Bệnh nhân tâm thần gia tăng tại khu vực ô nhiễm không khí
Các nhà khoa học cho thấy ô nhiễm không khí có liên quan đến nguy cơ rối loạn tâm thần ở người.
Tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ con người đã được các nhà khoa học cảnh báo từ lâu. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và các bệnh về đường hô hấp, bệnh mất trí nhớ và nhiều loại bệnh ung thư.
Không khí ô nhiễm tại các thành phố lớn liên quan đến sự gia tăng người mắc bệnh tâm thần. Ảnh: Thanh niên.
Nghiên cứu được các nhà khoa học Mỹ và Đan Mạch thực hiện trên cơ sở dữ liệu của hai quốc gia này. Ở Đan Mạch, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong 10 năm đầu đời có nguy cơ mắc chứng rối loạn lưỡng cực, trầm cảm nặng, tâm thần phân liệt hoặc rối loạn nhân cách ở tuổi 37.
Ở Mỹ, các nhà nghiên cứu đã phân tích trên dữ liệu bảo hiểm y tế cho hơn 151 triệu người Mỹ về các chẩn đoán sức khỏe tâm thần từ năm 2003 – 2013. Kết quả, tỷ lệ rối loạn lưỡng cực cao hơn khoảng 29% ở nhóm dân cư các khu vực bị ô nhiễm nhất, so với nhóm có không khí sạch nhất.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Trường King’s College London (Anh) chỉ ra rằng, ô nhiễm không khí có mối liên hệ chặt chẽ với các bệnh thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em. Trẻ em lớn lên trong môi trường ô nhiễm dễ bị trầm cảm hơn những trẻ sống ở khu vực không khí trong lành.
75% các bệnh về tâm thần bắt nguồn từ thời niên thiếu. Ảnh: Bdnews24
Cụ thể, những đứa trẻ sống trong môi trường độc hại từ 12 tuổi có khả năng bị trầm cảm cao hơn gấp 3 – 4 lần trẻ sống ở môi trường an toàn. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa môi trường sống độc hại và các hành vi chống đối, gây mất trật tự xã hội.
Tiến sĩ Helen Fisher, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu trường King’s College London chia sẻ: “Mức độ ô nhiễm không khí càng nặng càng ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả người lớn và trẻ em, cả sức khoẻ thể chất và tâm thần. Tốt nhất là tránh sống ở các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Các nhà khoa học cho rằng phát hiện này đặc biệt quan trọng trong công tác phòng, chống và chăm sóc sức khoẻ tâm thần bởi 75% các bệnh về tâm thần hình thành từ thời thơ ấu và tuổi vị thành niên khi não bộ đang phát triển nhanh chóng.
“Nghiên cứu nhấn mạnh tác hại của ô nhiễm không khí đến giới trẻ của nước Anh, đặc biệt là những người sống trong khu vực thành thị nơi có tỉ lệ mắc các bệnh về tâm thần cao hơn”, bác sĩ Robin Russell-Jones chia sẻ.
Tại Anh, khoảng 1 – 2% dân số bị rối loạn lưỡng cực và tâm thần phân liệt, và khoảng 5% dân số (tương đương khoảng 3,3 triệu người) bị rối loạn nhân cách.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nghiên cứu chỉ mới cho thấy mối tương quan giữa ô nhiễm không khí và sức khỏe tâm thần, chứ chưa phải là bằng chứng về nguyên nhân và kết quả. Cần nhiều nghiên cứu sâu hơn bởi lẽ ô nhiễm không khí rõ ràng không tốt cho sức khỏe.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat
Lượng bụi bạn "gánh" trên người có thể lên tới 6kg mỗi năm và đây là những căn bệnh nghiêm trọng mà nó gây nên
Khó có thể tin được rằng dù đã che chắn kỹ khi ra đường và tắm rửa mỗi ngày nhưng lượng bụi bám trên cơ thể chúng ta có thể lên tới 6kg mỗi năm. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt căn bệnh nghiêm trọng.
