trong rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả tươi ít ngọt. Chất xơ có tác dụng làm kéo dài quá trình tiêu hóa nên giảm tăng đường huyết sau ăn. Mặt khác, chất xơ còn có tác dụng làm đầy dạ dày nên tăng cảm giác no, giảm hấp thu chất béo nên làm giảm lipid máu.
"Nên ăn giảm muối, ăn nhạt bởi chế độ ăn nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp. Hạn chế các loại thực phẩm có nhiều muối trong quá trình bảo quản hoặc chế biến như nước mắm, cà muối, mỳ tôm, bánh mặn, xúc xích, giò, chả... Nước rất quan trọng đối với quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể, vì vậy người bệnh nên uống khoảng 1,5-2,5l nước/ngày", BS Nguyễn Trọng Hưng cho biết.
Thiếu ngủ khiến người ta sống ích kỷ hơn Ngủ không đủ giấc không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất, tinh thần, mà thực sự còn tác động đến sự tương tác xã hội của một người. Thiếu ngủ được rất nhiều nghiên cứu khoa học trước đây chứng minh là có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm, tiểu đường và huyết...