Bệnh nhân Singapore nhiễm cùng lúc cả virus corona và sốt xuất huyết
Một bệnh nhân người Singapore được cho là người đầu tiên trên thế giới nhiễm cùng lúc cả bệnh COVID-19 và sốt xuất huyết.
Theo Straits Times, bệnh nhân này là một phụ nữ 57 tuổi, ban đầu khi đến bệnh viện, bà được các bác sĩ chẩn đoán mắc sốt xuất huyết và được đưa vào điều trị ở khoa tổng hợp.
Tuy nhiên, sau khi xuất hiện các triệu chứng tổn thương hệ hô hấp, bà được xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus corona, sau đó được đưa ngay vào phòng cách ly. Lần xét nghiệm lại vào hôm 20/2 cho kết quả tương tự, và bệnh nhân được xác nhận mắc virus corona chủng mới (gây ra dịch Covid-19).
Bộ Y tế Singapore khẳng định không có sự nhầm lẫn, và đây là lần đầu tiên có một bệnh nhân mắc cùng lúc cả virus corona và sốt xuất huyết.
Tất cả những người được điều trị cùng khu với bệnh nhân này – khi bà được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết – đã được cách ly ở bệnh viện Ng Teng Fong.
Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm của Singapore, được đặt tại bệnh viện Tan Tock Seng, đang là nơi điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus corona. Ảnh: Straitstimes.
Những người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt và phát ban, nhưng không có triệu chứng về hô hấp. Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh Covid-19 bao gồm ho, sổ mũi, đau họng và khó thở.
Tới nay, Singapore ghi nhận 85 trường hợp nhiễm virus corona. Trường hợp mới nhất là một công dân Trung Quốc 36 tuổi nhưng gần đây không có lịch sử đi lại tới Trung Quốc.
37 ca nhiễm bệnh đã được chữa khỏi và xuất viện. Và hiện còn 48 trường hợp đang được điều trị. Có 4 ca trong tình trạng nguy kịch và đang được hồi sức tích cực.
Theo news.zing.vn
Vì sao Covid-19 có thể lây lan nhanh khủng khiếp đến vậy?
Đặc tính của virus và khả năng lây lan không có triệu chứng cho thấy Covid-19 nguy hiểm đến nhường nào.
Video đang HOT
Mỗi người mắc bệnh Covid-19 có thể lây cho ít nhất 3 hoặc 4 người khác. Đó là ước tính mức độ lây nhiễm của Covid-19 (nCoV) một cách " rất thận trọng" của tiến sĩ Asok Kurup, chủ tịch Hiệp hội tiến sĩ có chuyên môn bệnh truyền nhiễm, Học viện Y khoa, Singapore.
" Các con số còn có thể sẽ theo cấp số nhân", ông nói.
Sự bùng phát có vẻ giống như dịch bệnh hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) trong giai đoạn 2002-2003, nhưng đối với các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm như ông Kurup và tiến sĩ Leong Hoe Nam, họ biết rõ chủng virus corona mới này khác như thế nào.
" Khi đến gần hoặc nói chuyện, bạn có thể bị lây nhiễm bệnh, không giống như SARS", tiến sĩ Leong, người làm việc tại Trung tâm Chuyên gia Mount Elizabeth Novena cho biết.
Covid-19 rõ ràng ít gây chết người hơn nhưng dễ lây lan hơn Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). (Ảnh: CNA)
Trên thực tế, cơ chế lây nhiễm của Covid-19 gần giống với " H1N1 hay cúm" hơn là SARS, - Bộ trưởng Phát triển Quốc gia Singapore, đồng chủ tịch của Nhóm công tác liên Bộ về Covid-19 của Singapore, ngày 14/2 cho biết.
" Giống như cúm, các nhà nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra rằng, Covid-19 có thể lây nhiễm khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ. Do đó, Covid-19 có thể lây lan khá nhanh", - ông nói.
Sự lây lan dễ dàng này không chỉ có nghĩa là virus khó ngăn chặn hơn SARS, mà còn có nghĩa là quy mô lây nhiễm hiện tại có thể còn nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ.
"Sự lây lan chưa từng thấy"
Virus SARS lây nhiễm cho hơn 8.000 người và giết chết 774 người trên toàn thế giới trong vòng 9 tháng, nhưng Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 67.000 người - với hơn 1.500 người chết - chỉ trong 2 tháng.
67.100 ca nhiễm Covid-19, trong đó 1523 người thiệt mạng.
Vấn đề là, thời gian ủ bệnh - khoảng thời gian giữa phơi nhiễm và khởi phát triệu chứng - thường là từ 2 đến 7 ngày đối với bệnh nhân SARS. Và chúng hầu như chỉ truyền nhiễm khi chúng có triệu chứng, chẳng hạn như sốt hoặc ho. " Sự lây nhiễm của chúng thường chỉ xảy ra tốt nhất trong giai đoạn sau của bệnh, tức sau 7 ngày đầu tiên", - tiến sĩ Leong cho biết.
