Bệnh nhân sốt xuất huyết ở Phú Yên tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ
Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Phú Yên bắt đầu từ tháng 11/2018 kéo dài cho đến nay. Tuy nhiên theo ghi nhận, hiện tại số ca mắc bệnh này vẫn có xu hướng gia tăng. So với cùng kỳ năm ngoái thì số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Phú Yên tăng gấp 7 lần .
Bệnh nhân sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng tại Phú Yên
Khoa nội nhi – bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên từ tháng 11/2018 đến nay lúc nào cũng quá tải. Phần lớn bệnh nhi nhập viện ở khoa này là sốt xuất huyết. 5 tháng qua, ngày nào cũng có hơn 20 ca, lúc cao điểm thì có đến 50 ca mắc sốt xuất huyết điều trị tại khoa . Không chỉ đội ngũ, y bác sĩ chịu áp lực mà cả người nhà cũng mệt mỏi khi rơi vào cảnh quá tải.
Nhiều trẻ nóng sốt bất thường được các bậc phụ huynh đưa đến bệnh viện Sản Nhi để kiểm tra
Đang nuôi con nhỏ bị bệnh sốt xuất huyết, chị Mạnh Thị Út Như, Phường Phú Đông, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên nói: Mỗi ngày em ra phòng cấp cứu là thấy rất nhiều ca bệnh sốt xuất huyết mới. Bình thường phòng con em đang nằm thì khoảng 9 giường bệnh, đến nay đã lên 12 giường bệnh, rất chật chội và nóng nhưng vẫn cố chịu chứ biết làm sao.
Bệnh sốt xuất huyết bùng phát tại Phú Yên và kéo dài đến nay đã 5 tháng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã ghi nhận gần 2.000 trường hợp mắc bệnh với 74 ổ dịch. Có địa phương, số người mắc sốt xuất huyết tăng hơn 52 lần, số ổ dịch tăng 19 lần so với năm ngoái.
Các giường buồng bệnh về dịch sốt huyết không còn giường trống
Để giảm số ca mắc, ngoài công tác tuyên truyền, xử lý các ổ dịch của ngành y tế thì từng hộ gia đình phải chủ động phòng bệnh bằng cách diệt lăng quăng, bọ gậy.
Ông Biện Ngọc Tân, Phó GĐ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Phú Yên cho biết: “Việc dịch sốt xuất huyết gia tăng và kéo dài là do việc từ nhiều năm nay chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến công tác tổng vệ sinh diệt bọ gậy. Đặc biệt là chính quyền lãnh đạo và người dân ở các địa phương còn lơ là trong việc này, nên sốt xuất huyết mới kéo dài dai dẳng. Trong thời gian đến chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác này để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết một cách có hiệu quả”.
Trung Thi
Theo Dân trí
Quảng Nam: Huy động cả hệ thống chính trị phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Nhằm chủ động ngăn chặn không để dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát, kéo dài và diễn biến phức tạp như trong thời gian vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành công văn yêu cầu các Sở, Ban, ngành, đoàn thể và các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các xã, phường, thị trấn triển khai mạnh mẽ hoạt động diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn và duy trì hoạt động 1 tuần/lần tại các địa phương có ca mắc SXH, 2 tuần/lần tại các khu vực còn lại; lưu ý công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy tại các công trường xây dựng, các khu nhà trọ, khu vực chợ...
Phun hóa chất phòng trừ muỗi gây bệnh SXH ở huyện miền núi Tây Giang
Tăng cường truyền thông và huy động người dân, các đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện các hoạt động diệt bọ gậy. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo quyết liệt và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn.
Các Sở Thông tin và truyền thông, Y tế, Giáo dục, Tài chính... phối hợp tuyên truyền sâu rộng đến người dân về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết; chỉ đạo các cơ sở giáo dục huy động giáo viên, học sinh tích cực tham gia diệt lăng quăng (bọ gậy) tại gia đình và cộng đồng; phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện và tổ chức cấp cứu điều trị người bệnh kịp thời...
Cán bộ được huy động đi diệt bọ gậy phòng trừ muỗi gây bệnh SXH phát triển
Ngày 18/11, trao đổi với PV Dân trí, Bác sĩ Nguyễn Văn Văn - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam - cho hay, so với cùng kỳ năm 2017, số ca mắc SXH tại tỉnh giảm 3,88% (2.969ca/3.089 ca) nhưng từ tháng 9, 10 và 11, tình hình dịch bệnh tại tỉnh diễn biến khá phức tạp, số ca mắc tăng nhanh, nhiều, nhất là tại các huyện, thị Điện Bàn, Tây Giang, Phú Ninh, Thăng Bình và Hội An. Tuy nhiên, theo Bác sĩ Văn, đến nay chưa có ca tử vong do SXH.
Theo báo cáo của Sở Y tế Quảng Nam, ca mắc SXH đầu tiên ở huyện miền núi Tây Giang xảy ra vào ngày 27/8/2018. Đây là lần đầu tiên xuất hiện ca bệnh SXH tại chỗ tại xã Atiêng của huyện. Toàn huyện có 84 ca bệnh, trong đó có 82 ca tại xã Atiêng và 2 ca tại xã Lăng. Số ca mắc giảm dần từ cuối tháng 10 và trong tuần qua không còn ca nào xuất hiện.
Tại thị xã Điện Bàn, số ca mắc chiếm 48,8% số ca toàn tỉnh (1.450ca/2.969ca). So với cùng kỳ năm 2017, số ca mắc tăng 27,98% (1.450ca/1.133ca). Gia tăng số ca mắc tập trung chủ yếu tại các xã, phường Điện Thọ, Điện Ngọc, Điện Hòa, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Nam... và rơi vào các tháng 8, 9, 10 và 11. Số ca mắc giảm dần trong 3 tuần qua và đến thời điểm này, số ca mắc chỉ bằng 1/3 so với cả tháng 10 (164 ca/480ca).
Bác sĩ Văn cho hay, trong thời gian đến, Sở tiếp tục chỉ đạo công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh nhất là bệnh SXH tại các địa bàn trọng điểm, các dịch bệnh có thể gia tăng/phát sinh sau bão lụt, chuẩn bị và đảm bảo các nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh, phối hợp với các địa phương trong việc triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH nói riêng và các loại dịch bệnh khác nói chung.
C.Bính
Theo Dân trí
Đồng Tháp chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, trong quý 1 năm 2019, tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân ở địa phương này đã tăng 118,2% so với trung bình năm 2011-2015. Theo đó, số ca mắc cộng dồn tăng 126,28%, tăng 370 ca so với cùng kỳ năm 2018. Để chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và ngăn chặn dịch...