Bệnh nhân tiết dịch màu trắng đục sau khi gãy xương sườn
Thay vì chứa máu, dịch dẫn lưu của bệnh nhân chuyển màu trắng đục bất thường.
Sau tai nạn do va chạm với xe máy khi đi bộ, ông Đ.V.D. (74 tuổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) được đưa ngay vào khoa cấp cứu của bệnh viện địa phương. Kết quả kiểm tra cho thấy ông D. bị gãy xương sườn, xuất huyết màng phổi. Bệnh nhân được chỉ định dẫn lưu màng phổi cấp cứu.
Đáng chú ý, ban đầu, dịch ra máu nhưng chuyển màu trắng đục sau một tuần. Ngày thứ 10, tình trạng chấn thương của ông D. ổn định hơn. Tuy nhiên, dịch dẫn lưu vẫn chảy khoảng 500-1.000 ml/ngày với màu trắng bất thường. Bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để điều trị tiếp.
Tại đây, phim chụp cắt lớp vi tính của bệnh nhân cho thấy 8 xương sườn gãy có dấu hiệu bị can xương. Qua đó, các bác sĩ xác nhận bệnh nhân bị tràn dịch dưỡng chấp màng phổi sau chấn thương.
Dịch dẫn lưu của bệnh nhân có màu trắng sau chấn thương khá hiếm gặp. Ảnh: BVCC.
Thông qua can thiệp bạch huyết, bệnh nhân nhanh chóng được nút mạch thành công. Sau một ngày, bệnh nhân không chảy thêm dịch và được xuất viện sau 5 ngày điều trị.
Theo các bác sĩ của Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Can thiệp Điện quang, tình trạng chảy dịch bạch huyết sau chấn thương như trường hợp của ông D. khá hiếm gặp.
Video đang HOT
Trước đây, những bệnh nhân có tình trạng này buộc phải phẫu thuật hoặc nhịn ăn nuôi tĩnh mạch. Tuy nhiên, các phương pháp này không tối ưu và đòi hỏi thời gian nằm viện nhiều tháng. Với phương pháp và trang thiết bị hiện nay, nhược điểm này được khắc phục, giúp bệnh nhân có thể xuất viện chỉ sau gần một tuần.
Ngã quỵ khi đi vệ sinh, người đàn ông mắc phải căn bệnh nếu không đi viện kịp thời sẽ tử vong
Điều trị nội khoa ôn định, chuẩn bị chuyển về bệnh viện tuyến dưới điều trị, bệnh nhân bất ngờ bị đột quỵ, đột ngột giảm ý thức, lơ mơ, không nói được, nhanh chóng rơi vào hôn mê, glasgow 12 điểm, liệt nửa người phải. May thay, bệnh nhân đã được các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y cấp cứu kịp thời.
Đối với người bị đột quỵ, sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân 24/24, hội chẩn nhanh, đưa ra phương pháp điều trị tối ưu dành cho mọi trường hợp, đặc biệt trong khoảng thời gian vàng là điều vô cùng quan trọng. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã đang hoạt động rất hiệu quả e-kip đó với sự tham gia của nhiều chuyên khoa khác nhau.
Bệnh nhân Nguyễn Quang D. (nam, 53 tuổi, ở Thái Thuỵ, Thái Bình) nhập viện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với chẩn đoán thông liên thất, suy tim. Bệnh nhân đã được điều trị nội khoa ổn định và dự kiến sẽ chuyển về điều trị tiếp tại bệnh viện tỉnh.
Khoảng 4h sáng, bệnh nhân dậy đi vệ sinh thì người nhà phát hiện bị ngã, đột ngột giảm ý thức, lơ mơ, không nói được, nhanh chóng rơi vào hôn mê, glasgow 12 điểm, liệt nửa người phải.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính sọ não lúc 4h30 phút, phát hiện tắc hoàn toàn động mạch cảnh trong trái, nhiều huyết khối dọc theo động mạch cảnh.