Hàng ngày, chúng ta phải ra ngoài, di chuyển và làm nhiều công việc ở các môi trường và không gian khác nhau. Việc tiếp xúc với nhiều yếu tố ô nhiễm và khói bụi là điều khó tránh khỏi. Ý thức được điều này, chúng ta đã luôn thực hiện các biện pháp để bảo vệ cơ thể như che chắn cẩn thận khi đi đường, tắm rửa thường xuyên... Thế nhưng, điều đó vẫn không ngăn cản được lượng bụi lớn bám vào cơ thể và con số thống kê vô cùng gây sốc.
Theo một thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, trung bình một người phụ nữ Việt "gánh" trên mình gần 6 kg bụi ô nhiễm mỗi năm dù cho chúng ta đã che chắn kỹ và tắm rửa mỗi ngày.
Thử tưởng tượng, việc giữ trên người thêm 6kg nữa, mà lại toàn là bụi - một yếu tố có hại đối với sức khoẻ sẽ thế nào? Điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ ngay đến chính là rất nhiều căn bệnh do ô nhiễm không khí, hít phải khói bụi thường xuyên gây nên:
Các bệnh ung thư ở đường miệng
Hàng ngày, dù mắt thường có thể không nhìn thấy nhưng bạn vẫn đang tiếp xúc với rất nhiều khói bụi, khí thải... Việc tiếp xúc với khí thải ở mức độ cao, các chất gây ô nhiễm trong không khí như carbon monoxide, nito monoxide, nitrogen dioxide, ozone và sulfur dioxide sẽ có cơ hội xâm nhập vào đường miệng của bạn. Điều này trở thành tác nhân gây ra các bệnh như ung thư miệng, ung thư vòm họng...
Các bệnh về đường hô hấp
Đây được xem như một hệ quả đương nhiên, bởi vì việc hít thở khói bụi, các khí độc hại thì dẫn đến các bệnh đường hô hấp là khó tránh khỏi. Bên trong khói bụi có chứa rất nhiều hạt kích thước dưới 5 micromet, có thể đi vào sâu tận phế nang, dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như bụi phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi...
Các bệnh về tim mạch
Môi trường không khí ô nhiễm sẽ tác động lên khả năng giãn nở và co thắt mạch máu, khiến cho mạch máu bị giảm kích cỡ, cản trở quá trình lưu thông huyết mạch. Cùng với đó, tình trạng ô nhiễm cũng là một trong những tác nhân làm hình thành những cục máu đông trong động mạch, dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim.
Gây nổi mụn, lão hóa da sớm
Theo giáo sư Jean Krutmann (giám đốc Viện Nghiên cứu Y học Môi trường Leibniz ở Đức): "Các hạt nhỏ được gọi là PMs thường xuất hiện nhiều trong bụi, đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây nếp nhăn và đốm nâu trên da".
Bên cạnh đó, chất NO2 có trong không khí ô nhiễm cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ lão hóa sớm. Nó là tác nhân gây viêm da, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, khiến collagen trong da bị tổn thương, từ đó làm tăng tốc độ lão hóa sớm.
*Lưu ý để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của khói bụi:
Vậy cần làm gì để ngăn ngừa các tác hại khi sống trong môi trường đầy khói bụi?
- Đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận mỗi khi ra đường.
- Khi ở trong môi trường quá nhiều khói bụi, bạn nên thở bằng đường mũi và tránh thở bằng miệng vì thở bằng miệng làm bụi xâm nhập vào phổi nhanh hơn.
- Không nên nói chuyện khi đang đi trên đường để ngăn ngừa khói bụi xâm nhập vào người.
- Sau khi về nhà, hãy vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ để hạn chế tác hại của khói bụi.
Nguồn: Daily Mail và The Guardian
Theo Helino
Ô nhiễm không khí khiến phổi 'lão hóa' nhanh hơn Ô nhiễm không khí gây hại cho phổi của chúng ta nhiều hơn so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng và tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Đây là phát hiện mới của một nghiên cứu mới trên Tạp chí Hô hấp châu Âu hôm thứ Hai. Chức năng phổi của bạn suy giảm như...