Trong khi đó, Covid-19 lại có thể lây lan bởi những người không có triệu chứng, nghĩa là những người không có dấu hiệu bị bệnh. Điều này có nghĩa là những người này có thể truyền virus trước khi phát bệnh mà không phát hiện được.
" Điều này cho phép virus lây lan rất nhanh, trên các vùng rộng lớn với nhiều, rất nhiều người. Đó là lý do khiến chúng ta đang chứng kiến những con số lây nhiễm lớn đến vậy". Tiến sĩ Leong gọi đó là một "sự lây lan chưa từng thấy".
Đồng thời, những bệnh nhân mà các tiến sĩ phát hiện nhiễm bệnh và điều trị chỉ là những người bệnh nặng nhất, chiếm " khoảng 10, 20%".
Số lượng lớn những người không có triệu chứng bị bệnh hoặc có các triệu chứng thứ yếu, ví dụ như cảm lạnh thông thường, có thể " nhiều hơn 4 lần so với số bệnh nhân mà chúng ta đang hiện đang thấy. Họ chính là những người phát tán virus", - tiến sĩ cảnh báo.
Bệnh nhân đến khám được đo nhiệt độ tại Bệnh viện.
Một vấn đề khác gây khó khăn cho các nỗ lực toàn cầu nhằm kiềm chế virus là du lịch quốc tế. Mặc dù có sự đình chỉ và hạn chế các chuyến bay đi và đến Trung Quốc, nhưng những điều này có thể không đủ để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
" Ngay cả khi bạn nói chúng ta không được để mọi người đến và đi Trung Quốc, vẫn có rất nhiều người đã bị nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc. Và những người này vẫn đang đi du lịch. Do đó, chúng ta vẫn dễ bị tổn thương", - tiến sĩ Kurup chỉ ra.
Điều này có nghĩa là nhiều người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng trên khắp thế giới có thể vẫn đang đi du lịch và việc truyền bệnh là hoàn toàn có khả năng. " Đến giờ, chúng ta vẫn chưa biết cách thức lây lan và truyền nhiễm của chúng như thế nào", - ông nói.
Phong tỏa Hồ Bắc liệu có đúng? (Ảnh: CNA)
Phong tỏa Hồ Bắc liệu có đúng?
Trong khi số lượng các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc có thể đang ổn định, sự chậm lại rõ rệt của việc lây lan dịch bệnh này cần được xem xét " cực kỳ thận trọng", - Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus mới đây cho biết. " Sự tăng nhanh trở lại vẫn có thể xảy ra theo bất kỳ hướng nào", - ông nói.
Để cố gắng ngăn chặn sự lây lan của virus, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng các biện pháp như đặt thành phố Vũ Hán - với dân số 11 triệu người - vào tình trạng cách ly, phong tỏa các lối ra vào thành phố và đóng cửa giao thông công cộng.
" Thực tế việc các quan chức chính phủ Trung Quốc buộc phải làm điều đó cho tôi biết rằng họ không còn cách nào khác", - tiến sĩ Leong nói.
Điều đó cũng khiến ông tin rằng, nhiều người đã bị ốm nhanh chóng, " họ sẽ rời khỏi Vũ Hán trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán của Trung Quốc, và từ đó, sự lây lan thậm chí sẽ còn lớn hơn rất nhiều".
" Trông có vẻ là rất vô tâm, có vẻ như kỳ lạ, nhưng việc phong tỏa là điều đúng đắn. Thành phố đang hy sinh vì lợi ích của quốc gia này và vì thế giới", - ông cho biết thêm.
Việc phong tỏa sau đó được mở rộng sang các thành phố khác ở Hồ Bắc, một tỉnh có gần 60 triệu dân. Và ngay cả khi những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus đi đúng hướng, thì vẫn chưa rõ liệu đỉnh điểm dịch bệnh đã gần hay chưa.
" Nếu trong kịch bản tốt nhất, nó có khả năng sẽ dẫn đến giảm số lượng người nhiễm bệnh. Nhưng tôi vẫn còn nhìn thấy khả năng các trường hợp nhiễm bệnh đang tăng lên và tỷ lệ tử vong cũng vậy", - tiến sĩ Kurup nói.
" Cho đến khi và trừ khi chúng ta thấy những con số đó giảm đi, chúng ta không thể dự đoán những gì sẽ xảy ra trong khu vực. Do đó, chúng ta cần chờ thêm", - ông kết luận.
VĂN ĐỨC (Nguồn: CNA)
Theo vtc.vn
Bệnh nhân được chữa khỏi cúm corona: 'Tôi chỉ nghĩ mình bị cảm lạnh thông thường' "Thông qua trải nghiệm lần này, tôi cảm thấy rằng, mỗi con người nên học cách tôn trọng thiên nhiên, quan tâm và yêu thương các sinh vật dù lớn hay nhỏ" - bệnh nhân chia sẻ. Một phụ nữ từ Vũ Hán xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới ở Singapore cho biết, ban đầu bà nghĩ mình chỉ bị...