Đột quỵ là tối cấp cứu, được ưu tiên hàng đầu đúng theo "thời gian là não".
"Team Đột quỵ" của bệnh viện Đại học Y được kích hoạt và sau khi hội chẩn nhanh liên chuyên khoa, bệnh nhân được vào phòng can thiệp lúc 5h, chọc mạch đùi và chụp DSA 5h45, hút ra rất nhiều cục máu đông trong mạch não, tái thông dòng chảy hoàn toàn lúc 6h sáng.
Theo TS.BS Nguyễn Ngọc Cương - Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang - người trực tiếp thực hiện can thiệp cho bệnh nhân: "Đột quỵ tắc mạch máu não chiếm 80% các loại đột quỵ não, thời điểm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhưng hay gặp nhất là khi bệnh nhân ngủ dậy. Đối với ông D. là trường hợp may mắn vì bị đột quỵ ngay trong bệnh viện nên được phát hiện, xử trí cấp cứu kịp thời".
Đội ngũ chuyên gia đột quỵ não toàn bệnh viện đã xây dựng phác đồ, hướng dẫn cụ thể và nhấn mạnh đột quỵ là tối cấp cứu, được ưu tiên hàng đầu đúng theo "thời gian là não". Team Đột quỵ đã và đang hoạt động hiệu quả gồm các chuyên khoa khác nhau luôn sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân 24/24, hội chẩn nhanh, đưa ra phương pháp điều trị tối ưu dành cho mọi trường hợp, đặc biệt trong khoảng thời gian vàng.
Lời khuyên của bác sĩ: Dấu hiệu đầu tiên của đột quỵ có thể rất nhẹ nhưng cũng có thể diễn biến nặng lên rất nhanh và sau vài tiếng đã dẫn đến hôn mê.
Dù chỉ là nghi ngờ đột quỵ, người bệnh cũng nên được đưa ngay vào bệnh viện để kiểm tra đầy đủ, càng sớm càng tốt.
Không nên dùng các thuốc trôi nổi trên thị trường được quảng cáo là chống hoặc chữa đột quỵ vì có thể phản tác dụng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khuyến cáo người dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát các nguy cơ và điều trị sớm các bệnh có nguy cơ gây đột quỵ não là cách phòng tránh tối ưu nhất đối với căn bệnh đặc biệt nguy hiểm này.
Khi có ít nhất 1 trong 3 nhóm dấu hiệu F.A.S.T, xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ từ 90 - 95%.
Bên cạnh đó, có thể chủ động tìm hiểu một số thông tin cơ bản về sơ cứu khi phát hiện người bệnh đột quỵ nhằm tăng cơ hội điều trị, giảm tối đa các biến chứng vận động sau này.
Đột quỵ não có thể gây ra nhiều triệu chứng, tuy nhiên để dễ nhớ chúng ta nghi ngờ khi có ít nhất 1 trong 3 nhóm dấu hiệu sau, xuất hiện đột ngột thì nguy cơ bị đột quỵ từ 90 - 95%, đó là dấu hiệu F.A.S.T
- Liệt mặt (Face): Miệng bị lệch sang một bên, nếp nhăn mũi-má mờ;
- Yếu, liệt tay (Arm) hoặc chân: Không thể cầm, nắm, đi lại;
- Rối loạn ngôn ngữ (Speech): Đột ngột rối loạn lời nói, không nói được hoặc lời nói không rõ... như bình thường trước đó.
- Thời điểm phát bệnh (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh/người nhà cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.
Tiên lượng kém khi ung thư tuyến giáp xâm lấn rộng Mới đây, Khoa Ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư tuyến giáp đã xâm lấn rộng cho bệnh nhân. Phẫu thuật cắt bỏ khối u tuyến giáp lớn Bệnh nhân là Nguyễn Văn Đ. (45 tuổi, Hưng Yên,) nhập viện trong tình trạng...