Bệnh nhân phi công ổn định sau hai ngày cai ECMO
Sau hai ngày ngưng can thiệp ECMO, sức khỏe bệnh nhân phi công ổn định, phổi hồi phục gần 60%.
Tiểu ban điều trị Covid-19, Bộ Y tế, chiều 5/6 đánh giá tình trạng bệnh nhân còn nặng dù đã ngưng được ECMO. Anh cần nhiều tuần để cai máy thở và phục hồi chức năng vận động. Trong quá trình hồi phục, bệnh nhân có thể bị những đợt nhiễm trùng mới.
Bệnh nhân hiện tỉnh. Sức cơ tứ chi vẫn ở mức hoạt động chi trên 3/5, chi dưới 2/5. Tình trạng viêm phổi do vi khuẩn Burkholderia cenocepacia khả quan hơn, đờm đã chuyển từ dạng mủ sang loãng trong. Đặc biệt, phổi phục hồi được gần 60%.
Tình trạng trướng bụng có thể do dùng kháng sinh liều cao, phổ rộng nhiều ngày gây loạn khuẩn ruột.
Hiện, bệnh nhân vẫn thở máy, kết hợp dùng kháng sinh, truyền kháng đông liên tục, được tập vật lý trị liệu ngày hai lần, tăng cường dinh dưỡng bằng cách nuôi ăn qua tĩnh mạch. Bệnh nhân có vết loét vùng cùng cụt do nằm lâu ngày, bác sĩ đang chăm sóc tổn thương.
Video đang HOT
Bệnh nhân phi công tại Bệnh viện Chợ Rẫy sau ngưng can thiệp ECMO. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Hội chẩn cấp quốc gia chiều 4/6, các chuyên gia cho rằng bệnh nhân diễn biến tốt hơn nhiều “nhưng chưa thể nói trước được chắc chắn điều gì”. Bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi điều trị nội khoa, đảm bảo dinh dưỡng, theo dõi chỉ số miễn dịch và tình trạng nhiễm trùng.
Các chuyên gia xác định cố gắng điều trị để phổi bệnh nhân tăng diện tích thông khí. Phương án ghép phổi vẫn được chuẩn bị để có thể sẵn sàng tiến hành khi đủ điều kiện.
Phi công Anh được ghi nhận mắc Covid-19 hôm 18/3, là “ bệnh nhân 91″. Sáng 6/4, do tình trạng suy hô hấp nặng, bệnh nhân được can thiệp ECMO. Anh này béo phì, mắc hội chứng phản ứng miễn dịch dữ dội, rối loạn đông máu nặng, các bác sĩ phải đặt mua thuốc từ nước ngoài về điều trị.
Bệnh nhân hiện đã hết nCoV, điều trị tiếp tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh nhân phi công chưa thể ghép phổi ngay
Các chuyên gia y tế đầu ngành hội chẩn liên bệnh viện hôm nay đánh giá "bệnh nhân 91" vẫn trong tình trạng nguy kịch, chưa thể ghép phổi ngay.
Cuộc hội chẩn trực tuyến liên việc đánh giá khả năng ghép phổi cho bệnh nhân phi công người Anh, diễn ra tại Trung tâm điều hành chẩn đoán, điều trị bệnh nhân nặng mắc Covid-19, tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế.
Các chuyên gia hội chẩn từ bệnh viện Việt Đức, Đa khoa Trung ương Huế, Chợ Rẫy, Bệnh Nhiệt đới TP HCM cùng Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
Hội đồng chuyên môn nhận định bệnh nhân chưa thể ghép phổi ngay do tình trạng nhiễm trùng phổi nặng, hai phổi đông đặc, sử dụng máy thở không hiệu quả, phải can thiệp ECMO (hệ thống oxy hóa màng ngoài cơ thể), lọc máu. Bên cạnh đó, việc ghép phổi phải phụ thuộc vào nguồn tạng, độ tương thích giữa phổi của người hiến và người được ghép.
Bộ Y tế đề xuất chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị nội khoa tích cực và sẽ tiếp tục đánh giá khả năng ghép phổi.
Các chuyên gia hội chẩn trực tuyến đánh giá khả năng ghép phổi cho phi công người Anh ngày 10/5. Ảnh: Lê Hảo.
Bệnh nhân phi công Anh, 43 tuổi, bị béo phì, rối loạn đông máu, mắc hội chứng "bão cytokine" (hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng cytokine chống lại cơ thể). Kể từ khi nhập viện, bệnh nhân bị sốt cao liên tục, suy hô hấp tăng dần, diễn biến xấu. Bệnh nhân kháng toàn bộ loại thuốc chống rối loạn đông máu đang sử dụng trong nước, Bộ Y tế phải mua thuốc từ nước ngoài để điều trị.
Đây là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất Việt Nam.
Hội đồng chuyên môn điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bộ Y tế cân nhắc phương án ghép phổi cho bệnh nhân. Phổi ghép được lấy từ người cho chết não hoặc người cho sống là nhân thân của bệnh nhân.
Tới ngày 9/5, bệnh nhân vẫn xét nghiệm dương tính nCoV.
Bệnh nhân phi công dương tính nCoV sau 5 lần âm tính Mẫu bệnh phẩm phết mũi họng "bệnh nhân 91" ngày 7/5 dương tính với nCoV, trong khi xét nghiệm dịch rửa phế quản, nước bọt, trực tràng âm tính. Năm lần xét nghiệm trước đó với mẫu bệnh phẩm lấy từ 5 vị trí trong cơ thể bệnh nhân, tất cả đều liên tiếp âm tính. Hiện men gan bệnh nhân tăng, xét...